Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Sơn La
Ngày 2-11, đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam, cùng các vị trong Đoàn Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam, đã có cuộc gặp gỡ, lắng nghe ý kiến của các tầng lớp nhân dân và cùng chung vui Ngày hội “Đại đoàn kết toàn dân tộc” với đồng bào, nhân dân các dân tộc Khu dân cư xóm 5, xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn tặng quà tập thể khu dân cư xóm 5, xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. Ảnh: TTXVN
Tại đây, ông Trần Thanh Mẫn bày tỏ sự trân trọng trước những đóng góp của nhân dân Khu dân cư xóm 5 nói riêng và xã Mường Giàng nói chung, đã sẵn sàng hy sinh quyền lợi riêng của cộng đồng, gia đình, dòng tộc để phục vụ lợi ích chung của đất nước. Đồng bào đã dành trọn nơi “chôn nhau cắt rốn”, mảnh đất bao đời của tổ tiên để làm lên kỳ tích thủy điện Sơn La. Ghi nhận ý kiến của bà con, Đoàn Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam sẽ kiến nghị với Chính phủ và các ban, bộ ngành liên quan giải quyết vấn đề liên quan đến việc tái định cư của đồng bào.
Tham gia Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn công tác và bà con Khu dân cư xóm 5 đã cùng vui các hoạt động văn nghệ, giao lưu văn hóa.
Video đang HOT
Nhân dịp này, UBMTTQ Việt Nam tặng quà tập thể Khu dân cư xóm 5 xã Mường Giàng; tặng quà 20 gia đình gương mẫu trong thực hiện chính sách tái định cư; trao tiền hỗ trợ nhà đại đoàn kết 5 hộ nghèo trên địa bàn xã Mường Giàng.
PHAN THẢO
Theo SGGP
Phiêng Ban xóa tan nghèo nhờ loài cây dược liệu quý
Bản Phiêng Ban xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) có 71 hộ với hơn 300 nhân khẩu, đa số là đồng bào dân tộc Mông. Trong phát triển kinh tế, các hộ gia đình trong bản đã xóa bỏ những tập quán lạc hậu, mạnh dạn áp dụng cách làm mới vào trong sản xuất nông, lâm nghiệp, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, vận dụng, khai thác một cách hợp lý, hiệu quả những tiềm năng tại địa phương.
Già Làng Vừ Giống Lầu (bản Phiêng Ban) chia sẻ: "Trước kia, cuộc sống của bà con trong bản rất khó khăn, nhưng giờ bà con đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Đa số bà con trồng cây sa nhân và cây chè, cây cà phê, trồng ngô, lúa và chăn nuôi gia súc, gia cầm...".
Nương trồng cây sa nhân của gia đình ông Sùng Gà Chống, bản Phiêng Ban, xã Mường Giàng (Quỳnh Nhai). Ảnh: Hồng Luận-Trường Sơn (Báo Sơn La).
Với sự thay đổi tư duy sản xuất, ngoài trồng cây sa nhân, người dân trong bản còn trồng cà phê, chè trên diện tích đất nương và chọn một số hộ trồng trước để làm mô hình điểm, sau đó nhân rộng trong bản. Hiện nay, toàn bản có 3ha cây cà phê, 4ha chè đã cho thu hoạch, năng suất đạt 8 tấn chè búp tươi/ha.
Không chỉ bán sản phẩm cho các thương lái trong huyện, bà con còn bán cho các cơ sở chế biến chè ở xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu với giá 7.000 đồng/kg chè búp tươi. Một số hộ còn đang trồng thử nghiệm hơn 1ha các loại cây ăn quả như: Xoài lai, mận hậu.
Nhờ sự nỗ lực, năng động trong cuộc chiến với đói nghèo, đời sống của người dân Phiêng Ban ngày càng khởi sắc, hiện 69/71 hộ có mức sống từ trung bình trở lên, thu nhập bình quân đạt 60 triệu đồng/hộ/năm.
Sa nhân-cây thoát nghèo, làm giàu ở bản Phiêng Ban, xã Mường Giàng.
Chị Thào Thị Dua (ở bản Phiêng Ban) chia sẻ: Trước đây bà con dân tộc Mông rất khó khăn vì không có đường đi, nhưng nhờ được Nhà nước hỗ trợ, xây dựng đường quốc lộ đi lại thuận tiện, người dân ở đây đã biết thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nên đời sống khấm khá hơn.
Hiện nay, tất cả các tuyến đường nội bản ở nơi đây đều được bê tông hóa, mặt đường được tôn cao hơn nên luôn sạch sẽ.
Bí thư Chi bộ bản Phiêng Ban Vừ Nhỉa Súa thông tin: Thời gian tới, Chi bộ sẽ chỉ đạo, tuyên truyền cho bà con nhân dân và các đảng viên phát triển kinh tế, chủ yếu là cây ngô, lúa nương, sa nhân và phát triển cây ăn quả trên đất dốc.
Theo Danviet
Nuôi loài kêu ri ri, chửa vài ngày đã đẻ, 9X Sơn La kiếm bộn tiền Sau hơn 1 năm mày mò học hỏi, vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm, chàng trai trẻ La Văn Quý, bản Phiêng Nèn (xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) đã có thành công bước đầu từ nghề nuôi dế. Tháng nọ bù tháng kia, bình quân mỗi tháng, chàng trai trẻ này thu hơn 10 triệu đồng từ bán dế...