Ngày đầu xử lý mũ bảo hiểm “rởm”: Chủ yếu nhắc nhở, tuyên truyền
Nhiều người tham gia giao thông cho biết không nắm được tiêu chí của một chiếc mũ bảo hiểm (MBH) đúng quy định. Vì vậy, các chiến sĩ CSGT phải tuyên truyền cho người tham gia giao thông các văn bản quy định về tiêu chuẩn của một chiếc MBH đạt chuẩn để tham gia lưu thông.
Sáng nay (1.7), lực lượng CSGT TP.Hà Nội đã ra quân xử lý người điều khiển mô tô, xe máy, xe máy điện tham gia giao thông không đội MBH hoặc đội MBH không đúng cách, không phải là mũ bảo hiểm theo Nghị định số 171/2013/NĐ-CP. Mặc dù trước đó, các cơ quan chức năng đã tuyên truyền người tham gia giao thông sử dụng MBH đạt tiêu tiêu chuẩn, nhưng sáng nay vẫn có rất nhiều người dân sử dụng MBH không đạt chuẩn (mũ “rởm”).
Chiến sĩ đội CSGT số 2, Công an TP. Hà Nội tuyên truyền nhắc nhở người dân về việc đội mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng.
Ghi nhận của PV tại các nút giao thông Kim Mã – Liễu Giai, Hàng Khay – Đinh Tiên Hoàng… lực lượng CSGT đã tiến hành kiểm, tra xử lý nhiều xe máy vi phạm luật giao thông như đi sai làn đường, vượt đèn đỏ, đội mũ không cài dây…
Tại ngã tư Liễu Giai – Kim Mã, các chiến sĩ Đội CSGT số 2 đã yêu cầu dừng xe nhiều trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Theo quan sát của PV, những người đội loại mũ lưỡi trai chỉ có một lớp nhựa đều nhận lỗi đội loại mũ không đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Việc vi phạm đội MBH không đạt chất lượng đều được CSGT nhắc nhở, tuyên truyền, không xử phạt và người dân không bị thu lại MBH kém chất lượng. Trong buổi sáng, cũng không xuất hiện trường hợp nào người dân tranh cãi với lực lượng CSGT về việc MBH mình đội là kém chất lượng hay đúng chất lượng.
Các chiến sĩ Đội CSGT số 2 giải thích lỗi vi phạm đội loại mũ không phải MBH dành cho người đi mô tô, xe gắn máy. (Ảnh: Hữu Thọ)
Bắt đầu xử phạt mũ bảo hiểm rởm: Cái gì khó là đổ cho dân?
Thiếu tá Nguyễn Hồng Hải – Đội phó Đội CSGT số 2 cho biết: “Chúng tôi chủ yếu tuyên truyền, giải thích với người dân về việc đội loại mũ không phải MBH hay MBH kém chất lượng sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 171. Trong quá trình xử lý nếu chúng tôi phát hiện chiếc mũ người tham gia giao thông đội mũ “rởm”, không có đủ 3 lớp, hay tem quy chuẩn, tem của nhà sản xuất theo quy định thì chúng tôi tuyên truyền cho người dân biết cách nhận biết chiếc mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn là như thế nào, từ đó họ có thể tìm mua. Chỉ những trường hợp cố tình vi phạm chúng tôi mới tiến hành xử phạt. Đồng thời, chúng tôi cũng không thu giữ MBH không an toàn, vẫn để người dân tiếp tục lưu thông vì đó là tài sản của người dân”.
Thiếu tá Nguyễn Hồng Hải, Đội phó Đội CSGT số 2.
Tương tự, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, các chiến sĩ Đội CSGT số 1 cũng đã nhắc nhở nhiều trường hợp người dân đội MBH không đạt tiêu chuẩn. Nhiều người khi được lực lượng CSGT giải thích loại mũ lưỡi trai chỉ có một lớp nhựa không phải là MBH vẫn tỏ ra khá mơ hồ và cho rằng mình đã sử dụng từ lâu nhưng không thấy ai nhắc nhở gì. Đồng thời, người vi phạm về việc đội MBH chưa hợp quy định cũng cho biết chưa nắm được quy định cụ thể thế nào là MBH đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Phần lớn các trường hợp người dân đội MBH không đạt tiêu chuẩn đều được nhắc nhở rồi cho đi hoặc xử phạt lỗi vi phạm khác, nhưng vẫn có trường hợp bị xử lý hành chính vì lỗi vi phạm này. Như trường hợp người vi phạm L.X.T (Quảng Ninh) đã nộp phạt tại chỗ 150.000 đồng vì hành vi không đội MBH dành cho người đi xe mô tô, xe gắn máy. Anh L.X.T đã ghi vào biên bản xử phạt vi phạm hành chính: “Tôi nhận lỗi vi phạm. Tôi sử dụng MBH không đúng tiêu chuẩn”.
Đội CSGT số 1 cũng đã xử phạt vi phạm hành chính anh T.V.T (Đống Đa, Hà Nội) vì lỗi đi không đúng phần đường quy định và không đội MBH dành cho người đi xe mô tô, xe gắn máy. Anh T.V.T đã đội mũ bảo hộ lao động khi lưu thông trên đường. Trong biên bản xử phạt anh T.V.T cũng đã nhận lỗi không đội MBH đúng quy định.
Một cán bộ thuộc Đội CSGT số 1 cho biết: “Trước mắt chúng tôi thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo phòng là nhắc nhở, tuyên truyền lần đầu đối với các trường hợp đội mũ không đạt tiêu chuẩn, đồng thời yêu cầu người vi phạm ký cam kết phải đổi sang đội mũ đúng tiêu chuẩn ngay. Tất cả số liệu về việc xử lý và cam kết sẽ được chúng tôi gửi về Phòng CSGT, vì vậy trường hợp nào cố tình không đổi mũ, lần vi phạm sau chúng tôi sẽ xử lý nghiêm”.
Video đang HOT
Về trường hợp mũ đáp ứng được các tiêu chuẩn về hình dáng theo quy chuẩn hàng hóa của bộ Khoa học Công nghệ và có đủ 3 lớp vỏ mũ, lớp đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo, nhưng tem bị mờ hoặc thiếu tem do bị mất, một cán bộ Đội CSGT số 1 cho biết, nếu CSGT xác định được đây là mũ thật thì không xử lý.
Nhiều người tham gia giao thông sử dụng mũ chuyên dụng cho công nhân xây dựng để tham gia lưu thông.
“Chưa có máy xác định mũ bảo hiểm rởm hay thật, khó xử lý”
Bị lực lượng CSGT dừng xe xử lý hành vi đi sai làn đường, đồng thời bị nhắc nhở về hành vi đội mũ bảo hiểm không đúng quy định, anh Nguyễn Đức Hoàn (nhân viên giao hàng) tâm sự, anh không biết hôm nay (1.7) lực lượng chức năng bắt đầu ra quân xử lý những người đội mũ “rởm” và cũng không rõ tiêu chuẩn về chiếc mũ bảo biểu đúng quy định được phép đội tham gia lưu thông.
“Hàng ngày tôi đi giao hàng từ 6h sáng đến 11 giờ đêm nên không biết thông tin cơ quan chức năng hôm nay bắt đầu kiểm tra xử lý những người đội mũ bảo hiểm rởm. Chiếc mũ của tôi đội là mũ thời trang, mũ “rởm”. Tôi mua có 30 nghìn đồng nên không có cái tem nào cả. Mũ này được cái mát mẻ, lại trẻ trung, nhưng sau khi được các anh CSGT tuyên truyền về các tiêu chuẩn của một chiếc mũ bảo hiểm đúng quy định và sự cần thiết của việc đội mũ bảo hiểm đúng quy định, tôi đã cam kết về sẽ về mua mũ bảo hiểm mới đạt tiêu chuẩn để tham gia giao thông”, anh Hoàn tâm sự.
Theo ghi nhận của PV, ngoài anh Hoàn, nhiều người tham gia giao thông cũng không nắm được tiêu chuẩn của một chiếc MBH đúng quy định. Vì vậy, các chiến sĩ CSGT phải đọc và cung cấp cho người tham gia giao thông các văn bản quy định về tiêu chuẩn của một chiếc MBH được phép sử dụng khi tham gia lưu thông. Tuy nhiên, theo cán bộ CSGT của Đội CSGT số 1 và số 2 Công an TP.Hà Nội những trường hợp nào cố tình vi phạm như đội mũ không cài quai, đội mũ không phải mũ bảo hiểm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định.
TheoDân Việt
Cảnh sát giao thông đánh dân, những vụ việc gây bức xúc dư luận
Hành động cảnh sát giao thông đánh dân giữa đường dù đúng hay sai cũng gây bức xúc cho nhiều người dân và ảnh hưởng đến hình ảnh của công an nhân dân nói chung.
Lực lượng Công an nhân dân từ trước tới nay vẫn là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia. Được đứng trong hàng ngũ công an luôn là niềm tự hào và mơ ước của rất nhiều người.
Bên cạnh những con người đang ngày đêm dốc sức cống hiến cho sự phát triển của nước nhà thì cũng có những "con sâu làm rầu nồi canh" khiến hình ảnh chiến sĩ công an trở nên xấu đi.
Nam thanh niên bị CSGT "vô tình" chọc gậy vào mặt
Vụ việc gần đây nhất xảy ra vào khoảng 11h ngày 5/3, anh Nguyễn Năng Đông, 21 tuổi, ở thôn 2 Cổ Điển, xã Hải Bối, huyện Đông Anh, Hà Nội) phải nhập viện, sau khi bị Cảnh sát giao thông (CSGT) "vô tình" chọc gậy vào mặt.
Một số người dân chứng kiến sự việc tại hiện trường cho hay, khoảng thời gian trên, có 2 chiến sỹ CSGT dùng xe chuyên dụng truy đuổi người đi xe máy (sau này xác định là Nguyễn Năng Đông).
Cũng theo những nhân chứng trên, CSGT ngồi sau đã dùng dùi cui đánh anh Đông, khiến anh này bị thương ở mắt và mũi.
Ngay sau đó, bố mẹ và người thân gia đình anh Đông có mặt khống chế CSGT bị tố đã đánh người gây thương tích. Tiếp đó là hàng trăm người dân kéo tới bủa vây hiện trường.
Vết máu tại hiện trường
Nhận được tin báo, Công an xã Hải Bối, Công an huyện Đông Anh đã có mặt để đảm bảo trật tự, tránh tình trạng quá khích của người dân.
Sau khoảng một tiếng xảy ra sự việc, chỉ huy Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Công an Hà Nội) đã có mặt để giải quyết.
Được biết, chiếc xe truy đuổi người vi phạm do Thượng sỹ Nguyễn Cao Quyền điều khiển, người ngồi sau là Thiếu uý Nguyễn Thanh Sơn.
Đại diện Đội CSGT số 6 xác nhận có xảy ra sự việc trên, tuy nhiên đó là do CSGT vô tình chứ không cố tình chọc gậy vào mặt người dân.
Lãnh đạo Đội 6 đã báo cáo Phòng CSGT TP Hà Nội (PC67) đồng thời quyết định tạm đình chỉ công tác, không ra đường làm nhiệm vụ đối với thiếu uý Nguyễn Thanh Sơn và thượng sỹ Nguyễn Cao Quyền để 2 chiến sỹ phối hợp với cơ quan chức năng và gia đình nạn nhân làm rõ nguyên nhân vụ việc.
Đồng thời, hai chiến sĩ này sẽ phải làm tường trình trước lãnh đạo đội và phòng CSGT về sự việc. Việc xử lý cán bộ chiến sĩ trong đơn vị thế nào thì phải đợi kết luận của cơ quan điều tra.
CSGT bị "tố" đuổi đánh người vi phạm đến nhập viện
Trước đó, khoảng 8g40 ngày 22/6/2013, các tiểu thương tại chợ Mộc Hoá, thị xã Kiến Tường (Long An) bức xúc trước việc thanh niên Nguyễn Văn Nhựt (19 tuổi, ngụ P.Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường) bị các cảnh sát giao thông đánh ngất xỉu tại chỗ sau đó còng tay giải về trụ sở Công an thị xã Kiến Tường.
Ông Nguyễn Văn Duyên (49 tuổi), cha của Nhựt cho biết sáng 22/6, Nhựt đi uống cà phê và không mang giấy tờ xe, khi bị cảnh sát giao thông thổi phạt, Nhựt sợ hãi chạy luôn đến khu vực chợ Mộc Hoá và bị cảnh sát giao thông bắt được và đánh.
Nghe các tiểu thương báo tin, ông Duyên chạy đến trụ sở Công an Kiến Tường yêu cầu vào gặp con mình thì các bảo vệ ở đây không cho.
Quá lo lắng, ông Duyên la làng lên và một số người dân chứng kiển cảnh Nhựt bị đánh cùng kéo đến trụ sở Công an thì Nhựt mới được thả ra để đem đến cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Mộc Hoá.
Một số tiểu thương tại chợ Mộc Hoá chứng kiến vụ việc cho biết khi chạy đến gần chợ cá thì Nhựt bị ngã xe và tiếp tục chạy, lúc này một cảnh sát giao thông dùng cây ba trắc đánh vào đầu kiến nón bảo hiểm Nhựt bị vỡ, tiếp đó một người khác chặn đầu đấm đá liên tục vào người Nhựt cho đến khi các tiểu thương la lên mới ngừng lại và còng tay Nhựt đưa đi.
Công an giao thông bị "tố" hành hung người vi phạm
Ngày 29/8, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hải Dương đã tạm giữ anh Phạm Đức Hải (SN 1979, trú tại thôn Dương Hòa, xã Minh Đức, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) để làm rõ hành vi chống người thi hành công vụ.
Theo tài liệu, vào sáng ngày 29/8/2013, Hải điều khiển xe ô tô biển kiểm soát 89A- 002.98 vi phạm luật giao thông, không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của lực lượng Cảnh sát giao thông, thậm chí còn hất trung uý Nguyễn Trọng Kiên lên nắp capo, bỏ chạy gần 3 km.
Sau khi bị bắt giữ, đưa về cơ quan công an, đến khoảng 10 giờ cùng ngày 29/8, Hải bỗng thấy tức ngực, khó thở, chân tay bủn rủn. Lực lượng công an đã đưa đi bệnh viện cấp cứu.
Trong khi đó, em trai Hải là anh Phạm Đức Nam (SN 1984) cho biết: Khoảng hơn 9 giờ ngày 29/8, anh Nam nhận được điện thoại của anh Hải thông báo bị Công an tỉnh Hải Dương hành hung. Khi anh Nam tới nơi thì thấy em trai bị nhiều vết thương trên người và đang được lực lượng Công an Hải Dương đưa lên xe Cảnh sát 113.
Ngồi trên xe, vợ anh Hải là chị Phạm Thị Thương (SN 1985) cũng khẳng định chồng mình đã bị lực lượng công an hành hung gây thương tích.
Chiếc ô tô do anh Hải điều khiển vào sáng 29/8
Giám đốc BVĐK tỉnh Hải Dương Bùi Đức Long cho biết bệnh nhân Hải nhập viện trong tình trạng có nhiều vết xây xát ở vùng cổ tay, vai, gáy. Qua 2 lần hội chẩn, bệnh viện xác định bệnh nhân này bị viêm phổi.
Về thương tích trên người anh Hải, thiếu tá Nguyễn Hoàng Long - Phó trưởng Công an TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương cho rằng không xảy ra xô xát giữa công an với người vi phạm giao thông và chống người thi hành công vụ này. Lực lượng 113 làm nhiệm vụ gần đấy, thấy sự việc nên mới xuất hiện chứ không đánh nạn nhân.
Cảnh sát giao thông đánh tài xế bị chuyển công tác về trại giam
Ngày 25/7/2013, tin từ Công an tỉnh Ninh Bình cho hay, sau hơn một tháng điều tra, xem xét, công an tỉnh đã có quyết định kỷ luật cảnh cáo thiếu tá Hoàng Văn Trọng (thuộc Đội CSGT - Công an TP Ninh Bình) đã có hành vi tát, dùng dùi cui đánh tài xế xe tải ngay trên đường phố hồi trung tuần tháng 6 vừa qua.
Theo đó, Thiếu tá Hoàng Văn Trọng ngoài bị kỷ luật cảnh cáo còn bị luân chuyển xuống làm ở trại tạm giam của công an tỉnh do đã xử lý sự việc thiếu kìm chế.
Thiếu tá Hoàng Văn Trọng tát tài xế giữa phố - Ảnh cắt từ clip
Riêng tài xế xe tải trong đoạn clip do đã vượt đèn đỏ, không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát, chống người thi hành công vụ nên đã công an tỉnh Ninh Bình xử lý phạt hành chính.
Vào ngày 10/6/2013, một đoạn clip xuất hiện trên mạng internet về cảnh một người mặc sắc phục CSGT "hành" người tham gia giao thông ngay trên đường phố.
Hình ảnh gây xôn xao dư luận vào hồi nửa đầu tháng 6/2012 đã được cơ quan chức năng làm rõ (Ảnh cắt từ clip)
Người mặc sắc phục CSGT trong đoạn clip sau đó được xác định là Thiếu tá Hoàng Văn Trọng, công tác tại Đội CSGT, Công an thành phố Ninh Bình.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp với Công an thành phố Ninh Bình vào cuộc điều tra. Người tham gia giao thông bị "hành" trong đoạn clip được xác định là anh Nguyễn Xuân Dương.
Theo Xalo
Phạt đội mũ bảo hiểm rởm: Thế nào để không bị phạt? Phần lớn người đi đường hiện nay vẫn chuộng các loại mũ thời trang, đội để tránh bị xử phạt giao thông là chính chứ chưa hẳn là vì an toàn. Quy định phạt người đội mũ rởm nếu không làm căng thì đâu lại vào đấy cả thôi. Lại tranh cãi phạt ai - ai phạt Chẳng khó khăn để có thể...