Ngày “hồi sinh” của 3 phụ nữ bị bán sang Trung Quốc
“Chúng tôi chỉ biết nói ngàn lời cảm ơn các anh cán bộ chiến sỹ Đồn Biên phòng Thông Thụ. Cảm ơn các anh, những người như sinh chúng tôi ra lần thứ hai trên cõi đời này… Cảm ơn những người lính Cụ Hồ sống và chiến đấu vì nhân dân, vì sự bình yên trên các nẻo biên cương”.
Bức thư dù diễn đạt không được gãy gọn, tròn trịa nhưng chứa đựng tấm lòng biết ơn của 3 người phụ nữ bản Lốc (xã Thông Thụ, Quế Phong, Nghệ An) dành cho các chiến sĩ biên phòng đóng quân trên địa bàn. Chính những người lính quân hàm xanh này đã cứu họ trở về từ bên kia biên giới, sau khi sa vào tay của bọn tội phạm mua bán người.
Lô Thị H., Lô Thị T. và Hà Thị C. thời điểm được giải cứu (ảnh tư liệu)
Ký ức kinh hoàng của 3 người phụ nữ vùng biên
Đã 3 năm trôi qua nhưng nỗi kinh hoàng vẫn hiển hiện trên gương mặt chị Lô Thị H., Lô Thị T. và Hà Thị C. (đều trú bản Lốc, xã Thông Thụ) mỗi khi nhắc tới quãng thời gian bị sang Trung Quốc, trở thành món hàng cho những lão nông nghèo không đủ tiền cưới vợ.
Khoảng 8h 10/4/2016 có hai người lạ đến nhà chị Lô Thị H., giới thiệu là đang đi tuyển dụng lao động cho một công ty ở Trung Quốc. Hai người này cho biết đây là một công ty lớn, chuyên thêu váy của đồng bào, công việc nhàn hạ, ngày làm 4-5 tiếng đồng hồ nhưng lương rất cao. Người mới vào được trả 6-7 triệu, ai làm tốt có thể kiếm được 10 triệu đồng. Công ty bao ăn ở toàn bộ, 3 tháng được về thăm nhà một lần.
Lúc đầu chị H. không đồng ý đi nhưng họ thuyết phục mãi, lại biết chị Lô Thị T., Hà Thị C. ở trong bản cũng đồng ý đi nên chị H. xiêu lòng. Nghĩ sang đó, nếu công việc không như ý thì về nên cả ba thống nhất không thông báo với gia đình. Sau này ổn định công việc, có tiền thì gọi điện về thông báo cũng không muộn.
Đại diện BĐBP Nghệ An bàn giao các nạn nhân sau khi giải cứu thành công cho chính quyền địa phương và gia đình (ảnh tư liệu)
Ngày 18/4/2016, ba phụ nữ bản Lốc theo chân hai người lạ sang Trung Quốc. Sau khi bắt xe khách xuống TP.Vinh, cả nhóm đi ô tô ra Móng Cái (Quảng Ninh). Vượt qua lối mòn, họ đặt chân sang Trung Quốc. Thay vì đến công ty như lời hứa hẹn trước đó thì cả ba được đưa tới một vùng hẻo lánh thuộc miền núi nằm sâu trong nội địa nước bạn.
Họ bị nhốt trong một phòng chật chội, ẩm thấp và luôn có người canh gác ở ngoài. Hai người đi cùng họ cũng biến mất mà thay vào đó là một người đàn ông to cao, tướng dữ tợn. Lúc này ba người phụ nữ mới biết mình bị lừa. Hàng ngày có mấy người đàn ông luống tuổi đến, xì xào gì đó với người to cao kia, họ mới lờ mờ hiểu rằng mình sắp bị bán làm vợ những người đàn ông nghèo, ế vợ bên này.
Video đang HOT
Không đồng ý, ba người bị đánh đập, bỏ đói. Ý định bỏ trốn bị người đàn ông cao to kia chặn đánh bằng những trận đòn thừa sống thiếu chết. Không ép được 3 phụ nữ này chấp nhận bán mình làm vợ cho đàn ông Trung Quốc, người đàn ông kia bảo 3 nạn nhân thông báo cho người nhà mang tiền sang chuộc, mỗi người 40 triệu.
Giữa lúc tuyệt vọng đến cùng quẫn thì như một phép màu, ngày 10/5/2016, ba người phụ nữ bản Lốc được bộ đội biên phòng Việt Nam giải cứu thành công.
Cảm ơn các anh, những người lính biên phòng
Sau khi chị H., chị T. và chị C. biến mất, điện thoại không liên lạc được, gia đình đã báo lên Đồn biên phòng Thông Thụ và các cơ quan chức năng nhờ giúp đỡ. Nhận được trình báo, Đồn Biên phòng Thông Thụ tổ chức xác minh sàng lọc thông tin, báo cáo Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Nghệ An.
Cán bộ chiến sĩ Đồn BP Thông Thụ tới thăm và hướng dẫn người dân phát triển kinh tế, thực hiện dự án xóa đói giảm nghèo
Qua công tác điều tra cho thấy, 3 phụ nữ bản Lốc bị một người phụ nữ người Mông (Lào) và một người phụ nữ quê huyện Quế Phong đưa ra khỏi địa bàn, khả năng đưa sang Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc rộng lớn, biết ở đâu mà tìm. Trong lúc công tác điều tra gặp khó thì gia đình các nạn nhân nhận được điện thoại từ bên kia biên giới, bảo chuẩn bị 40 triệu đồng để chuộc người về.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, các trinh sát biên phòng phát hiện 3 nạn nhân đã được đưa vào sâu trong nội địa Trung Quốc, cách khu vực cửa khẩu Móng Cái hàng nghìn km. Phương án giải cứu các nạn nhân nhanh chóng được Đồn Biên phòng Thông Thụ phối hợp với Phòng phòng chống ma túy và tội phạm BĐBP tỉnh thống nhất.
Đầu tháng 5/2016, tổ công tác và thân nhân các nạn nhân đã có mặt tại Quảng Ninh, phối hợp với lực lượng biên phòng Móng Cái triển khai phương án đã thống nhất. Ngày 10/5/2016, theo thỏa thuận với gia đình các nạn nhân, đối tượng đưa 3 phụ nữ này đến sát biên giới giữa hai nước để nhận tiền chuộc.
Bộ đội biên phòng Thông Thụ giúp dân trồng lúa nước
Phát hiện bị lực lượng chức năng bao vây, lợi dụng địa hình biên giới hiểm trở đối tượng nhanh chân lẩn trốn vào rừng. Chị Lô Thị H., Lô Thị T. và Hà Thị C. được giải cứu thành công, đưa về Nghệ An, bàn giao cho gia đình.
2 tuần sau, Đồn Biên phòng Thông Thụ nhận được bức thư viết tay của các chị Lô Thị H., Lô Thị T. và Hà Thị C. Nét chữ còn nguệch ngoạc, diễn đạt chưa thực sự lưu loát nhưng đó là cách mà những người phụ nữ miền núi này tri ân những người lính đóng quân trên địa bàn.
“ Khi bị bán sang Trung Quốc, chúng tôi không dám hi vọng sẽ được trở về Việt Nam, trở về với những người thân của mình. Chúng tôi chỉ biết nói ngàn lời cảm ơn các anh cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ. Cảm ơn các anh, những người như sinh chúng tôi ra lần thứ hai trên cõi đời này… Cảm ơn những người lính Cụ Hồ sống và chiến đấu vì nhân dân, vì sự bình yên trên các nẻo biên cương… Cầu chúc các anh luôn mạnh khỏe, nắm chắc tay súng và là chỗ dựa vững chắc cho những người dân ở địa đầu Tổ quốc như chúng tôi“, bức thư viết.
Hoàng Lam
Theo Dantri
Dân xứ Nghệ nô nức thu tiền tỷ từ loài chè được ví đắt như vàng ròng
Miền tây xứ Nghệ những ngày này mưa lạnh bao trùm, thế nhưng người dân ở các xã Thông Thụ, Tiền Phong, Châu Kim, Hạnh Dịch, Đồng Văn... của huyện Quế Phong vẫn náo nức rủ nhau vào rừng hái chè hoa vàng. Giá loại chè này hiện dao động từ 1,5 - 5 triệu đồng/kg, giúp người dân thu gần chục tỷ đồng mỗi năm.
Chè đắt như "vàng ròng"
Theo tiếng Thái, chè hoa vàng được gọi là cỏ "tắp quái", một loại cây thân gỗ nhỏ cao từ 2 - 5m, giống với cây chè. Cây chè hoa vàng thường sinh trưởng và phát triển trên những vùng núi cao, mùa ra hoa của chúng kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau (âm lịch). Hoa chè có màu vàng, đỏ và trắng (phần lớn là màu vàng), với đường kính 5 - 6cm nên được người dân gọi là chè hoa vàng.
Người dân huyện Quế Phong phơi khô chè hoa vàng để bán lại cho thương lái. Ảnh: Mỹ Hà
Trao đổi với phóng viên, ông Mong Văn Nga- Chủ tịch Hội đông y huyện Quế Phong cho biết: "Chè hoa vàng có tác dụng giúp hưng phấn thần kinh, lợi tiểu mạnh, giải độc gan và thận, ngăn ngừa xơ vữa động mạch máu, ức chế và tiêu diệt vi khuẩn, giúp hạ huyết áp, phòng ngừa ung thư và ức chế sự phát triển của các khối u khác. Ngoài ra, lá chè còn có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và duy trì trạng thái bình thường của tuyến giáp".
Trao đổi với phóng viên Báo NTNN, anh Sầm Văn Hưng - Phó Trưởng phòng NNPTNT huyện Quế Phong cho hay: "Huyện có diện tích rộng lớn, nhưng cây chè hoa vàng chỉ mọc ở các xã Đồng Văn, Thông Thụ, Hạnh Dịch, Tiền Phong, Mường Nọc, Châu Kim, các xã khác không có. Năm 2012, cây chè hoa vàng được phát hiện và công bố có nhiều giá trị khoa học, chứa hàng trăm thành phần dinh dưỡng, là loại dược liệu quý.
Vừa qua, tại xã Đồng Văn, Sở KHCN tỉnh Nghệ An đã tổ chức xây dựng vườn ươm cây chè hoa vàng tại khu vực lòng hồ thủy điện Hủa Na, với kỳ vọng sẽ tạo ra nguồn cây giống để giúp bảo tồn nguồn gen và cung cấp cho người dân địa phương".
Do chè hoa vàng có giá trị kinh tế lớn nên tháng 4.2016, UBND huyện Quế Phong đã đưa loài cây này vào đề án bảo tồn và phát triển cây dược liệu có giá trị kinh tế cao giai đoạn 2016 - 2020. Mục tiêu của đề án là đến năm 2020, phấn đấu trồng được 5ha cây chè hoa vàng. Riêng năm 2017 mục tiêu trồng được 1ha, nhưng hết năm mới trồng được 0,5ha do gặp nhiều khó khăn.
Bà Lương Thị Lan (bản Na Chạng, xã Tiền Phong) cho biết: "Gần 1 tháng nay, từ sáng sớm cả gia đình tôi 5 người đã xách gùi, mang theo cơm nắm lên núi để thu hái chè hoa vàng. Nếu may mắn gặp khu vực có nhiều cây thì một ngày cũng thu hái được 0,8 - 1kg hoa, bán được hơn 1 triệu đồng".
Bà Lan cho biết: "Sau khi thu hái được chè hoa vàng, người dân cho vào ống tre nứa, dùng lá cây nút lại để đảm bảo bông hoa luôn tươi ngon. Do người dân địa phương không có dụng cụ và công nghệ để chế biến nên thường bán nguyên liệu tươi cho thương lái".
Ông Võ Khánh Toàn- Chủ tịch UBND xã Tiền Phong cho biết: "Do có giá trị kinh tế lớn nên những ngày này, nhiều người dân trong khu vực rủ nhau lên rừng thu hái chè hoa vàng. Gần đây, một số hộ dân đã mang giống cây này từ trên rừng về trồng ở vườn nhà, nhưng tỷ lệ sống không cao".
Trò chuyện với bà Sầm Thị Thanh- chủ cơ sở Thanh Hải chuyên thu mua, chế biến chè hoa vàng và các loại dược liệu, địa chỉ tại khối 1, thị trấn Kim Sơn, huyện Quế Phong, được biết: "Giá thu mua của chè hoa vàng tùy thuộc vào chất lượng sản phẩm. Loại 1 có giá từ 3 - 5 triệu đồng/kg, loại 2 từ 2 - 3 triệu đồng/kg, loại 3 từ 1,5 - 2 triệu đồng/kg.
Còn hoa chè khô có giá từ 5 - 8 triệu đồng/kg, loại đã qua chế biến có thể lên đến 12 triệu đồng/kg. Người dân đi thu hái trên núi về thường mang đến các cơ sở thu mua để bán ngay trong ngày, như vậy mới đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất".
Ngoài cơ sở của bà Thanh, tại huyện Quế Phong còn có 4 cơ sở chế biến thô và một nhà máy thu mua sản phẩm chè hoa vàng từ người dân. Các cơ sở sau khi mua chè từ người dân sẽ tiến hành phân loại và sơ chế, bán lại cho các thương lái để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Chè hoa vàng bị thu mua kiểu tận diệt?
Những năm gần đây, trước mùa chè hoa vàng ra hoa, thương lái các nơi lại tìm về địa phương thu mua cả gốc, thân và lá của cây chè hoa vàng, với giá khá cao từ 30.000 - 70.000 đồng/kg. Do điều kiện kinh tế khó khăn và nhận thức hạn chế, nhiều bà con nông dân đã kéo nhau lên núi tìm đào cả gốc, mang cả thân và lá cây chè hoa vàng về bán cho tư thương, khiến cây dược liệu quý hiếm này có nguy cơ bị tận diệt.
Trước tình hình đó, ngày 27.3.2017, UBND huyện Quế Phong đã ban hành công văn hỏa tốc gửi UBND các xã, thị trấn, các phòng, ngành liên quan và các chủ rừng trên địa bàn về việc tăng cường tuyên truyền, quản lý và bảo vệ cây chè hoa vàng.
Bà Lương Thị Đào - Phó Chủ tịch UBND xã Hạnh Dịch cho biết: "UBND xã đã tổ chức họp dân để tuyên truyền, nhiều hộ đã ký cam kết khai thác đúng cách và bảo vệ cây chè hoa vàng. Xã cũng đang tiến hành quy hoạch, bảo tồn gần 3ha cây chè hoa vàng tại khu vực rừng do xã quản lý".
Theo thống kê của các cơ quan chức năng huyện Quế Phong, mỗi vụ ra hoa, người dân trên địa bàn huyện thu hái được khoảng 5 tấn nguyên liệu, thu nhập gần 10 tỷ đồng.
Theo Danviet
Người đàn ông bị gấu hoang tấn công khi hái lá dong Tết Sau buổi hái lá dong rừng, anh Hân (Nghệ An) trở về nhà thì gặp con gấu hoang. Nạn nhân phải nằm sấp giả chết khi bị nó tấn công. Sáng 5.2, anh Sầm Văn Hân, trú xã Quang Phong (Quế Phong, Nghệ An) một mình vào rừng trên địa bàn lấy lá dong về bán Tết. Tới chiều, khi từ rừng trở...