Ngày đầu đóng phí sử dụng đường bộ: Băn khoăn về chất lượng đường sá
Chủ sở hữu ô tô, doanh nghiệp vận tải bắt đầu phải đóng phí sử dụng đường bộ kể từ 2-1-2013. Dù trước đó có nhiều “kêu ca”, nhưng qua ngày đầu tiên thực hiện thu phí cho thấy, hầu hết chủ phương tiện đều thực hiện và ai cũng mong muốn “đồng phí” mình đóng phải được sử dụng minh bạch, có hiệu quả, chất lượng đường sá được cải thiện.
Nhiều chủ phương tiện đã đến kiểm định và nộp phí sử dụng đường bộ trong ngày đầu tiên 2-1
Hơn 7 tỷ đồng phí thu về trong sáng đầu tiên
Ông Trịnh Ngọc Giao, Cục trưởng Cục Đăng kiểm cho biết, ngày 2-1 là ngày đầu tiên ô tô thực hiện nộp phí sử dụng đường bộ, nên tại các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đều đông hơn thường ngày. Tuy nhiên, không cần phải đóng phí dồn dập, người điều khiển phương tiện, chủ doanh nghiệp vận tải có thời gian đến hết ngày 30-6, sau ngày này lực lượng chức năng mới xử phạt hành chính. Cục Đăng kiểm vừa có văn bản gửi Cục CSGT đường bộ, đường sắt về việc này.
Video đang HOT
Cũng theo ông Giao, tại hầu hết các Trung tâm đăng kiểm, việc triển khai thu phí sử dụng đường bộ cùng với việc kiểm định xe không gặp khó khăn hay ùn ứ. Thủ tục khai và nộp phí cũng đơn giản, chủ phương tiện khi đưa xe vào các Trung tâm sẽ nhận được 1 bản khai với một số thông tin như họ tên, số điện thoại liên hệ, lựa chọn đóng phí theo chu kỳ kiểm định hay theo năm. Nhân viên thu phí sẽ nhập dữ liệu vào máy. Khi xe kiểm định xong sẽ có biên lai và tem dán chứng nhận. “Nếu như trước kia, trung bình mỗi ô tô kiểm định mất 45 phút thì nay kéo dài thêm khoảng 15 phút”, ông Giao cho biết. Chu kỳ kiểm định tùy thuộc vào độ tuổi của xe, xe mới thì chu kỳ kiểm định có thể lên tới vài năm, nhưng xe càng cũ thì chu kỳ kiểm định càng ngắn, có thể là 3-6 tháng/lần.
Cũng theo Cục Đăng kiểm, đến 12h trưa 2-1, cả nước đã có 3.789 xe ô tô nộp phí sử dụng đường bộ với số tiền hơn 7 tỷ đồng. Trong đó, Trung tâm 50-07B tại TP Hồ Chí Minh có mức xe đến kiểm định, nộp phí cao nhất là 107 xe, Trung tâm 29-06B tại Hà Nội hơn 80 xe với mức thu về hơn 80 triệu đồng… Hiện, cả nước có 108 Trung tâm và chi nhánh đăng kiểm, Hà Nội có 10 Trung tâm, TP Hồ Chí Minh có 10 Trung tâm, còn lại rải rác ở các tỉnh thành khác. Cũng theo thống kê, cả nước có 1,7 triệu xe ô tô và hơn 37 triệu xe gắn máy.
Đường sá sẽ tốt hơn sau 1-2 năm?
Anh Vũ Xuân Nam, trú tại Hàng Chiếu, Hoàn Kiếm cho biết: “Tôi đang sở hữu một ô tô cá nhân dưới 9 chỗ, cũng vừa đến hạn kiểm định. Hôm nay đưa xe đi “khám” và nộp phí sử dụng đường bộ luôn”. Theo khung nộp phí quy định, xe anh Nam phải đóng 130.000 đồng/ tháng, tính tổng chung 1 năm là 1,56 triệu đồng. “Mức phí đóng cả năm cũng chỉ bằng một tháng gửi xe trong khi nếu nộp vào quỹ thì hệ thống đường sá sẽ được nâng cấp, thuận tiện cho việc đi lại,” anh Nam tin tưởng.
Theo ông Hoàng Xuân Thảo, Phó Trạm trưởng Trạm Đăng kiểm 29-03S ( Ngọc Khánh, Ba Đình), trong ngày 2-1, đã có 70 xe tới kiểm định và nộp phí sử dụng phương tiện. “Đến thời điểm này chưa có trường hợp nào người dân thắc mắc”, ông Thảo đánh giá. Trong ngày đầu tiên, ông Thảo cho biết, đối tượng đến kiểm định và đóng phí chủ yếu tập trung ở các cơ quan và doanh nghiệp, chỉ có lác đác vài trường hợp cá nhân đến “khám” và nộp phí.
Về kiến nghị của một số doanh nghiệp vận tải lớn, có nhiều phương tiện xin nộp phí sử dụng đường bộ theo tháng, ông Giao cho biết, Nghị định của Chính phủ cũng như Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính đều không có quy định về việc này. “Song, tại cuộc họp tháo gỡ vừa qua, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, nếu doanh nghiệp nào có nhu cầu đóng theo tháng thì đến làm hợp đồng với các Trung tâm đăng kiểm. Hợp đồng để đảm bảo tính trách nhiệm, đúng hẹn và là cơ sở để Trung tâm đăng kiểm kiểm soát việc nộp phí”, ông Giao nói.
Mặc dù nhiều người dân khi đóng phí sử dụng đường bộ đều đồng tình song cũng đề cập đến hiệu quả sử dụng quỹ. “Chủ xe như tôi đồng ý với mức phí này. Tuy nhiên, nguồn thu của quỹ bảo trì đường bộ phải được sử dụng minh bạch và công khai nhằm phục vụ lợi ích của người dân tham gia giao thông”, anh Nam bày tỏ. Trả lời vấn đề này, ông Giao cho rằng, ngay lập tức thì chưa thể tốt lên được, nhưng chắc chắn 1-2 năm tới, đường sá sẽ tốt hơn trước vì có kinh phí để duy tu, bảo trì thường xuyên hơn. Bên cạnh đó, ông Giao cũng dự đoán, cước vận tải có thể sẽ tăng do các doanh nghiệp điều chỉnh để bù chi phí đầu vào.
Mức phí sẽ được giảm trừ theo các lần đóng
Mức phí tối thiểu đối với xe máy là 50.000 đồng/xe/năm, cao nhất là 150.000 đồng/xe/năm. Còn ô tô, mức phí thấp nhất là 130.000 đồng/xe/tháng, cao nhất là 1.040.000 đồng/xe/tháng. Mức phí bảo trì đường bộ căn cứ vào dung tích xi lanh, đời xe, năm sản xuất… Mức phí được tính giảm dần theo số lần đóng quỹ. Lần 2 sẽ giảm 8% so với lần 1 lần 3 có thể giảm từ 10-12% so với lần thứ nhất.
Theo ANTD
Dự thảo nghị định cho thuê lại lao động: Không đưa điều trái khoáy vào cuộc sống
Hôm nay, tại TPHCM, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính chủ trì hội nghị với đại diện LĐLĐ của 32 tỉnh - thành phía nam và CĐ ngành trung ương (diễn ra 3 ngày 18-19-20.12), để góp ý 6 dự thảo (DT) nghị định (NĐ) của Chính phủ hướng dẫn chi tiết một số lĩnh vực của Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2012 mà Quốc hội giao.
Những doanh nghiệp có tranh chấp lao động và đình công kiểu này thì không được quyền cho thuê hoặc thuê lại lao động (ảnh minh hoạ).
Trong 6 DTNĐ này, có DTNĐ về cho thuê LĐ được nhiều người đánh giá cao, bởi nó đã không đưa những điều trái khoáy về cho thuê LĐ vào cuộc sống...
Trái khoáy!
Tại khoản 1 Điều 53 BLLĐ sửa đổi, định nghĩa: "Cho thuê lại LĐ là việc NLĐ đã được tuyển dụng bởi DN được cấp phép hoạt động cho thuê lại LĐ sau đó làm việc cho NSDLĐ khác, chịu sự điều hành của NSDLĐ sau và vẫn duy trì quan hệ lao động với DN cho thuê lại LĐ". Nếu vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là: DN cho thuê LĐ hay DN thuê lại LĐ mới thực sự là NSDLĐ? Theo chúng tôi, việc xác định ai thực sự là NSDLĐ rất quan trọng, bởi lẽ: Theo quy định tại Điều 6 BLLĐ 2012 thì NSDLĐ có quyền "bố trí, điều hành LĐ theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh". Thế nhưng, trong trường hợp này, NSDLĐ chẳng có quyền gì, mà cái quyền ấy lại thuộc về bên thuê lại LĐ (tức không phải NSDLĐ), khiến cho quy định trên tại Điều 6 BLLĐ 2012 chẳng còn giá trị! Chưa hết, ở Điều 5 BLLĐ 2012 xác định rõ 5 "quyền" của NLĐ, trong đó có quyền "tự do lựa chọn việc làm", nhưng lúc này bên thuê lại LĐ mới có quyền bố trí công việc theo ý của họ, nên NLĐ đã bị mất đi cái quyền tự do ấy.
Oái oăm hơn, tại nơi làm việc NLĐ cũng không có quyền thành lập, gia nhập, hoạt động CĐ theo quy định của Luật CĐ, vì CĐCS ở đây không đại diện cho họ. Ngược lại, CĐCS ở DN thuê lại LĐ cũng không có quyền tập hợp họ vào tổ chức CĐ. Đặc biệt, NLĐ không bao giờ có thể thực hiện được quyền đình công hợp pháp, bởi CĐCS của DN thuê lại LĐ không thể đại diện họ thương lượng ký kết thoả ước lao động tập thể (TƯLĐTT) với cả chủ DN cho thuê LĐ lẫn chủ DN thuê lại LĐ. Ngược lại, CĐCS ở DN cho thuê LĐ càng không thể đến nơi NLĐ làm việc để lãnh đạo họ đình công. Đặc biệt, BLLĐ sửa đổi có hẳn một chương quy định về đối thoại để xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại nơi làm việc. Theo đó, Điều 6 của BLLĐ 2012 cũng giao NSDLĐ cái quyền: "Yêu cầu tập thể LĐ đối thoại, thương lượng, ký kết TƯLĐTT tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công trao đổi với CĐ về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của NLĐ".
Thế nhưng, lúc này, chủ DN thuê lại LĐ không phải là NSDLĐ nên không có các quyền đó, còn chủ DN cho thuê LĐ là NSDLĐ thì tuy có các quyền đó, nhưng lại không thể tới DN thuê lại LĐ để tổ chức thực hiện!
"Khoanh vùng"
Tóm lại, việc cho thuê lại LĐ đã làm quan hệ LĐ bị... "vênh", ảnh hưởng đến sự liên thông giữa BLLĐ với Luật CĐ, nên nó không được khuyến khích. Trên thực tế, ngày càng nhiều nước hạn chế cho thuê lại LĐ chỉ trừ một số nước Bắc Âu vì kết quả thương lượng tập thể cấp ngành ở đó rất mạnh, chi phối lớn việc tăng cường quyền và điều kiện làm việc cho NLĐ được thuê lại. Vì thế, DTNĐ hướng dẫn lĩnh vực này (DT lần 3 gồm 5 chương với 31 điều) đã "khoanh vùng" phạm vi chỉ còn 3 nội dung, hướng dẫn khoản 3 Điều 54 BLLĐ 2012, bao gồm: Việc cấp phép, ký quỹ, và danh mục công việc được cho thuê lại LĐ. Điều hết sức tiến bộ là: Thay vì liệt kê các DN bị cấm sẽ diễn ra tình trạng lách luật hoặc cơ chế "xin - cho" , thì DTNĐ đã đưa danh mục các ngành nghề được phép cho thuê LĐ để hạn chế tiêu cực. Đáng nói, việc thuê lại LĐ bị cấm nếu DN thay đổi cơ cấu công nghệ, sáp nhập, hợp nhất, chia tách DN dẫn đến NLĐ bị mất việc, hoặc trong những trường hợp DN đang có tranh chấp LĐ và đình công mà vẫn chưa giải quyết xong.
Đặc biệt, DN cho thuê LĐ phải nộp tiền ký quỹ ít nhất 1 tỉ đồng để được cấp giấy chứng nhận của ngân hàng, sau đó mới được cho thuê LĐ. Số tiền này dùng để bồi thường NLĐ nếu DN cho thuê LĐ vi phạm HĐLĐ, hoặc gây thiệt hại đến quyền lợi NLĐ.
Việc thuê lại LĐ bị cấm nếu DN thay đổi cơ cấu công nghệ, sáp nhập, hợp nhất, chia tách DN dẫn đến NLĐ bị mất việc, hoặc trong những trường hợp DN đang có tranh chấp LĐ và đình công mà vẫn chưa giải quyết xong.
Theo laodong
Từ 50 lao động trở lên phải thành lập công đoàn Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII Công đoàn tỉnh Trà Vinh (nhiệm kỳ 2008-2012) đã đề ra chỉ tiêu "Phấn đấu trong nhiệm kỳ phát triển mới 10.000 đoàn viên, thành lập mới 100 CĐCS và nghiệp đoàn". Thành lập CĐCS chi nhánh Cty CP may Mỹ Tho - Khu công nghiệp Long Đức (Trà Vinh). Giữa nhiệm kỳ, BCH LĐLĐ tỉnh...