Ngày đầu năm mới mà mẹ chồng đã xả vào tai tôi một câu khiến tôi đau quặn lòng, nỗi khổ này ai thấu cho
Người ta thì vui vẻ đi chúc Tết còn tôi miệng cười nhưng lòng đau như cắt. Tôi biết phải làm sao bây giờ?
Ngày đầu năm mới ai cũng chỉ muốn kể cho nhau nghe những câu chuyện vui vẻ, phấn khởi, hạnh phúc nên tôi chẳng dám than vãn với ai về nỗi buồn trong sâu thẳm lòng mình nên lên đây trải lòng, hy vọng sẽ tìm được ít nhiều sự đồng cảm.
Chồng tôi là con trai duy nhất lại là con trưởng của dòng họ, nghĩa là sau này khi bố chồng tôi già yếu, anh ấy sẽ phải thay bố lo lắng mọi việc lớn nhỏ trong cả dòng họ. Đối với người thành phố có thể không quá đặt nặng chuyện này nhưng cứ ở quê mọi người sẽ thấy, trọng trách nặng nề lắm. Vậy nên, dù đi làm ở thành phố nhưng mỗi lần có công việc, chồng tôi vẫn phải cố gắng thu xếp để có mặt ở nhà, đặc biệt là dịp cuối năm, rất nhiều việc trong chi họ cần phải làm, nào là giỗ tổ họ, xây lại mồ mả cho các cụ, quyên góp, kêu gọi ủng hộ cho quỹ của chi họ… và hàng trăm thứ việc không tên nữa.
Ảnh minh họa.
Tôi sinh ra ở thành phố, không phải là tiểu thư lá ngọc cành vàng nhưng từ nhỏ cũng được bố mẹ chiều chuộng nên ít khi phải động tay, động chân vào việc gì. Ngay từ hồi chưa cưới, anh ta nói với tôi về điều này nhưng thực sự tôi chưa hình dung dược hết những khó khăn ấy nên cứ tặc lưỡi, không sao em chịu được. Và rồi, cho đến giờ phút này tôi đã thực sự thấy “thấm”.
Từ những ngày đầu về làm dâu, tôi đã liên tục phải nghe những câu kiểu như: “Cháu là dâu trưởng phải thế nọ, thế này”, “Làm dâu trưởng mà không tháo vát lên chút là hỏng bét”… Ngày Tết lại càng là cực hình với tôi, có quá nhiều thứ việc không tên phải làm khiến tôi dần trở nên ám ảnh mỗi khi Tết đến.
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Nhưng đó chưa phải là điều vất vả nhất mà tôi phải chấp nhận khi làm dâu nhà anh. Mặc dù bố mẹ chồng tôi không quá khó tính, thậm chí còn có thể nói là ông bà khá dễ chịu. Mẹ chồng chỉ bảo, dăn dạy tôi nhẹ nhàng từ những ngày tôi còn chân ướt, chân ráo về nhà chồng, còn bố chồng thì cực tâm lý, luôn nghĩ cho con cái. Tuy nhiên, có một điều khiến tôi rất áp lực, ấy là ông bà “quyết tâm” phải có cháu đích tôn. Bởi lẽ, thông thường gia đình nào cũng đều mong có cháu trai để nối dõi, nhưng không có thì cũng đành chịu nhưng đối với gia đình tôi việc có con trai là bắt buộc.
Oái oăm thay, tôi đã sinh 2 đứa đều là con gái. Khi mới cưới xong, tôi mang bầu luôn và một cô con gái xinh xắn chào đời, chỉ 3 tháng sau khi sinh con, dù chưa có kế hoạch đẻ tiếp nhưng tôi lại lỡ mang bầu, không muốn bỏ đi giọt máu của mình nên tôi và chồng quyết định giữ lại. Vậy là chỉ 3 năm, tôi đã có 2 cô công chúa xinh xắn, trắng trẻo thừa hưởng được hết cả nét đẹp của bố mẹ.
Ảnh minh họa.
Kể từ khi tôi sinh con thứ 2 là con gái, mẹ chồng tôi đã thay đổi hẳn thái độ, nhiều lúc bà còn khinh thường tôi ra mặt vì không biết đẻ con trai. Tết này, tôi đang mang bầu đứa thứ 3, mới được 2 tháng chưa rõ giới tính con ra sao. Tôi ốm nghén mệt mỏi không thiết ăn gì nhưng vẫn phải cố gắng gượng về quê chồng từ hôm 26 Tết để sắm sửa, lo chu toàn cho cả gia đình. Vậy mà mẹ chồng tôi không một lời hỏi han, động viên xem tôi bầu bí, ốm nghén ra sao.
Đến đêm giao thừa tối qua, bà lấy lì xì mừng tuổi cho 2 con gái tôi rồi quay sang tôi nói: “Còn đây là lì xì cho mẹ nó để cuối năm sinh cho bà một thằng cháu đích tôn, không thì chuẩn bị tinh thần năm sau về ngoại mà ở”. Nghe câu chúc năm mới của bà mà tôi buồn thấu ruột, thấu gan, con gái thì sao cơ chứ, tại sao mọi người ở quê lại cứ phải đặt nặng vấn đề đó làm gì vậy. Tôi mệt mỏi lắm rồi, tôi phải làm sao đây?
Theo afamily.vn
Món quà tết của ba tôi
Năm nào cũng vậy, sau khi làm lễ đón giao thừa xong, ba lì xì cho mỗi gia đình nhỏ của các con hai tấm thư pháp do tự tay ba viết. Đó là món qua tết vô cùng ý nghĩa đối với chúng tôi.
Tết đến, khi mọi người rộn rịp chuẩn bị đón mừng năm mới thì ba tôi lại loay hoay mua giấy đỏ, mực tàu và những tấm mành mành để bắt đầu viết thư pháp. Tuy không học qua khóa thư pháp nào, nhưng với " Hoa tay thảo những nét/Như phượng múa rồng bay", ba tôi viết thư pháp rất khéo và đẹp. Với nét cọ bằng mực tàu vừa uyển chuyển mềm mại, vừa sắc sảo tinh tế, ba chọn những câu chữ có ý nghĩa để viết. Ban đầu, ba viết một chữ, nhiều lắm cũng độ bốn, năm chữ trên giấy đỏ hay tấm mành mành. Sau này, quen tay ba viết liền mạch thành những câu thơ hay câu đối. Ba còn vẽ thêm nền hoa văn trên giấy để làm tôn thêm vẽ đẹp thanh nhã của chữ.
Lúc đầu ba viết thư pháp chỉ để trang trí trong nhà cho vui thôi, sau đó là món quà mừng tuổi cho con cháu. Năm nào cũng vậy, sau khi làm lễ đón giao thừa xong, ba lì xì cho mỗi gia đình nhỏ của các con hai tấm thư pháp. Con cháu vui sướng đón nhận quà lì xì đặc biệt của ba như nhận lời chúc phúc cho năm mới. Đó là những tấm giấy đỏ có viết những chữ có ý nghĩa như: Phúc, Lộc, Thọ, Tài, Trí, Tâm, Đức.
Bà con hàng xóm đến chúc Tết, thấy chữ đẹp nhờ ba viết giùm. Rồi bạn bè người quen đến chơi, thấy chữ có ý nghĩa, xin chữ về treo lấy hên. Cứ thế mà số lượng người hâm mộ chữ của ba tôi ngày càng đông. Ba lại vui vẻ viết chữ nhiều hơn để đáp lại tình cảm của mọi người, có khi mùng hai, mùng ba tết vẫn lui cui viết, vẽ để kịp tặng mọi người.
Tết đến, khi mọi người rộn rịp chuẩn bị đón mừng năm mới thì ba tôi lại loay hoay mua giấy đỏ, mực tàu và những tấm mành mành để bắt đầu viết thư pháp
Tôi để ý thấy ba tôi cũng căn cứ vào đặc điểm, nghề nghiệp của mỗi người mà tặng chữ. Thầy cô giáo ba tặng chữ Tâm. Nhà có con đi học ba tặng chữ Trí thật to. Ai nhiều âu lo ba cho chữ An. Ai hay nóng nảy ba ban cho chữ Nhẫn. Ai than buồn ba khuyên chữ Lạc. Vợ chồng mới cưới ba cho chữ Hạnh phúc. Các cụ ông cụ bà ba biếu chữ Thọ. Nhà bán buôn, làm ăn ba tặng chữ Lộc. Bạn trẻ làm dự án ba tặng chữ Thuận buồm xuôi gió. Mừng năm mới ba tặng chữ Vạn sự cát tường. Nhà đông con cái ba viết Gia hòa vạn sự thành - Tử hiếu song thân lạc. Ai ai cũng quý chữ của ba tôi.
Sau này, ba tôi cũng viết theo đơn đặt hàng hơi phức tạp của người xin chữ. Những người con hiếu thảo nhờ ba viết dùm những câu ca dao ca ngợi công ơn cha mẹ: "Công cha như núi Thái sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra", "Con dù lớn vẫn là con của mẹ. Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con". Các bạn trẻ còn sưu tầm những câu danh ngôn, tục ngữ trong sách nhờ ba viết để treo nơi phòng làm việc như một lời nhắc nhở cách sống đẹp.
Nhưng cũng có lúc ba tôi không chiều lòng người xin chữ. Mấy người hàng xóm mê làm giàu mà quên dạy dỗ con cháu, họ yêu cầu ba viết chữ Phú, chữ Quý, ba lại viết tặng họ chữ Nhân, chữ Nghĩa, chữ Đức, chữ Lễ.
Có đứa cháu giỏi giang nhờ ông viết chữ Tài cốt ý khoe khoang, nhưng ông già lại thâm thúy viết luôn câu "Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài" để tặng. Ông cán bộ đến chơi xin chữ, ba tặng Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Không ai phản đối cả mà vui vẻ đón nhận lời khuyên ý nhị của ông cụ được gửi gấm qua nét chữ thư pháp.
Một người bạn rất thích nét chữ mềm mại của ba tôi nên nhờ viết bài thơ do anh sáng tác vào bức liễn mành trúc. Một Việt kiều từ Mỹ về nhìn thấy thích quá bèn mua cả chục tấm mành trúc đến đặt hàng cho ba tôi viết những lời thơ ca ngợi quê hương, đất nước. Thế là ba tôi được dịp giới thiệu sản phẩm độc đáo của mình ra nước ngoài bằng nét chữ, câu thơ đậm đà tính dân tộc: "Thuyền ai thấp thoáng bên sông. Nghe câu mái đẩy chạnh lòng nước non".
Tôi thấy, lúc đó ba tôi rất vui vì chữ của ba được xuất ngoại để làm nhiệm vụ thiêng liêng nhắc nhở người xa xứ nhớ đến quê hương, nguồn cội.
Cứ thế, nhiều năm trôi qua, ba tôi miệt mài cặm cụi viết, vẽ thư pháp. Có bao nhiêu tiền con cháu gửi tặng, ông dành hết cho việc mua mực, giấy và tấm mành mành. Càng ngày nét chữ của ba tôi càng điêu luyện hơn và có thêm nhiều "fan hâm mộ". Không chỉ viết trong dịp tết mà dường như ba tôi viết quanh năm vì số người mê chữ thư pháp ngày càng nhiều. Đối với những người bạn già hay trung niên, ông coi chữ thư pháp như là món quà tinh thần để giao lưu, là lời chúc tốt đẹp dành cho họ. Đối với lớp trẻ, ông mượn chữ của người xưa để nhắc nhở con cháu nền tảng đạo đức và sống đẹp.
Tôi dành chỗ trang trọng nhất nơi phòng khách, treo chữ Tâm, chữ Đức như lưu giữ lời dạy dỗ quý báu của ba tôi
Có người nói: "Sao bác không viết chữ để bán? Thời buổi bây giờ người ta chuộng chữ thư pháp, nếu bán chắc được nhiều tiền lắm!". Ba tôi nói: "Bán đi, tiền có bao nhiêu rồi cũng hết. Tặng chữ, tình nghĩa còn! Như vậy cũng thấy vui lắm rồi!".
Là con của ba, tôi rất hãnh diện khi nhìn thấy trong xóm, nhà của bạn bè, người thân, thậm chí một vài cơ quan, công ty gần đó cũng trang trí chữ của ba tôi. Họ treo ở nơi trang trọng dễ thấy, dễ đọc. Nhà tôi cũng có nhiều chữ thư pháp ba viết. Bạn bè đến nhà thấy chữ đẹp thường hay xin về. Thế là năm nào gần tết, tôi cũng đặt hàng ba tôi viết vài chục tấm liễn để tặng bạn.
Riêng mình, tôi dành chỗ trang trọng nhất nơi phòng khách, treo chữ Tâm, chữ Đức như lưu giữ lời dạy dỗ quý báu của ba tôi. Tôi muốn các con của tôi mỗi ngày nhìn vào chữ của ông ngoại để rèn luyện tâm đức trong suốt cuộc đời.
Năm nay ba tôi đã bước vào tuổi 90. Thật vui và hạnh phúc khi thấy gần tết, ông lại loay hoay mực tàu, giấy đỏ, chuẩn bị công việc yêu thích của mình. Bằng nét chữ tao nhã, ba đã và đang chuẩn bị hàng trăm tấm thư pháp để đem niềm vui đến cho mọi người, mọi nhà.
Thật tự hào món quà tết của ba tôi.
Theo thegioitiepthi.vn
Tết làm điều này, ai cũng thấy vui Với tôi, Tết cần được xả hơi, làm những gì mình thích chứ không bị cuốn vào guồng đua tít mù của mua sắm, làm đẹp, dọn dẹp và nấu nướng. Tết, có nhiều người căng thẳng vì ví mỏng, vì một năm trôi qua không có gì mới. Mạng xã hội vô tình như bào vào gan ruột một nỗi ấm ức,...