Ngày đầu tiên làm việc sau Tết, nơi cán bộ “ngóng” dân, nơi dân đợi cán bộ
Ngày 2/2, ngày đầu tiên làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nhiều đơn vị hành chính cấp xã, phường thuộc quận, huyện của TP Cần Thơ có rất ít người đến giao dịch. Ngược lại ở Sóc Trăng, hàng ngàn người dân lại ùn ùn kéo nhau đi làm giấy tờ, khiến các đơn vị của công an tỉnh này phải dựng thêm nhà tiền chế che bạt cho người dân có chỗ chờ đợi…
Sáng 2/2 tại Sóc Trăng ước tính có khoảng từ 1.500 người đến làm giấy Chứng minh nhân dân
Tại phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về TTXH (PC64), Công an tỉnh Sóc Trăng, ước tính có khoảng từ 1.500 người đến làm giấy Chứng minh nhân dân khiến cho khu vực cấp giấy trở nên quá tải, lượng người tràn ra cả hành lang đường Lê Hồng Phong khiến cho lực lượng cảnh sát phải can thiệp để không xảy ra cảnh ùn tắc giao thông ở khu vực này. Tại khu vực giải quyết giấy tờ, lực lượng cán bộ, chiến sĩ trực tiếp thực hiện việc cấp giấy phải chia làm nhiều tổ để làm thủ tục cấp giấy cho bà con.
Để phục vụ cho bà con, đơn vị đã dựng thêm nhà tiền chế che bạt cho bà con có chỗ chờ đợi khi mà giấy
Thượng tá Nguyễn Thị Hồng Nhan, Phó trưởng phòng PC64 cho biết: “Từ sáng đến khoảng 10h00 đã có khoảng 1.000 người đăng ký, nhưng số lượng người chưa đăng ký được vẫn còn rất nhiều, đứng ngồi cả ngoài sân, tràn ra cả phía ngoài đường. Để phục vụ bà con, đơn vị đã dựng thêm nhà tiền chế che bạt cho bà con có chỗ chờ đợi. Với số lượng như vậy, ngày hôm nay cán bộ chiến sĩ đơn vị chắc phải làm hết sức và phải thức đêm “tăng ca” để kịp trả giấy cho bà con”.
Video đang HOT
Một người đến lượt làm, hàng ngàn người đứng đợi
Tương tự, phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về TTXH, các đơn vị như Phòng Xuất nhập cảnh, Phòng CSGT ĐBĐS cũng có rất đông người đến làm giấy tờ xuất nhập cảnh và giấy đăng ký xe các loại.
Trái ngược với không khí ngày đầu làm việc ở Sóc Trăng, tại TP Cần Thơ ở các phường, xã thuộc các quận, huyện của thành phố rất ít người dân đến giao dịch.
Cụ thể, trong buổi sáng ngày 2/2, UBND phường Lê Bình (cùng quận Cái Răng) không có người dân đến giao dịch mà chỉ có cán bộ đến sớm để dự họp đầu năm và ngồi đợi dân. Còn tại UBND An Bình và UBND phường Xuân Khánh (thuộc quận Ninh Kiều), thì vài tiếng mới có một vài người đến giao dịch nên cán bộ cũng đành ngồi chờ.
UBND phường Lê Bình (cùng quận Cái Răng) cán bộ đến sớm để dự họp đầu năm và ngồi “ngóng” dân
Ông Huỳnh Văn, ngụ tại phường An Bình, quận Ninh Kiều TP Cần Thơ cho biết: “Tôi nghĩ ngày đầu năm ít người dân đến các cơ quan hành chính giao dịch cũng dễ hiểu, bởi trước khi nghĩ tết đa số những việc quan trọng người ta đều sắp xếp đâu vào đấy. Bây giờ vẫn còn vương không khí tết, công việc chưa gấp thì người ta sẽ không đến”.
Trụ sở làm việc của UBND phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ trong ngày làm việc đầu năm cũng “vắng hoe” dân
Anh Nguyễn Văn Bền, ngụ phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều cho biết: “Bản thân không muốn đến UBND phường sớm, nhưng vì có hồ sơ cần phải giải quyết gấp nên tranh thủ đi công chứng, đầu năm ít người dân liên hệ công việc nên các anh chị ở UBND phường làm rất nhanh”.
Tương tự các xã, phường quận Ninh Kiều, Cái Răng, UBND xã Mỹ Khánh của huyện Phong Điền trong ngày đầu tiên làm việc sau Tết, toàn thể cán bộ UBND xã Mỹ Khánh bố trí đầy đủ cán bộ trực để giải quyết các thủ tục, yêu cầu cần thiết của người dân một cách nhanh chóng, đặc biệt là bộ phận một cửa, tuy nhiên người dân đến liên hệ công tác tại địa phương này cũng khá vắng vẻ.
Phạm Tâm – Xuân Lương
Theo Dantri
Hà Nội khuyến cáo công chức không xăm hình, dùng nước hoa phù hợp
Dự thảo quy tắc ứng xử nhắc nhở công chức Hà Nội không tranh thủ kinh doanh trong giờ hành chính, không xăm mình, sử dụng mỹ phẩm, nước hoa phù hợp.
Gặp gỡ báo chí ngày 23/11, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao Hà Nội Tô Văn Động cho biết: "Bộ quy tắc ứng xử của cơ quan, đơn vị hành chính thành phố" dự kiến được phê duyệt và ban hành vào ngày đầu tiên của năm 2017.
Bộ quy tắc áp dụng với công chức làm việc trong các cơ quan Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thành phố Hà Nội.
Dự thảo có 6 chương, 16 điều, đưa ra nguyên tắc ứng xử trong các mối quan hệ cơ bản như: quy tắc ứng xử chung; ứng xử với đồng nghiệp; ứng xử với người dân; ứng xử giữa các cơ quan.
Về trang phục, quy tắc khuyến cáo công chức mặc lịch sự (áo có ống tay, cổ áo; váy dài đến gối); đầu tóc gọn gàng; không xăm hình, vẽ hình phản cảm; sử dụng trang sức, mỹ phẩm, nước hoa phù hợp.
Cán bộ, công chức, viên chức thủ đô được đề nghị ăn mặc gọn gàng, lịch sự khi đến công sở. Ảnh minh họa: Võ Hải.
Công chức không quảng cáo, vận động, mời gọi đồng nghiệp và công dân mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ có tính chất kinh doanh trong giờ hành chính.
Khi ứng xử với người dân, công chức được yêu cầu không gây căng thẳng, bức xúc, uy hiếp, tấn công ngươi dân. Nếu có va chạm, người liên quan cần nghiêm túc nhận khuyết điểm và chủ động giải quyết với tư cách cá nhân, không ảnh hưởng đến cơ quan, đơn vị, tổ chức.
Tại khu dân cư, công chức không tổ chức các hoạt động liên hoan, cưới hỏi, ma chay, mừng thọ, sinh nhật, tân gia, mừng thăng chức... linh đình, phô trương, lãng phí, ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư...
Lãnh đạo ngành văn hóa thủ đô cho hay, để ban hành được dự thảo trên, Sở đã điều tra xã hội học, đánh giá thực trạng tại nhiều địa bàn. Theo ông Động, quy trình xây dựng Bộ quy tắc rất chặt chẽ, công phu và thành phố rất thận trọng khi đưa ra quy chế. Tuy nhiên, Bộ quy tắc có được đón nhận hay không "mới là điều mong đợi".
Theo ông Động, Bộ quy tắc không phải văn bản pháp quy, mà đưa ra chuẩn mực chung, khuyến cáo cán bộ, công chức, viên chức thực hiện.
Võ Hải
Theo VNE
Hà Nội bỏ ý tưởng cấm công chức xăm hình, dùng nước hoa phù hợp Hà Nội vừa ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ thủ đô song không có 2 quy định gây tranh cãi trong dự thảo là "không xăm hình" và "sử dụng nước hoa phù hợp". Ngày 25/1, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung ký quyết định ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức,...