Ngày gió mùa về
Ấm áp khi được ở nhà, được ngồi bên mâm cơm nóng hổi mẹ nấu, được chui vào trong chăn ôm mẹ thủ thỉ đủ các chuyện trên đời, Ấm áp khi được tụ tập cũng bạn bè bên nồi mía hấp nghi ngút khói, cùng ôn lại những chuyện ngày bé. Ấm áp khi được khoác vai nhau đi dưới biển đêm, quên hết mọi ưu phiền. Ấm áp còn là khi xuống đường nhìn người ta tay trong tay, chẳng hề vì thế mà ghen tị, ngược lại còn thầm chúc phúc cho đôi lứa.
Ngày gió mùa về!
Khoác trên mình chiếc áo mỏng xuống phố, bỗng nhiên thấy trong lòng miên man một dòng cảm xúc khó gọi tên.
Có lẽ, đó là hoài niệm.
Nhớ những ngày này của hơn mười năm trước, lúc chỉ còn là một con bé 6 tuổi vô lo. Vẫn y nguyên trong đầu cái cảm giác nằm cuộn tròn trong chăn mỏng dung dằng không muốn dậy mặc kệ bà ngoại gọi đến mấy lần. Ngày hôm nay muốn lại được bà ôm, muốn được bà mang đến chậu nước ấm rửa mặt, thèm cảnh mấy bà cháu ngồi xúm quanh nồi khoai sắn mới luộc nóng hổi. Thèm mùi khói bếp của những ngày ấy, được chui vào lòng bà ngồi bên ngọn lửa bập bùng, một cảm giác ấm áp, cảm giác an toàn được chở che.
Video đang HOT
Có lẽ, đó cũng là xót xa.
Về nhà, thấy tóc bố bạc hơn trước rất nhiều, sức khỏe cũng chẳng còn được như trước. Chỉ ước rằng có thể lớn nhanh hơn nữa để báo đáp bố mẹ. Cả một đời vất vả chắt chiu rốt cuộc cũng chỉ vì các con. Lại thấy những ngày còn bé, thấy bố trong bộ quân phục màu xanh đi vào nhà, thấy đứa bé con nhảy cẫng lên ôm cổ bố thật chặt. Màu bạc là thứ màu khiến người ta chạnh lòng nhất đúng không?
Và có lẽ đó cũng là ấm áp.
Ấm áp khi được ở nhà, được ngồi bên mâm cơm nóng hổi mẹ nấu, được chui vào trong chăn ôm mẹ thủ thỉ đủ các chuyện trên đời, Ấm áp khi được tụ tập cũng bạn bè bên nồi mía hấp nghi ngút khói, cùng ôn lại những chuyện ngày bé. Ấm áp khi được khoác vai nhau đi dưới biển đêm, quên hết mọi ưu phiền. Ấm áp còn là khi xuống đường nhìn người ta tay trong tay, chẳng hề vì thế mà ghen tị, ngược lại còn thầm chúc phúc cho đôi lứa.
Những ngày giao mùa làm cho người ta sống chậm hơn, nhìn lại bản thân mình một chút, sau đó lại tiếp tục xuôi theo cuộc sống xô bồ…
Theo Guu
Chị đừng buồn khi anh ấy đến với em
Chị đừng buồn khi anh ấy tìm đến em, bởi một điều bất biến rằng trước khi đến với em, anh ấy là của chị. Chị đừng nói em cướp chồng chị, có vẻ như chị đang đổ tội cho em đấy, chính chị là người đã xô anh ấy đến với em cơ mà.
Em chẳng xinh đẹp được như chị với những bộ cánh đắt tiền, son phấn loè loẹt, đi xe đẹp. Em chỉ là một người rất đỗi bình thường, bình thường đến mức chị gọi em là đồ bẩn thỉu mà dám sờ vào người chồng chị. Nhưng chị ạ, bẩn thỉu nó cũng có cái giá trị riêng, chắc gì những bộ cánh của chị đã hoàn toàn sạch sẽ.
Chị bảo thật không ngờ anh lại đến với một con đàn bà như em, nhưng có lẽ ở đó anh ấy mới thực sự là bản thân mình, được sống một cuộc sống của một người làm chủ gia đình.
Anh sinh ra trong khó khăn gian khổ, phải cố gắng lắm mới bám trụ được nơi thành phố. Không ngừng cố gắng để đến bây giờ anh được làm đến chức nọ chức kia. Em biết rằng cuộc sống của chị sung túc từ nhỏ, chắc tuổi thơ của chị chưa bao giờ biết đến những ngày nắng gắt khi những giọt mồ hôi chan vào đất ở vùng quê anh với bao nhiêu nỗi vất vả để bố mẹ cho anh nên người mấy chục năm trời.
Lúc con ốm con đau, chị kêu ông bà nội, chăm cháu không cẩn thận thì chị lại trách móc ông bà kém hiểu biết nên chị không thích ở cùng. Khi chị lấy anh mọi thứ đã quá hoàn hảo, có tiền, có địa vị, cái đó với chị là đương nhiên được hưởng. Vậy mà khi anh ấy gửi tiền về quê giúp đỡ bố mẹ thì chị lại nhảy đổng trời lên kêu bố mẹ anh là đồ ăn bám, chị có biết tiền đó là do anh làm ra và đây là lúc anh phải báo đáp công sinh thành?
Chị lớn lên ở thành phố, chị biết ăn diện. Là con gái duy nhất trong gia đình, chị được chiều chuộng hết mực, mọi người cần đến chị chứ chị không cần ai, cái tư tưởng ấy cứ đeo bám chị suốt cho đến lúc lấy chồng. Người ta nói "giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời". Dỗi chồng chị chỉ muốn đập phá tất cả cho bõ tức, kể cả lúc anh bị bệnh chị cũng đem cả nồi thuốc ra mà đổ ngoài sân, chị đã bao giờ nghĩ nếu anh có chuyện gì thì chị sẽ ra sao khi tiền chị đi làm không đủ cho chị mua sắm?
Anh đi làm về mệt nhoài vất vả, chị không một lời động viên an ủi. Thay vào đó chị trách anh vô trách nhiệm với gia đình, không quan tâm đến con cái để một mình chị phải xoay xở không hết việc. Nhưng đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm. Chị chê anh không biết lãng mạn chở chị đi chơi vào mỗi tối, đến phố cổ ăn món nọ món kia mua cái gì chị thích nhưng lúc đó chị có hiểu rằng anh chỉ muốn nghỉ ngơi sau một ngày mệt nhọc?
Rồi chị sà vào vòng tay của những người có thể đáp ứng được cho chị những nhu cầu ấy. Những bữa cơm chị nấu cho chồng con thưa dần rồi mất hẳn...
Chị chặn đường để dằn mặt "con đàn bà đã cướp chồng của mình" rằng "còn trẻ hãy kiếm cho mình một tấm chồng cho tử tế" nhưng hai chữ "tử tế" ấy cũng vô vàn lắm chị ạ. Chị đã từng câu nghe "sức mạnh của sự tử tế" chưa? Em nghĩ rằng chị không có. Chưa hả giận, chị đến cơ quan anh để phanh phui mọi chuyện, nhưng điều đó hẳn có ích gì một khi anh chỉ muốn trốn chạy khỏi cái không khí ngột ngạt ấy?
Dường như chị vừa ghen vừa tức tưởi với cái hạnh phúc mà em và chồng chị đang có. Em nghĩ rằng, đàn ông cũng là một con người, có nhu cầu được quan tâm chăm sóc, được chở che, được cảm thông và được hiểu. Điều đó, anh đã không có khi còn ở với chị.
Theo Dân Trí
Những mùa trăng hoài niệm Trăng với ta là bạn, là chốn đợi chờ khắc khoải để nhắc nhớ bước chân trở về. Những mùa trăng thơ ấu đi qua, những mùa trăng xôn xao thời thiếu nữ dần trôi, vẫn còn đây vẹn nguyên kỷ niệm bao mùa trăng gửi lại. Ảnh minh họa Nơi góc sân nhỏ quê nhà trăng thức cùng ta trải suốt bốn...