Ngày hội văn hóa Tây Bắc: “Khảo cổ” những hiện vật xa xưa
Những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc Tây Bắc từ trang phục, ẩm thực, điệu múa, tiếng hát…mang đến một bức tranh đa sắc màu, lôi cuốn hàng ngàn du khách thập phương đến thăm quan, chiêm ngưỡng. Đặc biệt, đối với những ai có sở thích sưu tầm, ngắm những vật dụng ở nông thôn thời xa xưa thì đây là một cơ hội tốt.
Đó là hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XIV năm 2019, tổ chức tại tỉnh Sơn La, diễn ra trong thời gian 3 ngày tại thành phố Sơn La (từ ngày 18 – 20/8). Tại Lễ hội trưng bày 7 gian trại văn hóa đại diện cho 7 tỉnh miền núi Tây Bắc như: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hòa Bình, Phú Thọ…
Các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc vùng Tây Bắc trong nền văn hóa thống nhất, đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
Không gian trưng bày quy tụ nhiều hình ảnh lẫn hiện vật về những giá trị sinh hoạt văn hóa cộng đồng của các dân tộc Tây Bắc, nhằm quảng bá, giới thiệu những sản phẩm văn hóa truyền thống đặc trưng ở mỗi địa phương.
Ngày hội với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc vùng Tây Bắc trong thời kỳ hội nhập và phát triển bền vững đất nước”.
Video đang HOT
Đến với không gian trưng bày các gian hàng, ngoài việc được chiêm ngưỡng các sản phẩm văn hóa truyền thống các địa phương, du khách còn được tham gia thưởng thức các món ăn ẩm thực đặc trưng của đồng các dân tộc đến từ 7 tỉnh Tây Bắc; các tiết mục văn hóa nghệ thuật quần chúng; trình diễn trang phục dân tộc; các nghi thức sinh hoạt văn hoá truyền thống dân tộc của công đồng dân tộc Tây Bắc…
Mỗi gian trại mang một sắc màu riêng mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm hấp dẫn và hiểu nhiều hơn về phong tục, tập quán, nét sinh hoạt của đồng bào Tây Bắc. Từ đó, làm tăng thêm tình đoàn kết, gắn bó các dân tộc trên các vùng miền xích lại gần nhau hơn.
Đây là dịp để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên quần chúng giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, ý thức trong việc bảo tồn, phát huy các gía trị văn hóa truyền thống của các dân tộc vùng Tây Bắc trong thời kỳ đổi mới của đất nước, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam.
Trong thời gian diễn ra ngày hội sẽ là chuỗi các hoạt động văn hóa nghệ thuật quần chúng của các dân tộc vùng Tây Bắc.
Các sản phẩm thổ cẩm đặc trưng các dân tộc đương trưng bày tại các gian trại.
Những hiện vật, sản phẩm văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Bắc được lưu giữ, trưng bày tại các gian trại.
Theo Danviet
Sơn La: Tưng bừng ngày hội văn hóa, thể thao, du lịch vùng Tây Bắc
Tối 18/8, tại Trung tâm hôi nghị tỉnh Sơn La đã diễn ra Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XIV năm 2019, với sự tham dự của đông đảo cán bộ, nhân dân các dân tộc đến từ 7 tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình.
Lễ khai mạc diễn ra trong không khí tưng bừng, nhộn nhịp với nhiều tiết mục văn nghệ múa, hát vô cùng đặc sắc, ý nghĩa, mang đậm bản sắc văn hóa cộng đồng các dân tộc Tây Bắc. Ngày hội là dịp khơi gợi, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc vùng Tây Bắc trong thời kỳ hội nhập và phát triển bền vững đất nước. Qua đó, tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc vùng Tây Bắc trong nền văn hóa thống nhất, đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
Các tiết mục văn nghệ chào mừng biểu diễn tại buổi lễ khai mạc.
Phát tại buổi lễ, bà Trịnh Thị Thủy, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng Ban chỉ đạo Ngày hội cho biết: Tây Bắc có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng của đất nước, là vùng phên dậu của Tổ quốc. Tây Bắc có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nên thơ và hùng vĩ, là địa bàn sinh sống của hơn 30 dân tộc anh em. Người dân Tây Bắc hiền hậu, chất phác mà anh dũng, kiên cường và thủy chung, son sắt. Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa đặc trưng, thể hiện qua trang phục, qua lễ hội, qua các làn điệu dân ca dân vũ, văn hóa ẩm thực... góp phần tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
Bà Trịnh Thị Thủy phát biểu tại buổi lễ.
"Những giá trị văn hóa đặc sắc các dân tộc Tây Bắc không chỉ được tái hiện trong khuôn khổ các hoạt động của Ngày hội, mà những làn điệu dân ca dân vũ, các lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian vô cùng đặc sắc này sẽ luôn được ngân vang ở khắp bản làng, trong các sinh hoạt cộng đồng, làm phong phú thêm đời sống tinh thần, tạo thành sức mạnh, gắn chặt tình đoàn kết của đồng bào Tây Bắc với đồng bào các dân tộc trên mọi miền Tổ quốc trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước", bà Thủy cho biết thêm.
Đông đảo nhân dân các dân tộc tham dự lễ khai mạc.
Trước đó, trong khuôn khổ ngày hội đã diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn như: Triển lãm ảnh nghệ thuật về văn hóa - du lịch với chủ đề "Sắc màu Tây Bắc"; trại văn hóa trưng bày, giới thiệu không gian văn hóa, nghề truyền thống, trang phục, nông cụ trong lao động, các vật dụng trong đời sống sinh hoạt của các dân tộc vùng Tây Bắc; trưng bày, giới thiệu ẩm thực truyền thống địa phương; Kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ, tung còn, tu lu, việt dã.
Sắc màu cộng đồng các dân tộc Tây Bắc.
Những tiết mục văn nghệ múa sạp được trình diễn đẹp mắt thu hút đông đảo người xem.
Theo Danviet
Khoảnh khắc đám đông chen lấn giật 'cô hồn' Rằm tháng 7 ở Sài Gòn khiến nhiều người lắc đầu ngao ngán Theo phong tục ngày Rằm tháng 7, nhiều gia đình thường bày mâm cỗ cúng "cô hồn". Trong đó, cảnh chen lấn giật '"ô hồn" ngày càng trở nên "xấu xí", một số thanh niên bất chấp để lấy được đồ cúng, khiến nhiều người phải lắc đầu ngao ngán. Theo phong tục Rằm tháng 7 (15/7 âm lịch) được coi là ngày...