Ngày đầu tìm kiếm nạn nhân lở núi ở Trà Leng
Sau vụ lở núi khiến 14 nóc nhà ở thôn 1, xã Trà Leng (huyện Nam Trà My) thành bình địa, hàng trăm người dân địa phương và bộ đội dỡ từng gốc cây, tảng đá để tìm người mất tích.
Trưa 29/10, các chiến sĩ Trung đoàn 885 Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam hành quân vào thôn 1, xã Trà Leng. Đây là nơi xảy ra vụ lở núi vào chiều 28/10 khiến 53 người gặp nạn, trong đó 34 người sống sót và bị thương, 6 người chết, còn 13 nạn nhân mất tích.
Do ảnh hưởng bão Molave, hệ thống điện và liên lạc khu vực xã Trà Leng bị cắt từ tối 27/10. Sau vụ lở núi, nhiều người dân địa phương cố gắng gọi hỗ trợ từ ngoài nhưng không được. Khi tiếp cận hiện trường, bộ đội tổ chức liên lạc bằng thiết bị chuyên dụng.
Những xác nhà gỗ và đồ đạc được lực lượng cứu hộ xếp lại một góc để bới tìm nạn nhân bị vùi lấp.
Trước khi lực lượng cứu hộ bên ngoài thông đường vào trong, tại hiện trường có hơn 100 người dân ở các khu lân cận đến hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn.
Việc cứu hộ kéo dài đến chiều muộn. Người dân rọi đèn pin vào từng gốc cây, kẽ hở để tìm người bị vùi lấp.
Video đang HOT
Đôi dép được một quân nhân tặng lại cho người dân địa phương đi chân trần. Người này đã cùng hàng xóm khiêng người bị thương đi bộ 12 km từ hiện trường, theo đường rừng ra quốc lộ để tìm trợ giúp.
Chị Hồ Thị Hoa, 20 tuổi, dân tộc Mơ Nông, mất 7 người thân trong đại nạn, trong đó có cha mẹ, anh chị em và con trai 4 tuổi. Nghe tin làng mình bị vùi lấp, chị bỏ việc từ TP Tam Kỳ chạy xe máy về nhà. Do đường vào làng bị chia cắt, chị Hoa phải đi bộ hơn 30 km, từ 10h sáng đến gần 15h chiều 29/10 mới vào tới nơi.
Tối cùng ngày, lực lượng cứu hộ tìm được thi thể cha của chị Hoa. Trong tang lễ được tổ chức vội vàng, chị Hoa chỉ kịp gói lá trầu, phần tư quả cau vào túi áo cha mình trước khi đắp mộ.
May mắn thoát được ra ngoài khi lở núi, chị Hồ Thị Hà, 28 tuổi, kể, khu dân cư nằm xen kẽ giữa nhiều ngọn núi lớn. Từ sáng sớm 28/10, trời mưa nhỏ và đến giữa trưa thì mưa xối xả, gió giật, lốc. Hai con gái, Hà My (8 tuổi) và Sa Ny (5 tuổi) được chị gửi tại nhà ông bà ngoại cách đó vài trăm mét. Khoảng 13h cùng ngày, chị nghe một tiếng nổ lớn, đất đá trút xuống như thác đổ.
Sau khi núi lở, chị Hồ Thị Hà chỉ còn thấy những con mắt lộ ra ở hiện trường. Chị vội cào bùn, bới đất cứu được mẹ và 2 con nhỏ, còn cha của chị thiệt mạng. Cháu Hà My bị gãy chân, được bộ đội sơ cứu và đưa về điều trị tại bệnh viện huyện Bắc Trà My.
Thi thể các nạn nhân được chôn cất cách hiện trường sạt lở khoảng 50 mét. Do trời tối, việc tìm kiếm 13 người mất tích phải tạm dừng và tiếp tục vào sáng 30/10 với sự hỗ trợ của chó nghiệp vụ.
Một ngày sau vụ sạt lở núi khiến 53 người dân bị vùi trong đất đá, chiều 29/10, diện tích hơn 100 m2 của thôn 1, xã Trà Leng, huyện Bắc Trà My nhìn từ trên cao ngập trong bùn nhão và cây đổ.
Sẵn sàng dùng chó nghiệp vụ tìm kiếm người mất tích ở Nam Trà My
Bộ đội biên phòng đang phối hợp với địa phương khắc phục hậu quả do bão số 9 và sẵn sàng dùng chó nghiệp vụ tham gia tìm kiếm người mất tích ở Nam Trà My, Quảng Nam.
Ông Nguyễn Văn Tiến, phó chánh văn phòng Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, chủ trì cuộc họp - Ảnh: MAI THƯƠNG
Thượng tá Trần Tuấn Anh, phòng cứu hộ - cứu nạn Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng, cho biết như vậy tại cuộc họp khắc phục hậu quả bão số 9 và ứng phó mưa lũ ở miền Trung diễn ra sáng 29-10.
Theo ông Tuấn Anh, các đơn vị Bộ đội biên phòng đang phối hợp với địa phương rà soát thiệt hại do bão số 9 và huy động các tàu cá của ngư dân tham gia tìm kiếm 2 tàu cá bị chìm cùng 26 ngư dân mất tích trên biển, đồng thời sẵn sàng phương tiện, chó nghiệp vụ tham gia tìm kiếm nạn nhân vụ sạt lở đất tại huyện Nam Trà My.
Đại tá Nguyễn Xuân Dũng, Ủy ban Quốc gia về ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cho biết đã điều một thủy phi cơ, một tàu kiểm ngư và hải quân để tìm kiếm, tiếp cận các tàu gặp nạn. Đến 0h50 sáng nay đã tiếp cận khu vực tàu BĐ-98685-TS, toàn bộ 12 người trên tàu đã an toàn và không cần hỗ trợ.
Còn 26 người trên 2 tàu cá Bình Định bị chìm vẫn đang mất tích. Vùng 4 hải quân đã thiết lập sở chỉ huy để tổ chức tìm kiếm.
Về sạt lở đất ở Nam Trà My vùi lấp 53 người hai xã Trà Vân và Trà Leng ngày 28-10.
Bộ Quốc phòng đã huy động Quân khu 4, Quân khu 5, đặc biệt là binh chủng Công binh để phối hợp các lực lượng tìm kiếm. Hiện đường vào hai xã Trà Vân và Trà Leng rất khó khăn do bị sạt lở nhiều đoạn nhưng các lực lượng đang san gạt để sớm tiếp cận.
Ông Dũng cũng đề nghị các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên rà soát lại các khu vực có nguy cơ sạt lở, đặc biệt khu vực nào có dân ở phải sơ tán trước khi xảy ra mưa lớn.
"Sạt lở rất phức tạp và xảy ra rất nhanh, chúng ta không biết trước chỗ nào trong khi hậu quả khó lường. Dân có khi ở mấy chục năm không sao nhưng bây giờ sạt lở phức tạp, rừng bị chặt phá, kết cấu của đất bị phá vỡ nên khi mưa xuống sẽ xảy ra sạt lở ở bất cứ chỗ nào" - ông Dũng nói.
Theo đại diện Bộ Giao thông vận tải, mưa bão số 9 khiến một số tuyến đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 49, quốc lộ 1 bị sạt lở.
Hiện tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, hầm đường bộ Bắc Hải Vân (Thừa Thiên Huế) tạm dừng thu phí dịch vụ đường bộ để giải tỏa phương tiện chống ùn tắc giao thông đến 6h tối nay.
Về hàng không có sân bay Chu Lai bị tốc mái tạm dừng hoạt động đến hết ngày mai, sân bay Đà Nẵng hoạt động từ tối qua.
Ông Nguyễn Văn Tiến, phó chánh văn phòng Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, yêu cầu các đơn vị tập trung lực lượng tìm kiếm người mất tích tại huyện Nam Trà My, tìm kiếm cứu nạn thuyền viên trên 2 tàu cá Bình Định.
Đồng thời tập trung điều hành vận hành hồ chứa phù hợp, giảm lũ cho hạ du và đảm bảo an toàn công trình, đặc biệt trên sông Vu Gia - Thu Bồn.
Ông Hoàng Phúc Lâm, phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết trong sáng nay các sông ở Thạch Hãn (Quảng Trị), sông Vu Gia - Thu Bồn (Quảng Nam), Kon Tum, Gia Lai đang dao dộng ở mức cao, dự báo trưa đến chiều nay sẽ xuống chậm.
Vẫn đang dao động ở mức cao thì dự kiến sẽ xuống.
Với sông Gianh (Quảng Bình) và các sông ở Hà Tĩnh từ trưa nay sẽ dâng cao do khu vực này có mưa trở lại khi gió mùa đông bắc dồn xuống.
Về tình hình ngập ở hạ du các sông Quảng Ngãi sẽ giảm dần nhưng vẫn ngập sâu, hạ lưu sông Vu Gia - Thu Bồn ngập lụt diễn ra trên diện rộng.
Về tình hình mưa ở Nam Trà My (Quảng Nam), trong hôm nay và ngày mai mưa ít nhưng từ đêm mai Nam Trà My sẽ mưa lớn trở lại do ảnh hưởng không khí lạnh.
Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp không khí lạnh tăng cường và nhiễu động gió Đông trên cao, nên từ nay đến ngày 31-10 ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến 200 - 400mm/đợt. Riêng Nam Nghệ An và Hà Tĩnh có nơi trên 500mm/đợt.
Từ ngày mai (30-10) đến ngày 31-10 ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 50 - 150mm/đợt, có nơi trên 200mm/đợt.
Lũ trên các sông sẽ mở rộng ra các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ thượng lưu sông Cả (Nghệ An), sông La (Hà Tĩnh) và các sông ở Quảng Bình lên mức BĐ2 - BĐ3, sông nhỏ lên mức BĐ3, hạ lưu sông Cả lên mức BĐ1 - BĐ2.
Nỗi đau thấu trời tại Trà Leng: Về làng tìm cha mẹ, cô học trò sụp đổ bên 2 nấm mồ Tối 29-10, giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam Hà Thanh Quốc gửi cho chúng tôi một bức ảnh đau lòng: một cô học trò lớp 11 còn mặc đồ học sinh gục đầu tuyệt vọng bên hai nấm mồ. Hồ Thị Điệp - học sinh lớp 11 Trường THPT Nam Trà My, gục đầu tuyệt vọng trước hai nấm mồ của bố...