Ngày đầu thu phí không dừng, cao tốc TP.HCM – Long Thành ùn ứ
Sáng 26-7, cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây đã đưa vào khai thác hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng (ETC), thống nhất công nghệ với các trạm trên toàn quốc.
Ùn xe tại trạm thu phí Long Phước trên cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây sáng 26-7
Theo đó, 3 trạm thu phí trên cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây vận hành 25 làn thu phí ETC, bao gồm 11 làn vào và 14 làn ra, đảm bảo năng lực thông hành hiện tại.
Theo ghi nhận sáng ngày đầu vận hành, dòng xe hướng từ nút giao An Phú (TP.HCM) đi về trạm thu phí Long Phước ùn ứ, tốc độ di chuyển chậm.
Tại trạm thu phí Long Phước cũng ùn nhẹ vì nhiều xe không dán thẻ hoặc không có tiền trong tài khoản nên được nhân viên trạm thu phí Long Phước hướng dẫn, điều tiết để qua trạm dán thẻ miễn phí.
Thực tế, từ khuya 25-7, các đơn vị đã vận hành thử việc thu phí ETC trên các trạm thu phí của cao tốc. Đối với các xe có đủ điều kiện đi vào làn ETC thì lưu thông nhanh.
Tuy nhiên, một số xe chưa dán thẻ để sử dụng ETC hoặc số dư tài khoản chưa đủ dẫn đến việc xử lý mất thời gian. Việc này cũng là một trong những nguyên nhân gây ùn ứ.
3 tháng gần đây, lưu lượng xe qua cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây đạt khoảng 55.000 lượt/ngày, được ghi nhận là cao tốc có lưu lượng xe lớn nhất Việt Nam.
Video đang HOT
Nhiều xe chưa dán thẻ hoặc không có tiền trong tài khoản nên gây ra ùn tắc
Từ 1-8, toàn tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây sẽ hoàn toàn thu phí ETC
Nhân viên trạm thu phí hướng dẫn những xe không có thẻ ETC đi qua trạm để được dán miễn phí
Miếng dán thẻ VETC
Nhân viên trạm thu phí Long Phước dán thẻ VETC miễn phí
Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình 'về đích' thu phí không dừng trước hạn chót
Chiều 22.7, tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình chính thức đưa vào vận hành, khai thác hệ thống thu phí tự động không dừng (ETC), sớm hơn 10 ngày so với hạn chót 1.8.
Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình là một trong những dự án trọng điểm được Chính phủ và Bộ GTVT quan tâm, liên tục đôn đốc, chỉ đạo và thuộc quản lý của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), gồm Cầu Giẽ - Ninh Bình, Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Nội Bài - Lào Cai và TPHCM - Long Thành - Dầu Giây.
Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ. Ảnh VŨ THÀNH
Đến trước ngày 20.7, cả nước đã thực hiện lắp đặt tổng số 588 làn ETC trong thời gian 7 năm kể từ năm 2015. Trong khi đó, dự án ETC 4 tuyến cao tốc của VEC có quy mô lắp đặt 132 làn ETC, trên 28 trạm thu phí, trải dài 490 km của 4 tuyến cao tốc ở 3 miền Bắc - Trung - Nam.
Theo ông Phạm Hồng Quang, Tổng giám đốc VEC, đến sáng 20.7, Tasco và VETC hoàn thành lắp đặt hệ thống ETC cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, vượt tiến độ 10 ngày so với cam kết, đưa vào vận hành 13 làn ETC mới, nâng tổng số lên 28 làn ETC, tại 3 trạm thu phí Vực Vòng, Liêm Tuyền và Cao Bồ.
Các phương tiện lưu thông qua làn ETC thuận lợi, nhanh chóng, thời gian qua trạm trung bình từ 6 - 12 giây.
Việc đưa hệ thống thu phí ETC cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình vào khai thác có ý nghĩa quan trọng đối với giao thông cửa ngõ phía nam Thủ đô Hà Nội trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, tiện ích cho phương tiện lưu thông, đồng bộ hạ tầng giao thông cả nước.
Sau Cầu Giẽ - Ninh Bình, Tasco và VETC tiếp tục triển khai lắp đặt để đưa hệ thống ETC của các tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, Nội Bài - Lào Cai, Đà Nẵng - Quảng Ngãi vào sử dụng, kế hoạch tương ứng vào các ngày 26.7 và 28.7, đáp ứng cam kết với chủ đầu tư.
Điểm dán thẻ không dừng trên cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Ảnh VŨ THÀNH
Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết, tới ngày 1.8, VEC chắc chắn sẽ hoàn thành việc lắp đặt hệ thống ETC trên 4 tuyến cao tốc chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Trên cả nước có 129 trạm BOT thì 113 trạm áp dụng thu phí ETC, các trạm còn lại do có tính chất đặc thù nên được Chính phủ đồng ý không lắp đặt thu phí ETC. Riêng VEC có 140 làn thu phí ETC, tuy nhiên do khó khăn về nguồn vốn nên tiến độ bị chậm. Đến năm 2021, VEC mới xác định được nguồn vốn, tháng 7.2022 mới triển khai thu phí trên 4 tuyến cao tốc, cam kết với Chính phủ là hoàn thành lắp đặt các trạm thu phí ETC trước ngày 1.8.
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT, từ 1.8, tất cả các trạm thu phí trên cả nước áp dụng thu phí ETC. Tuy nhiên, để hoạt động thu phí được thuận lợi thì cần có sự phối hợp của các nhà cung cấp dịch vụ. Hiện có 2 nhà cung cấp dịch vụ ETC, 2 hệ thống khác nhau nhưng được kết nối liên thông, đảm bảo thông suốt. Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những trục trặc kỹ thuật, vì vậy phải luôn luôn theo dõi, quản lý chặt chẽ và xử lý kịp thời.
Hoạt động thu phí ETC tác động rất lớn, ảnh hưởng tới người dân, đặc biệt là các chủ xe kinh doanh vận tải, vì vậy Thứ trưởng Thọ đề nghị các cơ quan quản lý, đơn vị cung cấp dịch vụ ETC phải có sự phối hợp chặt chẽ, xử lý linh hoạt để đảm bảo thuận lợi nhất đối với người dân, chủ phương tiện.
Thứ trưởng Bộ GTVT cũng đề nghị Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) - Bộ Công an chỉ đạo lực lượng CSGT trên toàn quốc tăng cường hỗ trợ trong tổ chức giao thông, hạn chế tối đa nguy cơ ùn tắc và đảm bảo an toàn giao thông trong thời gian đầu vận hành các trạm thu phí ETC.
Từ Vũng Tàu về TP HCM mất hơn 5 giờ, tài xế kêu trời Thoát khỏi Quốc lộ 51 những tưởng đã hết kẹt xe, tài xế lại lắc đầu kêu trời bởi lên tới tuyến cao tốc tình trạng kẹt xe tiếp tục tái diễn, đi từ Vũng Tàu về TP HCM mất hơn 5 giờ Chiều 17-7, anh Ngọc Toàn (ngụ TP HCM) chở nhóm bạn từ huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu)...