Ngày đầu thi vào 10 Hà Nội: Có phụ huynh ngất xỉu, nhiều em đến trường thi sát giờ đóng cổng
Hôm nay, gần 105.000 học sinh Hà Nội bước vào ngày thi đầu tiên kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập.
Đúng 8 giờ sáng nay, thí sinh bắt đầu làm bài thi môn Ngữ văn, thời gian kéo dài 120 phút. Buổi chiều, thí sinh thi môn Ngoại ngữ, thời gian 60 phút, bắt đầu từ 14h. Sáng mai, 11/6, học sinh hoàn thành môn thi cuối cùng là Toán trong 120 phút, bắt đầu từ 8h.
Những thí sinh có nguyện vọng vào các trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, Nguyễn Huệ hay lớp chuyên của THPT Chu Văn An sẽ làm thêm bài thi môn chuyên vào 12/6.
Ghi nhận của PV tại điểm thitrường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam:
Ngay từ 6h sáng, nhiều phụ huynh và học sinh đã có mặt tại trường.
Cùng với đó, lực lượng an ninh, dân phòng phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, có mặt từ trước 6h sáng để làm công tác bảo vệ trật tự, giải toả mặt bằng, tránh cho điểm thi khỏi ùn tắc.
Nhiều phụ huynh không quên dặn dò con kiểm tra kỹ lại đồ dùng trước khi vào phòng thi. Những cái bắt tay, ôm chặt được phụ huynh trao cho con để động viên tinh thần.
Video đang HOT
Chị Huyền (quận Bắc Từ Liêm) có con là Trần Đình Thắng, học sinh trường THCS Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm. Năm nay Thắng có nguyện vọng thi trường THPT Minh Khai (Q.Bắc Từ Liêm). Ngoài ra em cũng thi vào một loạt trường chuyên ở Hà Nội.
Đã là lần thứ 3 đưa con đi thi nhưng chị Huyền vẫn rất căng thẳng. Một phần bởi vì ngày hôm trước đi thi chuyên Khoa học tự nhiên, Thắng dính trận mưa nên ốm. Sáng nay, chị dậy từ 5h để nấu cơm, chuẩn bị đồ cho con ăn chắc bụng để đi thi. Khi con vào cổng trường, chị vẫn đứng lại ngóng con.
Chị cho hay: “Lát mình về nhà nấu cơm rồi mang lên trường thi cho con ăn cho đảm bảo. Vợ chồng mình cũng thuê sẵn nhà nghỉ ở gần trường rồi”. Chị Huyền chia sẻ trước ngày thi, Thắng không bị căng thẳng, thoải mái tinh thần.
Chị Huyền (quận Bắc Từ Liêm)
Anh Phạm Hoàng Hải (Q.Hai Bà Trưng), có con tên Phạm Ngọc Anh (THCS Lê Ngọc Hân) năm nay đặt NV1 vào trường THPT Việt Đức. Hôm nay, anh dậy từ 5h30 để chuẩn bị đưa con đi thi.
Trước ngày thi, cả gia đình không căng thẳng, con anh ôn thi rất thoải mái. Một phần vì lực học của Ngọc Anh ở mức khá, có thành tích thi Học sinh giỏi môn Tiếng Nhật cấp Thành phố. Năm nay ngoài nguyện vọng vào THPT Việt Đức thì Ngọc Anh cũng thử sức thi vào THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam. Giống như chị Huyền, anh Hải đưa con đi thi xong cũng không vội về luôn mà nán lại đến 8h.
Anh Phạm Hoàng Hải (quận Hai Bà Trưng)
Gần 7h, học sinh đến điểm thi đông dần. Nhiều phụ huynh quyết định không về mà ở lại chờ con thi xong.
Nhiều phụ huynh vẫn ở lại điểm thi dù thí sinh đã vào phòng thi, chuẩn bị làm các thủ tục.
một phụ huynh đứng ngóng con.
Tại điểm thi trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, một tình huống hi hữu đã xảy ra khi có phụ huynh ngất xỉu, nôn tại cổng trường. Ngay lập tức, bộ phận y tế của điểm thi đã tiến hành sơ cứu, đồng thời gọi xe 115.
Khoảng 7h30, nhiều em học sinh hối hả chạy vội đến điểm thi. Các em được lực lượng chức năng, lực lượng tình nguyện hỗ trợ đi vào trường thật nhanh.
Năm nay, toàn thành phố Hà Nội có hơn 129.000 học sinh tốt nghiệp bậc THCS, trong đó, 104.917 thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 vào lớp 10 công lập (tăng 1.000 thí sinh so với năm trước), tỷ lệ chọi trung bình 1/1,79. Năm ngoái tỷ lệ chọi vào lớp 10 công lập trung bình 1/1,67 và năm 2021 là 1/1,61. Như vậy, tỷ lệ chọi vào lớp 10 năm nay dự kiến cao nhất trong 3 năm qua.
Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các điểm thi phân công cán bộ coi thi theo nguyên tắc, mỗi phòng thi bố trí 2 cán bộ coi thi ở 2 trường khác nhau; một cán bộ coi thi không coi thi quá 1 lần tại 1 phòng thi.
Góc nhìn trẻ: Đừng 'chạy trường' cho con!
Những kỳ thi tuyển sinh vào lớp 6, lớp 10 và cả kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp diễn ra. Chỉ mong sao bất kỳ người bố người mẹ nào cũng đừng "đeo mang" suy nghĩ rằng phải "chạy trường" cho con.
Một khảo sát nhỏ mới đây của người viết với những học sinh lớp 9, lớp 12, và cả lớp 5 tại TP.HCM cho thấy, một trong những nỗi lòng của họ hiện tại, là khi sắp sửa bước vào những kỳ thi quan trọng như chuyển cấp, vào đại học, họ chỉ muốn tự mình nỗ lực để vượt qua bằng chính năng lực của họ. Các em không muốn bố mẹ phải "chạy trường" cho mình.
Những người trẻ chẳng mong được bố mẹ "giúp sức" bằng cách "chạy chọt" để làm đẹp học bạ (nhằm đủ điều kiện thi vào trường "xịn"), "lo lót" để có thể vào trường danh tiếng, "nhờ đỡ" để đạt điểm cao nhằm đậu đại học...
Bố mẹ hãy để con cái đi lên bằng đôi chân của chính họ
Ngẫm lại, điều họ chẳng mong ấy là hoàn toàn chuẩn xác. Bởi lẽ, những "chạy chọt", "lo lót", "nhờ đỡ" còn có thể hiểu là "chạy trường" sẽ dẫn đến những hệ lụy vô cùng tai hại. Mà rất có thể, trong một phút giây nào đó, những người làm bố làm mẹ, hoặc vô tình hay cố ý, hoặc cũng có thể chẳng sáng suốt để nhìn ra.
Ai cũng hiểu rằng, việc "chạy trường" cho con xuất phát từ một dụng ý tốt, là vì thương con. Thế nên mong muốn con được học ở một ngôi trường chất lượng. Nhưng việc "chạy trường" cho con sẽ gởi đến tín hiệu gì cho con? Đó là vô tình khiến cho con tự nhận ra, tự hiểu rằng, bản thân con chưa đủ sự tự tin, không có đủ năng lực cũng chẳng đủ kiến thức để có thể thi tốt nên bố, nên mẹ mới phải... chạy vòng ngoài.
Chính điều này vô hình chung sẽ ảnh hưởng đến sự tự tin của con. Lúc ấy, trong đầu của con sẽ nghĩ rằng dù có tài năng đến mấy, dù có học giỏi thế nào, dù có chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi đến nhường nào thì khi được vào học ở trường "xịn", đậu vào trường đại học danh tiếng, con vẫn nghĩ "mình đậu là nhờ cha mẹ đã "chạy trường" cho mình". Dấu ấn ấy như một vết nhơ, sẽ hằn in xấu trong suốt cả cuộc đời người con.
Cũng có thể, trong tương lai đứa con ấy học rất giỏi, có tài năng thật sự, chạm đến vô số những thành công trong học tập, nghiên cứu khoa học... Nhưng chỉ vì từng biết bố mẹ đã "chạy trường" cho mình năm lớp 5, năm lớp 9, năm lớp 12... thì cũng sẽ tự hỏi bản thân một cách đầy nghi ngờ: "liệu mình có giỏi thật sự không?", "liệu những gì đạt được của hôm nay là do bản thân mình cố gắng hay vì từng được bố mẹ lót sẵn đường để đi?"...
Hãy dạy cho con cách để chinh phục ước mơ, đạt được những điều mà con muốn
Lại nhớ đến vụ án gian lận điểm tại kỳ thi THPT cách đây vài năm ở các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang. Nhiều ông bố, bà mẹ từng đảm trách quyền cao chức trọng, nhưng vì thương con và trót "chạy trường" cho con sau đó đã phải đứng trước vành móng ngựa với đủ tội danh.
Còn con của họ, dù đã được nâng điểm sau những cuộc ngã giá tiền tỉ, dù đã có "vé" vào các trường đại học tốp đầu... Nhưng rồi sau đó, khi sự thật bị phát giác, khi thông tin vụ án làm dậy sóng dư luận xã hội, ước mơ vào đại học đã phải bị trì hoãn cùng nỗi đắng cay ê chề.
Lòng tự trọng luôn song hành với sự tồn tại của mỗi con người trong cuộc sống này. Ai cũng có lòng tự trọng. Bố mẹ có lòng tự trọng. Con cái cũng có lòng tự trọng. Người lớn có lòng tự trọng. Con trẻ cũng có lòng tự trọng. Chính lòng tự trọng đã giúp mỗi người nỗ lực, phấn đấu, vượt qua những thất bại, hình thành nhân cách. Nhưng, không ít cha mẹ đã đập vỡ lòng tự trọng của con cái chính bằng việc "chạy trường".
Như đã nói ban đầu, đành rằng "chạy trường" bắt nguồn từ việc thương con. Nhưng thương con bằng việc "chạy trường" thì khác nào hại con? Nghĩ rằng mình giúp con nhưng thật ra là hại cả cuộc đời của con sau này.
Vậy nên, thay vì "chạy trường" cho con, thì bố mẹ hãy dạy cho con có sự tự tin. Hãy dạy cho con cách để chinh phục những ước mơ, đạt được những điều mà con muốn. Hãy bên cạnh con để động viên con sau những lần vấp váp thất bại... Đó mới chính là là thương con. Đó mới là cách dạy con chuẩn xác.
Không vào trường top, trường "xịn" thì cũng chẳng sao. Cuộc đời này đâu có lệ thuộc vào một tấm bằng hay lệ thuộc ngôi trường nào? Đâu có chắc những học sinh, sinh viên giỏi ở trường "xịn", trường top, trường nổi tiếng sau này sẽ thành công trong cuộc đời hơn những sinh viên, học sinh ở những trường khác?
Ra cổng trường thi nhìn cảnh những ông bố đợi con hàng giờ giữa cái nóng đổ lửa: Ngày của Cha nhưng vẫn dành tất cả cho con! Trong Ngày của Cha, nếu ai đó hỏi bất kỳ người bố nào về mong ước của họ. Câu trả lời nhận được nhiều nhất sẽ luôn bắt đầu bằng hai chữ "Mong con"... Hôm nay là một Ngày của Cha đặc biệt, bởi nó trùng với ngày thi cuối trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội. Và vì...