Ngày đoàn viên của thầy cô giáo xa nhà
Chấp nhận xa gia đình, con cái, người thân… nhiều giáo viên (GV) miền xuôi lên vùng cao công tác. Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong họ là biết bao nỗi niềm của người “cõng chữ” lên non.
Tết nhà giáo ấm áp tình đồng nghiệp. Ảnh: IT
Đã mang lấy nghiệp vào thân
Y Tý, xã vùng cao còn khó khăn thuộc huyện Bát Xát ( Lào Cai). Trong những năm gần đây, diện mạo của đời sống, xã hội đặc biệt là giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực. Để làm nên những chuyển động đó, một phần không nhỏ là công lao của những người thầy vùng xuôi không quản ngại gian khó lên công tác. Họ bám bản, bám trường lớp, học trò… tháng này qua năm khác miệt mài gieo tri thức và lan tỏa nhiệt huyết nghề giáo.
Thầy Từ Viết Bình – Phó Hiệu trưởng Trường THCS Y Tý (huyện Bát Xát – Lào Cai) chia sẻ: Trường có duy nhất cô giáo người Hà Nhì là người địa phương, còn lại đa phần đều dưới xuôi hoặc các tỉnh thành khác về công tác. Gần chục thầy cô gia đình gần nhất (huyện Bát Xát, Bảo Thắng….) cũng cách Y Tý trên dưới 100 km. Còn lại các thầy cô quê tận Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang mỗi lần về Tết phải vượt vài trăm cây số.
“Chúng tôi công tác xa nhà, 1 – 2 tuần thậm chí nhiều thầy cô 1 năm chỉ đôi lần về nhà. Tết đến xuân về ai cũng có tâm lý được về sớm để sửa sang, mua sắm, chuẩn bị cho những ngày đoàn tụ chu đáo. Tuy nhiên GV vẫn phải bảo đảm hoạt động dạy học, bám trường lớp. Kết thúc kỳ nghỉ, với đặc thù của giáo dục vùng khó, GV thường lên sớm ít nhất 1 ngày để đi tới từng thôn, bản vận động HS trở lại trường…” – thầy Bình cho biết.
Cũng theo thầy Bình, ở Y Tý dịp sau Tết Nguyên đán, người Hà Nhì có Tết cho thiếu nhi. Trước đây HS hay nghỉ học để tham dự các hoạt động truyền thống nhưng sau khi nhà trường tuyên truyền và linh hoạt dạy học theo hình thức nhẹ nhàng kết hợp trò chơi thể thao, văn hóa truyền thống, HS bị cuốn hút, và hứng thú trở lại trường lớp học tập.
Cô Bùi Thị Hường – Hiệu trưởng Trường PTDTBT số 1 Sín Chéng (Si Ma Cai – Lào Cai) tâm sự: Trên 50% GV của trường quê ở Thái Bình, Phú Thọ, Yên Bái. Các thầy cô đều về quê đón Tết. Cô Hường gắn bó với giáo dục vùng cao Si Ma Cai (Lào Cai) 22 năm. Năm nào cô và chồng con cũng dành phần lớn những ngày nghỉ Tết cho 2 bên gia đình nội ngoại. Cô cũng trở lại trường sớm hơn để báo cáo chính quyền địa phương, đón thầy cô trả phép, chuẩn bị cơ sở vật chất đón HS.
Video đang HOT
Cô Nguyễn Thị Ánh Phương – Trường PTDTBT Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 (Bắc Hà – Lào Cai) quê ở Đông Anh – Hà Nội lên công tác tại Bắc Hà từ năm 1995. Xây dựng gia đình và an cư lập nghiệp đã 26 năm nhưng năm nào cô cũng vượt hành trình 800km về đón Tết với bố mẹ.
“Bố mẹ tôi trên 80 tuổi, chỉ mong ngóng con cháu về đón Tết. Cách đây cả tuần mẹ đã gọi điện hỏi gia đình tôi khi nào về? và dặn: Cho cháu về sớm, bố mẹ không cần gì, cứ ông bà, cha con gặp nhau là mừng, vui, là có Tết…” – cô Phương chia sẻ.
Cống hiến tận cùng
Có nhiều thầy cô giáo từ miền xuôi lên vùng cao công tác; cũng có thầy cô gia đình ở miền Bắc nhưng lập nghiệp ở miền Nam, hay miền Tây… Mỗi dịp Tết đến xuân về, để thực hiện được 2 chữ đoàn tụ họ phải vượt qua biết bao khó khăn, tốn kém. Thậm chí, nhiều thầy cô giáo trẻ phải tiết kiệm chi tiêu trong 2 – 4 năm mới về quê một lần.
Cô Bùi Thị Hường tâm sự: Vượt hơn 800 km/2 lượt đi về để được đoàn tụ cùng gia đình là quãng đường không hề gần, chưa kể chi phí đi lại… Nhưng quanh năm xa nhà, những ngày Tết bố mẹ mong ngóng con, cháu đoàn viên thì xa nữa cũng cố gắng trở về.
Cô Nguyễn Hương Giang – Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học xã Thanh Vân, quê Nam Định lên Quản Bạ – Hà Giang công tác gần 20 năm. Có năm thu xếp về được với bố mẹ, anh chị em đón Tết nhưng có năm cô ở lại Quản Bạ.
“Lập nghiệp phương xa vất vả là đương nhiên. Nhưng trong tâm can mình và nhiều đồng nghiệp chưa từng nghĩ đến khó khăn, xa nhà mà thay đổi công việc hay bỏ nghề. Vùng cao, vùng khó khăn vẫn cần lắm những thầy cô giáo yêu nghề, giàu tri thức lên cống hiến. Hơn thế gắn bó lâu “đất lạ cũng thành quen” nên đón Tết phương xa cũng có nhiều điều mới mẻ, hấp dẫn” – cô Giang bày tỏ.
Giáo viên trường vùng cao Nghệ An treo băng rôn "phòng chống dịch Covid"
Dịp áp tết, trường học khu vực miền núi cao, giáp biên của Nghệ An tăng cường phòng dịch Covid-19, đẩy mạnh tuyên truyền đến từng học sinh, phụ huynh.
Đo thân nhiệt cho học sinh tại trường biên giới Tiểu học Mai Sơn (huyện Tương Dương, Nghệ An)
Trường PTCS DTBT Tây Sơn là trường liên cấp với hơn 400 học sinh 2 cấp tiểu học và THCS. Thời điểm sát tết nguyên đán, toàn trường vẫn đang triển khai hoạt động dạy học bình thường. Tương tự các năm học trước, dịp này, nhà trường giao cho giáo viên thường xuyên dặn dò học sinh những việc cần làm và cần tránh trong thời gian nghỉ tết.
Cụ thể, nhắc nhở học sinh tuân thủ pháp luật, không tự chế pháo, bắn pháo hoa; tham gia giao thông an toàn; nhớ lịch quay trở lại trường học. Đối với học sinh bậc THCS, trong thời gian nghỉ tết, chơi xuân theo phong tục truyền thống, không bỏ học lấy chồng lấy vợ sớm.
Các đơn vị, trường học vùng cao Nghệ An treo băng rôn phòng chống dịch Covid
Đặc biệt, trước diễn biến mới của dịch Covid-19 trên cả nước, nhà trường đẩy mạnh công tác phòng chống dịch. Trước cổng trường, khu nhà ở bán trú, ký túc xá giáo viên đều treo băng rôn "phòng chống dịch Covid".
Cô Võ Thị Vinh - Hiệu trưởng nhà trường cho hay: Tây Sơn không phải là xã biên giới nhưng là nơi sinh sống của 100% bà con dân tộc Mông. Trong quan niệm của dân tộc Mông, chỉ cần cùng họ thì đều là anh em dù sinh sống ở bất cứ nơi nào. Vì vậy, tết là dịp tổ chức lễ hội, đi chơi, thăm thân cách xã, cách huyện và cả sang Lào.
"Để đảm bảo an toàn, nhà trường nhắc nhở học sinh, và thông qua chính quyền địa phương tuyên truyền đến từng thôn bản thực hiện phòng dịch Covid. Bố mẹ không dẫn con cái đi thăm thân xa mà chỉ nên vui chơi tết ở nơi mình sinh sống. Vừa qua, xã Tây Sơn được nhóm thiện nguyện tặng 1.000 khẩu trang y tế, chúng tôi đã phát về cho học sinh", cô Vinh cho hay.
Nhóm thiện nguyện tặng khẩu trang y tế cho Trường PTCS DTBT Tây Sơn (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An).
Tương tự, xã Mường Lống (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) cũng là nơi sinh sống của 100% bà con dân tộc Mông. Tại đây có 4 trường học gồm 1 trường PT DTBT THCS, 2 trường tiểu học và 1 trường mầm non. Được mệnh danh là cổng trời xứ Nghệ, nơi đây thuộc vùng sâu, vùng xa nhưng chất lượng giáo dục lại nằm tốp đầu của huyện Kỳ Sơn. Thung lũng này cũng có nhiều người đi học nghề hoặc làm ăn xa tại nhiều tỉnh thành khác trong cả nước. Dịp tết là thời điểm nhiều học sinh, người dân từ các nơi trở về bản.
Thầy Nguyễn Quang Tuấn - Hiệu trưởng Trường PT DTBT THCS Mường Lống cho biết: "Chúng tôi cũng nhắc nhở học sinh trong thời gian nghỉ tết không đi chơi xa. Thường xuyên nghe thông báo của xã, thôn bản để biết thông tin dịch bệnh. Nhắc các em cùng với gia đình khai báo y tế đầy đủ để giúp địa phương kiểm soát, phòng dịch hiệu quả".
Các trường học vùng cao Nghệ An dặn dò học sinh hạn chế đi chơi tết, thăm thân ở xa
Trong khi đó, Trường Tiểu học Mai Sơn (huyện Tương Dương, Nghệ An) đóng tại địa bàn xã biên giới vùng sâu, vùng xa nhất huyện Tương Dương, Nghệ An. Tại đây, 100% học sinh là người dân tộc thiểu số với nhiều hệ dân tộc gồm Thái, Mông, Khơ Mú... Theo thầy Đào Xuân Hải - Hiệu trưởng thông tin, trường có 5 điểm lẻ, lại ở khu vực biên giới nên công tác phòng dịch được chú trọng trong suốt năm học vừa qua chứ không riêng thời điểm gần đây.
"Dịp này, chúng tôi thường xuyên đo thân nhiệt học sinh, dặn dò các em giữ vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Chuẩn bị nghỉ tết, nhà trường quán triệt đến tất cả điểm lẻ theo dõi tình hình sức khỏe học sinh. Liên lạc với thôn bản để nắm bắt tình hình học sinh trước, trong và sau tết", thầy Hải nói.
Cũng theo hiệu trưởng trường biên giới Mai Sơn, điều thuận lợi là nhờ tích cực tuyên truyền trong 1 năm qua, nên nhận thức của người dân, phụ huynh về dịch bệnh được nâng cao. Qua đó, đa số mọi người đều phối hợp tốt với nhà trường, chính quyền địa phương để phòng dịch.
Theo kế hoạch, học sinh tại Nghệ An sẽ nghỉ tết nguyên đán Tân Sửu 9 ngày liên tục, bắt đầu từ thứ Hai, ngày 8/02/2021 đến hết thứ Ba ngày 16/02/2021 (tức từ ngày 27 tháng Chạp năm Canh Tý đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Tân Sửu). Riêng đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của ngành sẽ nghỉ 7 ngày liên tục, từ 29 tháng Chạp đến hết ngày mồng 5 tháng Giêng.
Sở Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu các nhà trường phải tăng cường công tác phòng dịch Covid-19, sẵn sàng phương án dạy học trực tuyến nếu cần thiết. Tuyên truyền cho học sinh để thực hiện nếp sống văn minh, lành mạnh, tuân thủ pháp luật. Thăm hỏi động viên học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong dịp tết. Có biện pháp ngăn chặn học sinh bỏ học sau tết nguyên đán.
Quảng Bình: Ấm áp "Chợ Tết nhân đạo Xuân Tân Sửu" Bằng tình cảm của mình hướng về người dân, học sinh vùng khó khăn, các thầy cô giáo Hệ thống Giáo dục Chu Văn An đã dành cho người dân những phần quà ý nghĩa trong dịp Tết Nguyên đán đang cận kề. "Chợ Tết nhân đạo - Xuân Tân Sửu" giúp đỡ bà con người dân tộc Vân Kiều gặp nhiều khó...