Ngày định mệnh
Spencer Perceval, vị Thủ tướng đáng kính của nước Anh, đã bị John Bellingham sát hại khi ông đang bước vào tòa nhà Hạ viện vào một ngày tháng 5/1812.
Vụ án này đã được mô tả theo lời kể của David C. Hanrahan, tác giả của nhiều cuốn sách lịch sử nước Anh, từng là Hiệu trưởng trường Đại học quốc gia Ireland và là cố vấn của BBC trong các chương trình liên quan đến lịch sử.
Hôm đó là ngày thứ hai, 11/5/1812, một người đàn ông trạc 40 tuổi, không có gì nổi bật, bước về phía tòa nhà Quốc hội Anh. Do đã từng ghé thăm tòa nhà trong vài tuần trước đó nên người đàn ông này nghiễm nhiên trở thành khách quen nơi đây. Hắn ta đến ngồi tại phòng trưng bày nghệ thuật của tòa nhà Hạ viện và quan sát kỹ lưỡng các thành viên chính phủ thông qua một chiếc ống nhòm dùng để xem kịch.
Vào 5 giờ chiều hôm đó, hắn đi theo hành lang dẫn đến tòa nhà Hạ viện và ngồi cạnh lò sưởi. Không ai biết hắn giấu trong người hai khẩu súng ngắn đã nạp đạn.
Bức tranh minh họa vụ ám sát .
Buổi chiều ngày hôm đó rất đẹp trời, vì thế Thủ tướng Spencer Perceval quyết định không đi xe mà tản bộ từ tòa nhà số 10 phố Downing đến tòa nhà Quốc hội. Ông tới đó vào khoảng 5 giờ 15 phút chiều, đi vào phía trong, theo hành lang và hướng tới lối vào của tòa nhà. Spencer Perceval cởi áo khoác và gửi lại nhân viên bên ngoài trước khi bước vào sảnh tòa nhà.
Trước khi Thủ tướng Spencer Perceval tiến vào, nhiều người đã tụ tập xung quanh và trò chuyện như thường lệ. Hầu hết mọi người đều quay ra nhìn khi Thủ tướng bước qua ngưỡng cửa. Không ai để ý tới người đàn ông ngồi cạnh lò sưởi, đang từ từ đứng dậy và rút trong túi ra một khẩu súng. Và cũng không ai nhận thấy người đàn ông này đang tiến lại gần Spencer Perceval. Khi đã đủ gần, không nói một lời, hắn chĩa súng vào thẳng ngực của Thủ tướng và bóp cò.
Video đang HOT
Thủ tướng Spencer Perceval loạng choạng về phía trước và ngã gục xuống sàn nhà. Sau này, theo lời kể của nhiều nhân chứng, ông đã thốt lên một vài tiếng, có thể là “Tôi bị giết rồi” hoặc “Có kẻ giết người, giết người”, hoặc “Ôi, Chúa ơi”…
Giữa lúc hỗn loạn, một số người đã đỡ Thủ tướng Spencer Percevaldậy và đưa ông lại gần phòng làm việc của Chủ tịch Hạ viện. Họ để ông ngồi trên một chiếc bàn và giữ chặt hai bên. Thủ tướng đã không nói lên được lời nào kể từ lúc ông bị ngã xuống sàn, tiếng ồn duy nhất tại hiện trường vụ việc chỉ là một vài tiếng khóc nức nở. Một lúc sau, do không cảm nhận được dấu hiệu mạch đập trên cơ thể của Thủ tướng, nghị sĩ Smith đã đưa ra một kết luận khiến đám đông hết sức bàng hoàng: Thủ tướng đã chết.
Vụ ám sát Spencer Perceval, minh họa bởi Walter Stanley Paget (1861-1908) lấy từ cuốn sách Lịch sử nước Anh, tập 5 của Cassell (1909).
Rất mau chóng, bác sỹ phẫu thuật William Lynn, ở tại địa chỉ 15 đường Great George, đã tới hiện trường và ngay sau đó xác nhận kết luận của nghị sĩ Smith là đúng. Vị bác sỹ đã xem xét rất kỹ lưỡng mọi vệt máu trên áo ngoài và áo gi-lê của Thủ tướng Spencer Perceval.
Khám nghiệm tử thi cho thấy có một vết thương bên ngực trái, phía trên xương sườn số 4. Dễ dàng nhìn thấy một viên đạn súng lục cỡ lớn đã găm vào đó. Bác sỹ Lynn sử dụng một thiết bị để thăm dò vết thương và nhận thấy nó chếch xuống dưới và đi thẳng vào tim. Vết thương sâu hơn 7 cm. Thủ tướng Spencer Perceval, chưa đầy 50 tuổi, đã không còn cơ hội để gặp lại người vợ có tên Jane và 12 người con.
Do quá sốc với những gì đã xảy ra nên hầu như mọi người không chú ý gì đến kẻ sát nhân. Tên này cũng không hề có ý định lẩn trốn, mặc dù hắn ta có thể dễ dàng thực hiện điều đó giữa lúc hỗn loạn. Thay vào đó, hắn lặng lẽ quay trở lại chỗ ngồi của mình bên cạnh chiếc lò sưởi. Danh tính của kẻ ám sát được xác định là John Bellingham, hắn không phải là người có quan điểm bạo lực cực đoan mà là một doanh nhân đến từ Liverpool.
Chi tiết về câu chuyện liên quan đến hắn ta nhanh chóng được bàn tán. Khởi nguồn từ việc tranh chấp với một vài doanh nhân người Nga, Bellingham đã bị cầm tù ở Nga vào năm 1804 do bị cáo buộc liên quan đến một khoản vay nợ. Hắn đã bị giam trong nhiều nhà tù ở Nga trong 5 năm sau đó. Trong suốt thời gian này, Bellingham đã cầu cứu chính quyền Anh bảo vệ hắn. Tuy nhiên, hắn cho rằng chính quyền đã không quan tâm đầy đủ đến số phận của mình.
Năm 1809, Bellingham được ra tù và trở về Anh với một tâm trạng hết sức cay đắng. Hắn cảm thấy oán giận sâu sắc đối với nhà chức trách Anh và đã lên kế hoạch đòi tiền bồi thường vì những thiệt hại trong kinh doanh và những gì hắn đã phải trải qua ở Nga.
Tuy nhiên, một lần nữa Bellingham cảm thấy rằng mình đã bị chính quyền phớt lờ. Hắn đã kiến nghị lên Ngoại trưởng, Bộ tài chính, Hội đồng cố vấn, Thủ tướng và thậm chí cả Vua George nhưng đều không có kết quả. Không một ai để tâm đến yêu cầu đòi bồi thường của hắn. Cuối cùng, Bellingham đi đến một quyết định cực đoan, đó là ám sát Thủ tướng Spencer Perceval để có cơ hội được ra trước tòa.
(Đón đọc kỳ cuối: Nhân cách cực đoan và sự trả giá)
Theo Nguyễn Bình
baotintuc.vn
Nữ nghị sĩ cho con bú khi đang họp quốc hội
Nữ chính trị gia ở Argentina thản nhiên cởi cúc áo cho con bú trong lúc đang họp tại tòa nhà quốc hội ở thủ đô nước này.
Bà Perez được trông thấy đang cho con bú trong khi ngồi họp ở tòa nhà quốc hội. Ảnh: Twitter.
Bà Victoria Donda Perez, nữ nghị sĩ Argentina, gây "sốt" mạng xã hội sau khi hình ảnh bà cho con bú lúc đang họp lan truyền. Trong ảnh, người phụ nữ này tựa lưng vào ghế và ôm bé gái vừa bú vừa lim dim ngủ. Một bên tay của bé còn mải sờ bầu sữa còn lại. Trên bàn họp của bà Perez ngổn ngang cốc nước và đồ chơi.
Theo News, bà Perez đang tham gia một phiên họp của Quốc hội Argentina hồi đầu tháng này thì Trilce, cô con gái 8 tháng tuổi, đòi ăn. Nữ chính trị gia kiêm luật sư 47 tuổi quyết định cởi cúc áo và cho con bú dù đang ở trong tòa nhà quốc hội ở thủ đô Buenos Aires.
Những hình ảnh về bà Perez sau đó tràn ngập trên mạng và nhận được phần lớn bình luận ủng hộ. Nhiều người tin bà là một người mẹ giàu lòng yêu thương và một chính trị gia mẫn cán. Bà Perez trở thành nghị sĩ năm 2007 và được đặt biệt danh "Dipusex" hay "nữ nghị sĩ gợi cảm".
"Khi con khóc, tất cả những gì bạn muốn làm là dỗ nó. Tôi ngưỡng mộ bà vì nhiều người gửi con ở nhà trẻ và không cho con bú dù biết sữa mẹ vẫn luôn tốt hơn bất cứ thức ăn nào", một người dùng mạng xã hội viết.
Tuy nhiên ý kiến khác lại không đồng tình: "Được thôi, nhưng bà nên dùng một loại áo ngực đặc biệt để che ngực lại chứ không cần phải khoe ra".
Năm 2003, nữ chính trị gia người Australia, Kirstie Marshall, được yêu cầu rời khỏi phòng họp vì cho con gái 11 ngày tuổi bú.
Bình Minh
Theo VNE
Cảnh sát Anh bị chỉ trích vì cho phép cờ IS xuất hiện trên phố Giới chức an ninh Anh bị chỉ trích vì cho phép hai người mang cờ của Nhà nước Hồi giáo (IS) tự do đi lại phía ngoài tòa nhà quốc hội nước này. Khách du lịch chụp được cảnh hai người mang cờ đen đi bộ ngang qua tòa nhà quốc hội. Ảnh: LiveLeak. Hôm 4/7, người đàn ông khoác lên mình lá...