Ngày đầu Đồng Nai kiểm soát người từ TP.HCM: Người hoang mang, người lỡ kế hoạch
Ghi nhận tại các chốt kiểm soát sau khi tỉnh Đồng Nai có văn bản yêu cầu cách ly 21 ngày người từ TP.HCM, có người dân tỏ ra hoang mang, có người thì đồng tình với việc kiểm soát chặt nhưng chưng hửng vì lỡ kế hoạch ban đầu.
Ngay từ sáng, các phương tiện từ TP.HCM ùn ứ lại tại chốt kiểm soát cầu Đồng Nai để vào khu vực đo thân nhiệt, khai báo y tế. Bà Nguyễn Thị Mai (ngụ Quận 9, TP.HCM) di chuyển sang Đồng Nai làm việc, nhưng khi dừng kiểm tra tại chốt kiểm soát dịch thì lại hoang mang vì không được đi qua.
Theo bà Mai, phía công ty của bà hướng dẫn ra phường nơi sinh sống để xin giấy xác nhận, tuy nhiên, lực lượng chức năng tại chốt kiểm soát không chấp nhận. Bà Mai mong muốn có sự hướng dẫn rõ ràng, thống nhất: “Mong muốn có giấy tờ gì để xác định có được qua hay không, chứ bây giờ cách ly 21 ngày thì chúng tôi không có tiền. Tôi mới biết, đi từ TP.HCM về Đồng Nai thì không được”.
Các phương tiện di chuyển từ TP.HCM đến Đồng Nai xảy ra ùn ứ tại chốt kiểm soát
Tại khu vực chốt kiểm soát tại Trạm thu phí Quốc lộ 51, các xe cũng dồn ứ lại khi đi qua để thực hiện việc phòng, chống dịch.
Video đang HOT
Ông Phạm Quốc Thanh (ngụ huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) cho biết, bản thân ủng hộ việc kiểm soát chặt chẽ để tránh bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, kế hoạch ban đầu bị lỡ dở nên cũng có phần chưng hửng: “Tôi về nhà ông bà lấy đồ ở Đồng Nai, nhưng bây giờ nếu quay về thì phải cách ly 21 ngày nên tôi về lại TP.HCM chứ không đi Đồng Nai nữa”.
Người dân từ TP.HCM đến Đồng Nai phải vào chốt kiểm soát dịch
Ông Trần Ngọc Đồng (ngụ ở TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) là tài xế xe vận tải giữa TP.HCM và Đồng Nai. Ông Đồng cho biết, không cảm thấy bất ngờ với việc kiểm soát chặt, phía công ty cũng đã có sự chuẩn bị từ trước để không làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Quá trình giao hàng, ông Đồng thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch, không tiếp xúc với ai ở phía TP.HCM nên cảm thấy yên tâm.
Trước đó, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành văn bản số 6180 yêu cầu từ 0 giờ ngày 5/6, người từ TP.HCM về/đến Đồng Nai phải cách ly 21 ngày, tự trả chi phí cách ly. Sau khi có sự phản ứng của dư luận, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành tiếp văn bản số 6196 trong đó cho phép chuyên gia, người lao động được di chuyển vào địa bàn tỉnh nhưng phải tuân thủ điều kiện do tỉnh này đề ra./.
Giá tiêu hôm nay 11/4: Tăng 1,5 lần so với đầu năm, lời khuyên cho nông dân đừng bao giờ bán vì sợ
Giá tiêu hôm nay 11/4 trong khoảng 70.500 - 74.000 đồng/kg. Tính chung tuần này giá hồ tiêu giảm 500 đồng/kg ở các tỉnh Tây Nguyên, đi ngang tại Đông Nam Bộ.
Giá tiêu hôm nay 11/4: Tăng 1,5 lần so với đầu năm, lời khuyên cho nông dân đừng bao giờ bán vì sợ
Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 72.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 70.500 đồng/kg.
Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 71.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 74.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 73.000 đồng/kg. Như vậy đầu giờ sáng nay giá tiêu giữ ổn định so với cùng thời điểm sáng hôm qua. Tính chung tuần này giá hồ tiêu giảm 500 đồng/kg ở các tỉnh Tây Nguyên, đi ngang tại Đông Nam Bộ.
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ giảm 0,03 rupee/tạ, ở mức 40.250 rupee/tạ. Sau quãng thời gian tăng trưởng liên tục hiện giá tiêu Ấn Độ có xu hướng giảm nhẹ. Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 8/4/2021 đến ngày 14/4/2021 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 313,04 VND/INR. Tuần này giá tiêu Ấn Độ tăng trưởng tốt, từ mức 39.300 rupee/tạ lên 40.250 rupee/tạ.
Vụ thu hoạch hạt tiêu trong nước dự kiến kết thúc vào cuối tháng 4/2021, nhưng đến nay những đánh giá về sản lượng vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều. Giá hồ tiêu hiện vẫn đang ở mức cao gần gấp hơn 1,5 lần so với đầu năm 2021, có những đợt lên xuống thất thường khiến cả đại lý và nông dân sản xuất rất khó đoán định.
Theo anh Nguyễn An Thạnh (thôn 3, xã Ea Bhốk, huyện Cư Kuin, Đắk Lắk) - Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Hồ tiêu bền vững Đoàn Kết, giá tiêu tăng cao, mặc dù nông dân rất mừng, nhưng không nhiều nông dân bán được với giá tiêu này. Vì đợt giá tăng cao là khoảng thời gian đầu vụ, tiêu cũ đã bán hết, trong khi vụ mới thì đang thu lác đác, một phần do tiêu chưa chín, một phần thuê nhân công khó nên tiến độ thu hoạch có chậm hơn. Người trồng tiêu vui mừng vì mong muốn giá tiêu lại tăng cao đã thành hiện thực, dù không phải nông dân nào cũng được hưởng lợi từ đợt tăng giá này.
Trong khi đó, các đại lý cũng đau đầu, vì nhiều lúc việc thu gom ngưng trệ là do người dân có tâm lý giữ hàng lại. Hồ tiêu được giá, nông dân tiếc, chưa vội bán, chỉ một số người bán rải rác để có tiền trả công thuê hái hoặc trang trải sinh hoạt. Tư thương nhỏ lẻ thì tỏa đi khắp nơi thu gom trong dân rồi "ôm hàng" chờ giá lên. Thành ra, các đại lý... "rảnh rang" dù đang vào chính vụ thu gom hàng. Trong khi đó, giới xuất khẩu cũng "đứng ngồi không yên" với giá tiêu hiện tại. Theo họ, hiện giá tiêu Việt Nam đang cao hơn so với giá trị thật, cao hơn so với tiêu thế giới. Do vậy hiện các đơn vị xuất khẩu đang hạn chế ký hợp đồng giao xa để tránh rủi ro.
Cuối mùa thu hoạch là thời điểm nhạy cảm về giá, là cuộc "đấu trí" của người trồng với các doanh nghiệp xuất khẩu, các đại lý gom hàng. Ai cũng muốn mua/bán được giá tốt, ai vững tâm lý và biết chọn thời điểm thì người đó sẽ có được món hời. Nhưng có lời khuyên cho nông dân, đó là "Đừng bao giờ bán vì sợ", đừng lao theo đám đông đổ xô bán khi giá xuống thấp, hồ tiêu không phải mặt hàng nông sản khó bảo quản, nhanh hỏng.
Đua tiến độ làm 200km cao tốc Dầu Giây - Liên Khương Lập dự án đầu tư từ năm 2008 nhưng nhiều năm qua, tuyến cao tốc dài 200km từ Dầu Giây- Đồng Nai lên Liên Khương - Lâm Đồng vẫn chưa thể triển khai. Sau khi tuyến Dầu Giây - Liên Khương hoàn thành sẽ khớp nối với tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn Phan Thiết - Dầu Giây đang triển khai xây...