Ngày đen tối Biển Đông: TQ tiếp tục xâm phạm Hoàng Sa
Thông tin từ Tân Hoa xã ngày 23/7, Tàu Hải tuần 21 của Trung Quốc hôm 22/7 đã bắt đầu chuyến đi 5 ngày đến Quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền nhằm mục đích “tuần tra khu vực”.
Trong chuyến đi trái phép kéo dài 5 ngày này, tàu Hải tuần 21 “sẽ giám sát an toàn biển, điều tra các sự cố trên biển, thực hiện công tác cứu hộ và tìm kiếm”.
Trước đó, ngày 22/7, theo tin tức từ Nhân Dân nhật báo, giới chức Trung Quốc đã thành lập Hội quản lý và Hội công tác nhóm đảo Lưỡi Liềm thuộc Hoàng Sa.
Tàu Hải tuần 21 của Trung Quốc đang tuần tra phi pháp ở Hoàng Sa – Ảnh: Hoàn Cầu thời báo
Một diễn biến khác, ngày 21/7, tờ Inquirer đưa tin ngày 24/7 tới đây sẽ trở thành “ngày đen tối” trong lịch sử Philippines khi ngày này năm ngoái Trung Quốc tuyên bố thành lập cái gọi là “Thành phố Tam Sa” phi lý và phi pháp hòng “quản lý” gần như toàn bộ Biển Đông.
Video đang HOT
Trong đó bao gồm cả 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
Theo sau đó, ngày 1/1/2013, Bắc Kinh tiếp tục ngang nhiên công bố thông tin cuối tháng 10/2012, Hạm đội Hải quân Trung Quốc “được lệnh quản lý, bắt giữ và trục xuất tất cả tàu nước ngoài được phát hiện hiện diện trong khu vực 3,5 triệu km vuông ở Biển Đông”.
Tháng 7/2009, Bắc Kinh đơn phương đệ trình công hàm lên Liên Hợp Quốc. Theo đó nước này tuyên bố chủ quyền yêu sách vô lý và phi pháp đối với 3,5 triệu km vuông ở Biển Đông với cái gọi là đường 9 đoạn, còn gọi là đường chữ U, đường lưỡi bò.
Đường lưỡi bò khẳng định chủ quyền phi pháp của Trung Quốc
Trong khi Trung Quốc không thể đưa ra bất cứ lời giải thích nào về cái gọi là đường 9 đoạn của họ, theo đó tham vọng nuốt trọn cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Bên cạnh đó, Trung Quốc vẫn tiếp tục đe dọa sử dụng vũ lực để thực hiện các tuyên bố vô lý và phi pháp của mình bất chấp việc ASEAN cùng các bên liên quan nỗ lực thúc đẩy đàm phán bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC).
Hành động ngang ngược của Trung Quốc được Inquirer nhận định là sự “bắt chước” các hành vi bành trướng của cường quốc phương Tây và phát xít Nhật từng xâm lược Trung Quốc mà Bắc Kinh đang lên án.
TheoBáo Đất Việt
Hạm đội Trung Quốc xâm phạm Trường Sa của Việt Nam
Các tàu chiến của hạm đội Nam Hải tuần qua tới các đảo thuộc quần đảo Trường Sa để thực hiện cái gọi là "nhiệm vụ tuần tra trên biển", xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.
Tàu chiến thuộc hạm đội Nam Hải Trung Quốc xâm phạm quần đảo Trường Sa của Việt Nam hôm 23/3. Ảnh: Navy.81
Các tàu chiến Tỉnh Cương Sơn và Ngọc Lâm của Trung Quốc tới các bãi đá Subi, bãi đá ngầm Gaven và bãi đá Tư Nghĩa thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam sáng 23/3.
Trong những ngày tới, đội tàu của hải quân Trung Quốc sẽ tiếp tục tiến hành "tuần tra trên biển và trên không" tại các đảo đá Gạc Ma, Chữ Thập và Châu Viên, cũng thuộc quần đảo Trường Sa, Xinhua cho hay .
Các tàu Tỉnh Cương Sơn, Ngọc Lâm và Hoành Thủy, thuộc biên chế của hạm đội Nam Hải, đang có cuộc tập trận xa bờ quy mô lớn trên Biển Đông trong những ngày qua.
Trước đó một ngày, Trung Quốc điều tàu Ngư Chính 312, tàu ngư chính lớn nhất của nước này, tới quần đảo Trường Sa của Việt Nam để thực hiện cái gọi là "nhiệm vụ thực thi luật pháp". Hôm 18/3, tàu Nam Phong, chiếc tàu khảo sát khoa học nghề cá có trọng tải lớn nhất do Trung Quốc tự chế tạo, cũng đến vùng biển Trường Sa của Việt Nam để "điều tra tài nguyên nghề cá".
Trung Quốc cũng cử nhiều tàu Hải giám và Hải tuần ra tuần tra tại Biển Đông, trong đó có khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trong những tuần qua. Một trực thăng của hải giám Trung Quốc đã tuần tra ở vùng biển gần rạn san hô ở cụm Sinh Tồn, thuộc quần đảo Trường Sa, vào chiều ngày 4/3.
Trước những sự việc trên, ngày 19/3/2013, Bộ Ngoại giao Việt Nam một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trên Biển Đông, đồng thời yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo kể trên.
Theo vietbao
Bố mẹ cấm con cái ra khỏi nhà sẽ bị phạt 300.000đồng Cá nhân, tổ chức sẽ bị phạt tiền đến 300.000 đồng nếu có hành vi cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành...