Ngày gia đình Việt Nam (28.6): Sống gấp gáp, gia đình dễ đổ vỡ
Cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực khiến nhiều người không thể toàn tâm, toàn ý lo cho gia đình. Thêm vào đó, cuộc sống tự do đề cao sự bình đẳng và cái tôi cá nhân cũng là một trong những lý do khiến cho việc ly hôn ở các cặp vợ chồng trẻ ngày càng nhiều hơn.
Có học vẫn hành xử tệ bạc
Mới đây, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã xử ly hôn cho một cặp vợ chồng công chức là anh Nguyễn Tiến Mạnh và chị Nguyễn Thị Mơ (tên nhân vật đã được thay đổi). Chị vợ là giáo viên THCS, còn anh chồng là công chức ở phường. Anh chị cưới nhau được 3 năm, có với nhau một con trai 15 tháng tuổi. Vợ chồng có học thức, kinh tế lại khá giả ngỡ đâu sẽ là nền tảng vững chắc để duy trì hôn nhân. Vậy nhưng, càng sống với nhau, anh chị càng mâu thuẫn, cãi lộn.
Anh Mạnh thường xuyên gây đánh vợ, còn chị Mơ cũng không tiếc lời mắng chửi, mạt sát chồng. Bình thường, đồng nghiệp, hàng xóm đều khen anh chị biết cư xử, tốt bụng, nhã nhặn. Đỉnh điểm cho mâu thuẫn là việc anh đánh chị ngã gãy tay, chị bỏ nhà đi lúc con mới 10 tháng tuổi. Không thể chấp nhận, chịu đựng thêm, mới đây anh chị đã nộp đơn lên toà xin ly hôn.
Cái Tôi quá lớn rất dễ dẫn tới cãi lộn, bạo lực và dẫn lối tới ly hôn ở các gia đình trẻ
(ảnh minh họa). Ảnh: I.T
Mới đây, chiều 12.6, ở Xã Đàn (Đống Đa, Hà Nội), một người đàn ông đã có những hành vi vô cùng thô bạo với người phụ nữ đi cùng được cho là vợ anh ta. Cùng với những lời lẽ lăng mạ, anh liên tiếp tát vợ, mặc cho đứa con khóc thét lên còn mặt vợ thì đầy máu. Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là có rất nhiều người chứng kiến nhưng chẳng ai can ngăn.
Trước đó, tháng 4.2017, Công an TP.Hồ Chí Minh đã bắt Đoàn Đức Thiện (sinh năm 1984, quê Cà Mau) vì hành vi cố ý gây thương tích dẫn tới chết người. Thiện và vợ đều học đại học và làm việc tại công ty tư nhân. Cưới nhau được 1 năm, kinh tế hai vợ chồng gặp khó khăn nên thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Nhiều lần Thiện đi nhậu bị vợ can ngăn nên nảy sinh mâu thuẫn và đánh vợ. Trưa 11.4, trong lúc đang nhậu với bạn, bị vợ chửi bới, Thiện quay lại đánh vợ. Trong lúc cự cãi, Thiện đẩy vợ đập đầu vào tường dẫn tới tử vong.
Đó chỉ là một trong những câu chuyện buồn của các cặp vợ chồng trẻ có học thức.
Lỗi “cái Tôi” quá lớn
Bà Ngô Thị Ngọc Anh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng (CFCD) cho biết, những câu chuyện trên đây không hiếm trong cuộc sống đời thường. Sự thật, cuộc sống hiện đại cho thấy tỷ lệ các cặp vợ chồng trẻ ly hôn ngày càng nhiều. “Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự rạn nứt trong các gia đình trẻ, ví dụ như áp lực về công việc, mối quan hệ hai bên họ hàng, hay như mâu thuẫn về mặt tài chính, học thức…” – bà Ngọc Anh nói.
Video đang HOT
Bà Ngọc Anh dẫn chứng, thực tế bà đã từng tiếp xúc với nhiều gia đình trẻ, vợ chồng đều là những người có học thức, thành đạt, thế nhưng cuộc sống không hạnh phúc. Có những phụ nữ phàn nàn, kinh tế gia đình giàu có, nhưng chồng lại bận rộn, cả tuần không ăn cơm nhà một lần. Hai vợ chồng chỉ cần nói chuyện là cãi lộn. Cuộc sống rất ngột ngạt.
“Sở dĩ có những câu chuyện như vậy vì hầu hết người trẻ hiện nay đều khá bận rộn với công việc, do vậy họ cũng không có nhiều thời gian dành cho gia đình. Đặc biệt, với một bộ phận đàn ông, gia đình bao giờ cũng là thứ yếu được xếp sau công việc. Vì vậy, tất cả việc nhà đều trông chờ vào người phụ nữ. Điều này dẫn tới những mâu thuẫn và nếu không dung hoà được rất dễ dẫn tới cãi lộn, bạo lực và dẫn lối tới ly hôn” – bà Ngọc Anh nói thêm.
PGS-TS Phạm Ngọc Trung – giảng viên bộ môn Văn hoá gia đình (Học viện Báo chí tuyên truyền) cho rằng, hôn nhân của các gia đình trẻ đang bị đe doạ bởi cuộc sống hiện đại. Quy mô đại gia đình đang bị thu hẹp, gia đình đang biến đổi liên tục. Trước kia, gia đình truyền thống, nhất cử nhất động trong gia đình đều do người đàn ông quyết, nhưng nay mô hình gia đình này đã bị thay đổi. Gia đình trẻ sống độc lập, cách hành xử vì thế cũng bộc lộ theo bản năng chứ ít khi được cân nhắc, đong đếm trước khi làm. Sự bộc lộ thái quá cái tôi cá nhân khiến đối phương cảm thấy căng thẳng, mâu thuẫn trong gia đình không được dung hoà, vì thế càng dễ nảy sinh bạo lực, ly hôn.
“Cuộc sống hôn nhân nhiều khi là sự chấp nhận, thậm chí đòi hỏi sự hy sinh cho nhau. Nghĩa là bản thân mọi người phải cùng cố gắng thay đổi hoà hợp, không thể lúc nào cũng đề cao cái tôi cá nhân mà quên mất những người sống bên cạch. Nếu không làm được điều này, gia đình sẽ rất dễ xảy ra tan vỡ” – ông Trung nói.
GS-TS Đặng Cảnh Khanh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Truyền thống và phát triển nhận định, mỗi một xã hội, một giai tầng lại có một kiểu gia đình với chất lượng hôn nhân khác nhau. Thực tế cho thấy, vợ chồng càng có học thức sự đòi hỏi về bình quyền và thể hiện cái tôi càng lớn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới các mâu thuẫn trong gia đình.
Để nâng cao chất lượng gia đình trẻ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, tránh hiện tượng mâu thuẫn, ly hôn, thậm chí là bạo lực để lại hậu quả đáng tiếc, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực văn hoá và gia đình cho rằng cần phải có những chính sách hỗ trợ để nâng cao chất lượng hôn nhân.
Nhiều cặp vợ chồng trẻ bây giờ tôn thờ chủ nghĩa cá nhân, đề cao cái tôi cá nhân nên khi có mâu thuẫn là không chịu lùi bước. Họ sẵn sàng từ bỏ hôn nhân để chứng minh cho đối phương biết họ có thể làm được, thậm chí làm được tất cả, kể cả không cần người bạn đời”. Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Hồng Mai – Giảng viên Bộ môn Văn hoá gia đình
Theo (Đại học Văn hoá)
Biết mai bố mẹ ra tòa, đứa con cầu xin cả nhà ngủ với nhau lần cuối
Nó mơ mình đang đi vệ sinh và tiếng lay gọi nhí nhéo bên tai làm nó tỉnh giấc. Mở mắt ra, nó hốt hoảng khi nó đã tè dầm ướt hết cả giường, ướt cả người bố mẹ nó. Nó lí nhí câu xin lỗi. Bố mẹ nó chẳng ai bảo ai lao vào nhà tắm thay đồ.
10 giờ đêm, cả nhà nó cùng lên giường đi ngủ. (Ảnh minh họa)
10 tuổi mà nó đã bị mọi người gọi là ông cụ non rồi. Nó cũng chẳng biết tại sao lại như vậy, chỉ biết mọi người nói nó còn nhỏ mà có nhiều suy nghĩ người lớn. Còn nó, nó chẳng biết nó có người lớn hay không, nó chỉ thấy, nó vẫn còn thích chơi với các bạn lắm.
Choang...
Nó vừa bước chân vào cửa nhà với vẻ mặt hớn hở vì trận bóng thắng thì chiếc cốc bố nó ném đã vỡ tan tành trước mặt nó. Sợ hãi, nó tưởng nó làm gì sai nên tái mặt. Mẹ nó lao ra ôm lấy nó, nhìn bố nó quát lên:
- Anh điên hay sao mà không nhìn con, nhỡ ném vào nó thì sao? Đừng có mà giận cá chém thớt như thế!
- Phải rồi, tôi giận cá chém thớt là vì ai chứ. Cô liệu mà nhìn lại bản thân mình đi.
Bố nó dứt lời thì lôi nó về phía mình:
- Đi, bố đưa con sang bà nội ăn cơm.
Bố nó dứt lời thì lôi nó về phía mình. (Ảnh minh họa)
Nó nhìn mẹ, ngơ ngác. Bố nó uống say làm bà nội phải gọi điện cho mẹ sang đưa nó về. Nó chẳng hiểu chuyện gì đang xảy ra với gia đình nhỏ của nó nữa. Dạo này bố mẹ nó hay cãi nhau quá. Nó chẳng dám hỏi vì thế nào bố mẹ nó cũng sẽ mắng nó là trẻ con, chuyện người lớn không được phép xen vào. Rồi...
- Bố mẹ sẽ ra tòa ly hôn, con chọn sống với ai?
Nó nhìn bố mẹ nó, ngỡ ngàng như đang ngủ ngon thì bị một gáo nước dội thẳng vào mặt. Ly hôn nó hiểu là bố mẹ không còn yêu nhau nữa và sẽ không sống chung một nhà nữa. Nhưng nó không muốn chia tay bố mẹ đâu, nó muốn có cả bố cả mẹ.
- Con muốn ở với cả bố cả mẹ cơ! - Nó mếu máo
- Không được. Con chỉ được chọn một trong hai, bố hoặc mẹ thôi! - Cả bố lẫn mẹ nó đều đồng thanh
Nó biết, giờ nó có nói cũng không thay đổi được gì đâu. Nó lầm lũi đi lên phòng. Bên dưới, nó vẫn còn nghe thấy bố mẹ nó hẹn nhau ngày ra tòa. Đóng chặt cửa phòng, nó chẳng biết vì lý do gì mà bố mẹ nó chia tay. Nó chỉ biết bố suốt này quát mẹ về son phấn, quần áo. Còn mẹ, mẹ chán ngán bố cảnh ngày nào cũng bỏ cơm đi nhậu nhẹt. Phải chăng đấy chính là lý do mà bố mẹ nó chia tay. Nó khóc, nó không muốn bố mẹ chia tay đâu. Nhìn lên quyển lịch, nó cắn chặt môi, lấy bút đỏ khoanh vào cái ngày mà nó nghe thấy.
Nó chẳng cười nữa. Ai hỏi gì nó cũng gật đầu và nó chẳng buồn nghe. Bố mẹ nó cũng biết nó buồn vì chuyện gì nhưng tính sĩ diện, lòng tự ái của cả hai đã bị đẩy lên cao quá độ rồi.
Cuối cùng thì cái ngày mà nó khoanh đỏ cũng đến. Tối hôm đó, học bài xong, nó xuống nhà thì bố mẹ nó đang bàn chuyện gì đấy. Nó nghe láng máng là thủ tục ly hôn. Nó bước đến gần, nhìn bố mẹ, lí nhí:
- Cả nhà mình ngủ với nhau lần cuối được không ạ?
Lời đề nghị của nó tự nhiên khiến mẹ nó rơi nước mắt, bố nó cũng sững sờ. Bố mẹ nó định nói không rồi nhưng khuôn mặt đáng thương của nó... Bố mẹ nó đồng ý. Cả hai đều không ngờ...
10 giờ đêm, cả nhà nó cùng lên giường đi ngủ. Lâu lắm rồi nó mới được nằm cạnh bố mẹ nên ríu rít kể bao nhiêu là chuyện ngày xưa cả nhà đi chơi thế nào. Nó còn bắt mẹ xoa lưng, bắt bố kể chuyện nữa cơ rồi nó thiếp đi lúc nào chẳng hay mà không thể ý rằng bố mẹ nó, đang nhìn nhau bằng một ánh mắt rất lạ.
2 giờ sáng...
Nó mơ mình đang đi vệ sinh và tiếng lay gọi nhí nhéo bên tai làm nó tỉnh giấc. Mở mắt ra, nó hốt hoảng khi nó đã tè dầm ướt hết cả giường, ướt cả người bố mẹ nó. Nó lí nhí câu xin lỗi. Bố mẹ nó chẳng ai bảo ai lao vào nhà tắm thay đồ. Mãi chẳng thấy bố mẹ ra, nó gọi vọng vào thì:
- Con tự về phòng ngủ tiếp đi nhé, bố mẹ đang bận rồi!
Nghe câu đó, nó cười mỉm rồi tung tăng về phòng mình tiếp tục giấc ngủ ngon. Sáng hôm sau, theo đúng lịch bố mẹ nó sẽ ra tòa nhưng nó lại ngỡ ngàng khi mẹ nó nói bố mẹ nó sẽ không chia tay nữa, sẽ tiếp tục chung sống. Nó cười sung sướng, hỏi đi hỏi lại đến cả chục lần. Bố mẹ nó không ly hôn nữa ư? Nó gọi điện, khoe cả ông bà nội lẫn ông bà ngoại. Còn bố mẹ nó, nhìn nụ cười nở trên môi nó, cả hai đều hiểu, hạnh phúc nhất khi kết hôn chính là nụ cười của con, nên dẹp bỏ sĩ diện cá nhân đi để giữ lấy hạnh phúc gia đình.
Theo blogtin
Tin bạn, tôi mất vợ Nhìn hai người mà mình tin tưởng nhất cùng nhau lừa dối mình, Tuấn dường như không thể tin nổi, từ "cay đắng" đã không đủ để diễn tả tâm trạng của anh trong tình huống này. Nhung là một người vợ tốt, xinh đẹp, đảm đang lại dịu dàng, biết cách cư xử. Mọi việc trong gia đình, nội trợ, dọn dẹp,...