Ngày đầu về làm dâu bị bố chồng tát sưng mặt
Người ta cứ nói, lấy chồng sợ nhất là mẹ chồng và “bà cô bên chồng” nhưng với tôi, người đáng sợ nhất lại chính là ông bố chồng gia trưởng.m
Chào mọi người, tôi tên là Hoa, tôi sinh ra trong một gia đình thuần nông ở một vùng quê ven đô Hà Nội. Dù kinh tế chỉ ở mức bình thường nhưng gia đình tôi luôn hạnh phúc và tràn ngập tiếng cười vì bố mẹ tôi rất tâm lý và yêu thương con.
Ở nhà tôi, tất cả mọi người đều có quyền nói lên ý kiến của mình. Tuy làm nông và là con trai trưởng nhưng bố tôi lại rất tiên tiến, không gia trưởng như nhiều người đàn ông khác. Còn mẹ tôi cũng luôn tôn trọng con cái, không bao giờ áp đặt cho con cái những giáo điều cổ hủ như nhiều gia đình khác.
Sau khi tốt nghiệp cấp 3 và đi làm ở một công ty gần nhà. Đi làm được hai năm thì tôi lấy chồng, chồng tôi là người cùng làng, làm cùng công ty của tôi. Chúng tôi quen nhau từ nhỏ nhưng mới chỉ yêu nhau khi hai đứa tốt nghiệp cấp 3 và đi làm chung một chỗ.
Đang sống cuộc sống êm đềm và hạnh phúc cùng gia đình, tôi bắt đầu ngày làm dâu đầu tiên của mình ngoài sức tưởng tượng. Gia đình chồng tôi khác hoàn toàn với gia đình tôi từ cách sinh hoạt cho tới ứng xử trong gia đình.
Video đang HOT
Mọi thứ ở gia đình chồng hoàn toàn khác biệt với gia đình tôi (Ảnh minh họa)
Nếu như ở nhà tôi mọi người đều bình đẳng thì tất cả mọi chuyện trong nhà chồng tôi đều phải hỏi ý kiến của bố chồng. Mới cởi bộ váy cưới sau hôn lễ, tôi đã bị bố chồng gọi lại giao cho một danh sách những công việc cần phải làm.
Dù rất mệt mỏi và phát hoảng với một đống việc cần giải quyết nhưng tôi vẫn cố gắng hết sức để làm vì không muốn mất hình ảnh con dâu ngay trong ngày đầu tiên. Được sự giúp đỡ của cô em chồng, tôi cũng kết thúc công việc của mình khi trời xẩm tối.
Tắm rửa qua loa, tôi lên ăn cơm cùng gia đình chồng. Bữa cơm chung đầu tiên sau đám cưới khiến tôi phát ngán và thực sự khó ăn khi quá mệt. Tôi ăn vội vàng rồi xin phép đi nghỉ sớm.
Thế nhưng, bố chồng tôi ngay lập tức quắc mắt quát tôi ngồi xuống. Tôi không hiểu chuyện gì xảy ra và cố xin thêm vài câu để đi nghỉ thì nhận ngay cái tát trời giáng của bố chồng. Tôi ngã khụy xuống ngay cạnh mâm cơm, đầu óc choáng váng.
Trong cơn đau và choáng, tôi nghe thấy bố chồng bảo: “Nhà này không có tục ăn xong là đứng lên, tất cả chỉ được đứng lên sau khi tao ăn xong. Dạy con từ thủa còn thơ, dạy vợ từ thửa bơ vơ mới về”.
Không chịu nổi, tôi ôm mặt khóc và đem nỗi ấm ức chạy về phòng ngủ. Chồng tôi cũng chạy theo nhưng bị bố anh bắt ngồi xuống, anh cũng không dám trái lời. Từ nhỏ đã sống trong gia đình thoải mái, tôi không ngờ mình lại có ông bố chồng gia trưởng đến vậy và ngày cưới trở thành nỗi đau khó nguôi trong tôi.
Tôi giờ đây thực sự muốn ly hôn ngay sau ngày cưới, chịu đựng ông bố chồng gia trưởng thế này thì chắc đời tôi sẽ chỉ còn những chuỗi ngày sống trong địa ngục. Những tôi thấy bế tắc quá vì tôi rất yêu chồng mình.
Theo Phunuvagiadinh
20 năm nữa mình ly hôn, em nhé?
Em biết suy nghĩ đầu tiên của anh khi nghe lời đề nghị ly hôn từ em là gì không? Anh nghĩ, sắp tới anh sẽ có nhiều thời gian rảnh để đầu tư cho học hành, công việc.
Anh cũng nghĩ về đời sống độc thân tự do tự tại, tự do nhảy việc, tự do đi phượt, tự do làm mọi thứ mình thích. À, có lẽ anh sẽ bắt đầu bằng việc gặp lại vài cô gái độc thân vui tính mà đã lâu lắm rồi anh chưa liên lạc.
Đặc biệt, điều làm anh vui nhất có lẽ là mỗi tối sẽ không phải thức dậy mấy lần để cho con gái bú; cuối tuần sẽ đi nhậu, coi phim, đạp xe, chứ không phải ru rú ở nhà chăm con (cùng với em). Anh sẽ không phải nghe tiếng khóc chói tai, nhức óc, buốt tim từ con mỗi tối khi con bệnh. Anh (và em) sẽ không phải chịu cảnh con ói cái thứ hôi hám lên người, tè cái chất lỏng khai ngấy lên mọi nơi, từ nệm, chăn, ghế, đến quần áo. Anh (và em) sẽ không phải dừng bữa ăn giữa chừng để đi rửa đít cho con, để lau chùi chỗ phân con ị ra. Thậm chí, giữa bữa ăn, hai lần con đái, hai lần con ị, đến khi vệ sinh xong cho con thì cơm canh đã nguội, mà nếu không nguội thì anh và em cũng chả còn tâm trạng thưởng thức nữa. Anh sẽ không phải vướng bận những thứ như vậy nữa, vì em muốn nuôi con, đúng không?
Ảnh minh họa
Rồi anh tự hỏi, nếu không phải anh thì ai? Trừ em ra, ai sẽ đổ phân con ị, giặt quần dính phân, thức đêm chăm con bệnh, ở nhà chăm con cho em đi họp lớp, liên hoan? Ai đủ siêng năng bỏ dở bữa ăn, bữa nhậu để đi rửa đít cho con? Ai đủ kiên nhẫn dạy dỗ con khi con hỗn hào? Khi con lớn, ai sẽ khích lệ chứ không chửi bới khi con phạm lỗi? Ai sẽ ôm hôn con khi con thành công? Cái hôn đó sẽ được người ngoài phán xét thế nào: cái hôn của cha dành cho con, hay là cái hôn của một ông già thèm gái trẻ? Con sẽ lớn lên và suy nghĩ thế nào về hạnh phúc gia đình, về sự bền vững của tình yêu và hôn nhân? Ai sẽ cho con niềm tin về một gia đình hạnh phúc đủ đầy? Hay con sẽ nghĩ rằng ba mẹ không muốn ở chung với nhau là vì con? Hay ba mẹ đã không nghĩ đến tương lai của con mà chỉ nghĩ đến hạnh phúc cá nhân? Làm sao con đủ tự tin để biết rằng chính con cũng xứng đáng có một người chồng yêu thương con suốt đời dù ba mẹ chia tay nhau khi con còn rất nhỏ? Dù em tái hôn, hoặc khả năng hiếm là em một mình nuôi con, thì gia đình mà em chọn đó có vun đắp đủ đầy cho con?
Người ta có thể thay vợ đổi chồng nhưng cha mẹ thì không thay thế được. Nghĩa là thiếu anh hoặc em, dù người kia cố gắng thế nào, thì gia đình mới cũng không hoàn chỉnh cho con. Mà việc không được sống với một gia đình hoàn chỉnh thì cả anh và em đều trải qua, buồn - tủi lắm, đúng không em? Em đành lòng để con phải trải qua thứ mà ba mẹ nó đã phải gặm nhấm sao? Dù cuộc sống có tốt thế nào, sự thiếu hụt cha hay mẹ đều ảnh hưởng đến tâm sinh lý của con gái chúng ta, em thừa biết mà.
Trước khi có con, thậm chí ngay trước khi viết những dòng này, anh vẫn nghĩ rằng cha mẹ không nên viện cớ con cái mà sống chịu đựng nhau, để đến tuổi già sức yếu rồi mới lôi nhau ra tòa, xấu mặt con cái. Nhưng nghĩ lại, anh thấy rằng con gái còn quá nhỏ, con cần một gia đình hoàn chỉnh để sống hạnh phúc, phát triển tâm sinh lý bình thường. Ngay cả những người có gia đình đổ vỡ như anh và em, tuy không suy nghĩ hay hành động cực đoan như nhiều người khác nhưng vẫn luôn cảm thấy thiếu một cái gì đó trong cuộc sống, vì sự cân bằng trong gia đình đã không có? Em sẽ để con gái mình bị như chúng ta sao?
Anh cho rằng 20 năm nữa, khi con gái đã đủ lớn, chúng mình sẽ nghĩ đến việc ly hôn, em thấy thế nào? 20 năm tới, em sẽ sống với anh, một con người em đã hiểu rõ và có thể là người cha tốt, hoặc ít nhất là cha ruột của con và nhìn con hạnh phúc; hay em sẽ chọn rẽ sang hướng khác với một con người em chưa biết trước, và chứng kiến con gái buồn bã cả đời vì gia đình nó không giống nhiều gia đình khác? Em muốn ly hôn lúc này có lẽ sẽ tốt cho em, có lẽ sẽ tốt cho anh, nhưng anh biết sẽ không tốt cho con. Em suy nghĩ nhé.
Theo Blogtamsu
Lao đao vì chồng quá đẹp trai Với phụ nữ, sở hữu được một người chồng đẹp trai, tài giỏi lại nhất mực yêu thương vợ con thì còn gì may mắn hơn. Thế nhưng, đâu chỉ có người vợ mới nhận ra được những ưu điểm của chồng mình. Ngay từ hồi yêu nhau, chị Trà (35 tuổi) đã không còn lạ gì với việc bạn trai có khá...