Ngày hội đua tài của những người trồng vải thiều Hải Dương
Ngày 31/5, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương và UBND huyện Thanh Hà tổ chức hội thi “Vải thiều Thanh Hà – Tinh hoa văn hóa xứ Đông”.
Phần thi so tài nhà nông của các đội. Ảnh: Mạnh Tú/TTXVN
Tham dự hội thi có 3 đội gồm 15 thành viên là những hộ trồng vải thiều đến từ các xã Thanh Sơn, Thanh Xá và Thanh Quang (huyện Thanh Hà). Đây là những vùng trồng vải tiêu biểu của huyện Thanh Hà. Hội thi gồm hai phần: thi thực địa chấm vườn vải đã triển khai trước đó và phần sân khấu hóa.
Đánh giá cao ý tưởng tổ chức hội thi, ông Hoàng Văn Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho rằng, hội thi là ngày hội đua tài của những người trồng vải thiều xuất khẩu. Đây vừa là cơ hội cho nông dân giao lưu, học hỏi, nâng cao kiến thức về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, đóng gói sản phẩm tiên tiến, hội thi cũng là dịp để người nông dân hiểu thêm về lịch sử, văn hóa, tiềm năng, thế mạnh của sản phẩm đặc sản tại địa phương.
Phần thi sân khấu hóa gồm 4 nội dung chào hỏi, kiến thức, giải ô chữ và so tài nhà nông. Ở phần chào hỏi, các đội thi cử tối đa 15 thí sinh với thời gian tối đa 12 phút giới thiệu nét đẹp của quê hương và việc sản xuất vải thiều ở địa phương mình.
Các phần thi kiến thức thể hiện sự am hiểu của các đội thi về lịch sử, quá trình sản xuất vải thiều vải thiều tại vùng đất Thanh Hà, kỹ thuật chăm sóc vải đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu…
Video đang HOT
Ở phần so tài nhà nông, mỗi đội thi được chuẩn bị 20kg vải tươi còn cành, cuống và 20 hộp đựng vải, các dụng cụ đóng gói và tem nhãn để thực hành phần cắt, phân loại quả vải, đóng hộp, dán tem nhãn đảm bảo tiêu chí về kỹ thuật, mỹ thuật trong thời gian 10 phút.
Kết quả phần thi sân khấu hóa, giải nhất thuộc về xã Thanh Quang. Các giải phụ: đội có phần thi so tài nhà nông ấn tượng nhất thuộc về xã Thanh Sơn; đội có phần chào hỏi ấn tượng nhất thuộc về xã Thanh Quang. Phần thi thực địa, đội thi xã Thanh Xá giành giải đội có vườn vải đẹp nhất. Chung cuộc, giải nhất thuộc về đội xã Thanh Xá, giải nhì xã Thanh Quang, giải ba xã Thanh Sơn.
Anh Phạm Văn Kiền, đội trưởng đội thi xã Thanh Xá chia sẻ: “Chúng tôi rất phấn khởi khi các cấp, các ngành quan tâm quảng bá quả vải của quê hương Thanh Hà, tổ chức hội thi như hôm nay. Tham gia hội thi, chúng tôi mong sẽ góp phần giúp cho quả vải thiều không chỉ nổi tiếng của riêng vùng đất Hải Dương mà còn của cả Việt Nam nói chung”.
Theo ông Vũ Việt Anh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương, Trưởng Ban tổ chức hội thi, Thanh Hà là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi. Nông dân có nhiều kinh nghiệm làm nông nghiệp. Được nuôi dưỡng bởi phù sa của các con sông và chăm sóc bởi những người nông dân giàu kinh nghiệm và ứng dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến vào sản xuất, sản phẩm vải thiều Thanh Hà ngày càng nâng cao về chất lượng.
Trao vườn vải đẹp nhất cho đội xã Thanh Xá. Ảnh: Mạnh Tú/TTXVN
Vải thiều Thanh Hà được cấp chứng nhận “Chỉ dẫn địa lý” từ năm 2007. Đến nay, vải thiều Thanh Hà đã được nhiều tổ chức trong nước và quốc tế vinh danh về chất lượng và an toàn thực phẩm. Sản phẩm vải thiều Thanh Hà có sức tiêu thụ mạnh trong nước và được xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Australia, Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc, EU, Nhật Bản và các nước Trung Đông và chinh phục thị hiếu của người tiêu dùng các quốc gia này. Sản lượng xuất khẩu vải thiều tăng đều theo hàng năm.
Với mong muốn tăng cường quảng bá và tôn vinh các giá trị của vải thiều Thanh Hà, một sản vật xứ Đông, ban tổ chức cho biết những năm tiếp theo sẽ đổi mới cách thức tổ chức hội thi và mở rộng phạm vi để có thêm nhiều xã trong huyện được tham gia hơn. Qua đó, thúc đẩy việc nâng cao chất lượng, thương hiệu quả vải thiều và tăng hiệu quả tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm này.
Thu hồi đất để xây dựng khu dân cư tại huyện Thanh Hà, Hải Dương
Ngày 26/4, UBND huyện Thanh Hà (Hải Dương) đã tổ chức cưỡng chế, thu hồi đất đối với 11 hộ gia đình ở xã Cẩm Chế để xây dựng khu dân cư phía Bắc thị trấn Thanh Hà (giai đoạn 1).
Lực lượng chức năng tiến hành cưỡng chế, thu hồi đất tại xã Cẩm Chế, huyện Thanh Hà (Hải Dương).
Theo lãnh đạo UBND huyện Thanh Hà, dự án Khu dân cư phía Bắc thị trấn Thanh Hà là dự án tạo nguồn đầu tư cho các công trình trong Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020 của huyện, là công trình trọng điểm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV nhiệm kỳ 2015-2020. Đến nay, do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng nên dự án chưa thực hiện được, chậm tiến độ hơn 4 năm, gây lãng phí nguồn lực, mất cơ hội đầu tư và an toàn giao thông cho tuyến đường 390B.
Theo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư huyện Thanh Hà, để thực hiện dự án, từ ngày 16/4/2018, các cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm kê đất đai, tài sản, cây cối, hoa màu đối với 92/92 hộ gia đình, cá nhân (89 hộ có đất và 3 hộ có tài sản). Qua đó, UBND huyện Thanh Hà đã ra quyết định thu hồi đất và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ thành 6 đợt, diện tích 28.606m2 nằm trong ranh giới thu hồi và 1.790m2 đất còn lại của các hộ gia đình không đủ điều kiện canh tác đề nghị thu hồi hết, với số tiền đền bù phê duyệt là trên 16 tỷ đồng. Đến nay, đã có 81 hộ nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư với tổng số tiền là trên 11,7 tỷ đồng; còn lại 11 hộ chưa nhận tiền đền bù với tổng số tiền là trên 4,3 tỷ đồng, tương ứng với diện tích 5.432 m2.
Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Thanh Hà Hoàng Thị Thúy Hà, UBND huyện đã thực hiện quy trình, trình tự thu hồi đất bảo đảm đúng quy định của pháp luật về thẩm quyền ký quyết định cũng như hình thức quyết định thu hồi đất. Huyện cũng đã xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với người dân có đất bị thu hồi theo đúng Luật Đất đai và các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường về xác định giá bồi thường khi thu hồi đất; Quyết định của UBND tỉnh Hải Dương về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.
Sau khi các cơ quan chức năng tuyên truyền, vận động, nhiều lần tổ chức đối thoại, giải thích, trả lời kiến nghị đã có 81 hộ đồng tình, ủng hộ; chỉ còn 11 hộ gia đình, cá nhân không chấp hành nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng. Các hộ dân không chấp hành nhận tiền bồi thường chủ yếu kiến nghị Nhà nước giao đất có thu tiền hoặc mua đất tại vị trí thu hồi với hộ có công trình xây dựng trên đất; giá đền bù hỗ trợ thấp; đề nghị hỗ trợ tiền do trước đấy đã tiến hành san lấp các thùng, vũng lập thành vườn như hiện nay... Các ý kiến, kiến nghị trên của các hộ gia đình đều nằm ngoài chế độ, chính sách nên các cơ quan chức năng không thể thực hiện được.
Lực lượng chức năng tiến hành cưỡng chế, thu hồi đất tại xã Cẩm Chế, huyện Thanh Hà (Hải Dương).
Được biết, dự án xây dựng khu dân cư phía Bắc thị trấn Thanh Hà, huyện Thanh Hà do UBND huyện Thanh Hà làm chủ đầu tư, được chia làm 2 giai đoạn. Dự án được Hội đồng nhân dân huyện phê duyệt chủ trương đầu tư công trình tại Nghị quyết số 16/NQ-HĐND ngày 04/7/2016, UBND huyện phê duyệt tại Quyết định số 3382/QĐ-UBND ngày 31/8/2017 trong đó có phân kỳ đầu tư dự án: Giai đoạn 1 từ Quý III/2017 đến Quý IV/2018. Dự án được Hội đồng nhân dân tỉnh chấp thuận thu hồi đất tại Nghị quyết số 16/2016/NQ-HĐND ngày 05/10/2016, Nghị quyết số 22/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2019 và UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất hàng năm cho huyện Thanh Hà.
Dự án dự án thu hồi đất của 89 hộ gia đình, cá nhân và đất do UBND xã Cẩm Chế quản lý, với diện tích thu hồi 28.606 m2; trong đó, đất trồng cây lâu năm của các hộ gia đình, cá nhân là 27.386 m2; đất giao thông do UBND xã Cẩm Chế quản lý là 1.062 m2; đất thủy lợi do UBND xã Cẩm Chế quản lý là 158 m2.
Hiện công tác cưỡng chế, thu hồi đất đã được hoàn thành, các cơ quan chức năng đang khẩn trương hoàn thiện thủ tục để bàn giao đất cho nhà đầu tư...
Hải Dương mở vườn thu hái vải xuất khẩu Sáng 29/5, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương đã tổ chức lễ khai hội, mở vườn thu hái vải xuất khẩu năm 2022 và xuất khẩu các chuyến vải thiều đi các thị trường quốc tế với tổng sản lượng 150 tấn. Cắt băng khai hội, mở vườn thu hái vải xuất khẩu tại Hải Dương. Đây là chương trình mở đầu...