Ngày đầu chờ đợi kết quả test nhanh SARS-CoV-2 để được vào TP Hải Phòng
Ngày 9/7, tại các chốt kiểm soát dịch Covid-19 ở cửa ngõ thành phố Hải Phòng, lực lượng y tế bắt đầu lấy mẫu test nhanh cho người dân vào thành phố, với mức phí 230.000 đồng/người.
Người dân vào TP Hải Phòng nếu có nhu cầu sẽ được test nhanh SARS-CoV-2 ngay tại chốt kiểm dịch.
Trước đó, TP Hải Phòng yêu cầu các địa phương có các chốt kiểm soát dịch Covid-19 bố trí khu vực test nhanh SARS-CoV-2 với quy mô bao gồm: nhà chờ xét nghiệm, nhà thu phí xét nghiệm, nhà lấy mẫu xét nghiệm, nhà đọc kết quả xét nghiệm, nhà chờ nhận kết quả xét nghiệm, nhà cách ly cho người có kết quả xét nghiệm dương tính hoặc nghi ngờ dương tính.
Lực lượng Công an đảm bảo ANTT, phân luồng, điều tiết giao thông tránh ùn tắc tại các chốt kiểm dịch.
TP Hải Phòng yêu cầu bố trí xe ô tô tại các chốt để đưa người dân tới địa điểm cách ly trên địa bàn khi có kết quả xét nghiệm dương tính hoặc nghi ngờ, người có triệu chứng ho, sốt, khó thở hoặc có những bệnh lý khác kèm theo.
Đồng thời cũng yêu cầu lực lượng công an đảm bảo công tác an ninh trật tự, phân luồng, điều tiết giao thông, hướng dẫn tài xế và người dân chấp hành quy định phòng chống dịch.
Khu vực test nhanh SARS-CoV-2 thuộc chốt kiểm soát tại QL5 (đoạn qua địa phận huyện An Dương, TP Hải Phòng) với đầy đủ nhà chờ xét nghiệm, nhà thu phí xét nghiệm, nhà lấy mẫu xét nghiệm…
Video đang HOT
Theo ghi nhận của PV Dân trí , mặc dù việc triển khai khá gấp nhưng các chốt đều bố trí cơ sở vật chất, nhân lực để phục vụ người dân một cách thuận lợi nhất.
Cụ thể, tại chốt kiểm soát tại QL5 (đoạn qua địa phận huyện An Dương, TP Hải Phòng), lực lượng chức năng đã bố trí khu vực test nhanh khá rộng rãi, có nhà bạt để đảm bảo tiếp nhận người dân vào khai báo y tế.
Hải Phòng triển khai test nhanh SARS-CoV-2 ngay sau khi có yêu cầu người vào thành phố phải có giấy xác nhận âm tính với SARS-CoV-2.
Bên cạnh đó là khu vực nhà chờ xét nghiệm, khu thu phí và nhận kết quả xét nghiệm… Tất cả đều có biển báo theo công năng của từng nhà và đều được bố trí di chuyển một chiều để đảm bảo công tác phòng chống dịch.
Sáng nay, 9/7, lượng người đăng ký làm xét nghiệm tại chốt trên cũng khá đông. Tuy nhiên, do được hướng dẫn, sắp xếp khoa học nên không gây ùn ứ.
Nhân viên y tế thực hiện công tác test nhanh SARS-CoV-2 tại chốt kiểm dịch.
Tương tự, tại chốt kiểm soát dịch Covid-19 của TP Hải Phòng, đoạn từ cao tốc Hà Nội – Hải Phòng xuống QL10, người dân cũng xếp hàng chờ khai báo y tế. Người nào chưa có giấy xác nhận âm tính phải đăng ký test nhanh SARS-CoV-2 để được vào thành phố.
Theo một số người dân, do ngày đầu thực hiện, lượng người đăng ký xét nghiệm tương đối đông nên phải chờ đợi khá lâu mới đến lượt lấy mẫu xét nghiệm.
Lượng người đăng ký test nhanh trong ngày hôm nay khá đông nhưng được bố trí khoa học, tuần tự nên không gây ùn tắc.
Tại chốt kiểm soát khu vực cao tốc Hà Nội – Hải Phòng rẽ xuống đường 353 (đoạn thuộc địa phận quận Dương Kinh), các nhân viên y tế thuộc Đại học Y dược Hải Phòng cũng được huy động, tăng cường thực hiện công tác xét nghiệm tại đây.
Lượng xe qua chốt đông nhưng không gây ùn tắc do được điều tiết.
Trước đó, để tránh tình trạng ùn ứ tại chốt kiểm soát Covid-19, TP Hải Phòng yêu cầu lực lượng chức năng không yêu cầu xuất trình giấy xét nghiệm âm tính đối với tài xế, phụ lái container, xe chở xăng dầu và công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn có xe chở riêng.
Theo một số người dân tại chốt kiểm soát dịch Covid-19 của TP Hải Phòng, đoạn từ cao tốc Hà Nội – Hải Phòng xuống QL10 do ngày đầu đông người đăng ký test nhanh nên việc chờ kết quả khá lâu.
Tuy nhiên, chủ sử dụng lao động phải có trách nhiệm lên danh sách, đăng ký xét nghiệm cho công nhân hàng tuần và gửi thông báo, danh sách này đến các chốt kiểm soát.
Hà Nội bình tĩnh đánh giá, thực hiện kiên quyết, kiên trì phòng chống dịch
Rút kinh nghiệm từ các đợt dịch trước, đối mặt với đợt dịch lần thứ tư, Hà Nội đã có những hành động nhanh chóng, quyết liệt, quyết tâm khoanh vùng, dập dịch trong thời gian ngắn nhất.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng chia sẻ, kinh nghiệm rút ra trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 là bình tĩnh đánh giá, dự báo chính xác tình hình để đưa ra giải pháp tương xứng; khi đã thống nhất giải pháp, phải thực hiện kiên quyết, kiên trì và rất linh hoạt.
Lực lượng y tế phun khử địa điểm có nguy cơ cao lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Ảnh: TTXVN
Khống chế thành công chuỗi lây nhiễm lớn
Tình hình dịch COVID-19 tại Hà Nội đang diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường. Sau 9 ngày không có thêm ca nhiễm SARS-CoV-2 trong cộng đồng, từ ngày 5/7, Hà Nội đã ghi nhận các ca mắc mới. Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ tư từ cuối tháng 4/2021 là nặng nhất tại Hà Nội từ trước đến nay. Nhưng với bản lĩnh, kinh nghiệm, ý chí quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của các tầng lớp nhân dân, Hà Nội đã chủ động thực hiện "3 trước", "4 tại chỗ", phong tỏa điểm nhỏ, khóa chặt nguồn lây, cách ly nhưng không cực đoan và theo mô hình "3 lớp". Nhờ đó, thành phố đã thần tốc truy vết, khoanh vùng, khống chế thành công những chuỗi lây nhiễm lớn; giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh đến sản xuất kinh doanh, bảo đảm chuỗi cung ứng; duy trì tăng trưởng kinh tế gần 6%, bảo đảm nguồn thu, nguồn chi và an sinh xã hội.
Đơn cử như trước nguy cơ dịch lây lan rộng trong cộng đồng, từ 12 giờ ngày 25/5, thành phố đã tạm dừng hoạt động một số cơ sở kinh doanh dịch vụ; dừng triệt để hoạt động vui chơi, tập thể dục, tụ tập đông người tại công viên, vườn hoa và các địa điểm công cộng. Nhờ lựa chọn đúng giải pháp và thực hiện nghiêm, thành phố đã nhanh chóng đưa các hoạt động dịch vụ trở lại từ 0h ngày 22/6; đến ngày 26/6, tiếp tục cho phép các hoạt động thể dục, thể thao ngoài trời hoạt động trở lại... Trước diễn biến mới của dịch bệnh, ngày 7/7 và 8/7, thành phố đã kịp thời điều chỉnh một số quy định trên như tạm dừng các hoạt động thể dục thể thao ngoài trời, không tập trung quá 10 người ngoài trụ sở cơ quan, trường học, bệnh viện, nơi công cộng. Hiện thành phố vẫn duy trì nới lỏng các dịch vụ và triển khai đồng loạt các biện pháp mạnh kết hợp tuyên truyền, kiểm tra xử lý vi phạm nghiêm nhằm khống chế dịch... Những biện pháp này sẽ tiếp tục được điều chỉnh phù hợp theo từng thời điểm, bảo đảm hiệu quả phòng, chống dịch cao nhất. "Kiểm soát được tình hình ở mức độ như hiện nay và vẫn duy trì nới lỏng các dịch vụ là thành quả rất đáng quý, là công sức, nỗ lực của cả cộng đồng. Chúng ta phải trân trọng và giữ gìn bằng được", Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh.
Không chủ quan, đoàn kết chống dịch
Sau những thành công ban đầu, trong một bộ phận người dân, một số cấp ủy, cơ quan, đơn vị đã xuất hiện những biểu hiện chủ quan, buông lỏng công tác phòng, chống dịch COVID-19. Vì thế, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng chỉ đạo phải chấn chỉnh ngay tình trạng này; đề cao trách nhiệm cá nhân, siết chặt kỷ luật, kỷ cương; lấy hiệu quả công tác phòng, chống dịch trong địa bàn phụ trách làm một trong những "thước đo" quan trọng để đánh giá cán bộ.
"Bí thư, chủ tịch phải chịu trách nhiệm cao nhất về hiệu quả phòng, chống dịch trên địa bàn phụ trách. Nơi nào vì chủ quan, lơ là mà để xảy ra lây nhiễm dịch COVID-19 trong cộng đồng, cấp ủy cấp trên vào cuộc phải kiểm tra, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan. Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, Ủy ban Kiểm tra cấp ủy, thanh tra nhà nước phải tăng cường kiểm tra, giám sát về trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, lãnh đạo các cấp. Nếu phát hiện nơi nào cán bộ có hành vi chủ quan, bao che, dung túng cho những vi phạm quy định phòng, chống dịch phải kỷ luật thật nặng để làm gương", Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh.
Đồng chí Bí thư Thành ủy cũng kêu gọi người dân toàn thành phố tiếp tục tin tưởng, ủng hộ và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch của thành phố. Đồng chí đồng thời mong muốn các tiểu thương, doanh nghiệp và nhân dân Thủ đô chia sẻ với thành phố về những biện pháp siết chặt một số dịch vụ hiện tại và có thể phải tăng cường mạnh hơn trong thời gian tới tùy thuộc vào khả năng kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn thành phố và cả nước. Bí thư Thành ủy Hà Nội nêu rõ: "Những giải pháp phòng, chống dịch của thành phố chỉ thực sự hiệu lực, hiệu quả nếu có sự đồng tình, ủng hộ và chấp hành nghiêm của mỗi người dân. Đây là điều kiện có ý nghĩa quyết định đối với thành công của cuộc chiến chống dịch COVID-19 cả trước mắt và lâu dài".
Xác định dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu toàn hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, bệnh viện, các tổ chức... lực lượng vũ trang và nhân dân Thủ đô tiếp tục đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, trách nhiệm, hiệu quả các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và thành phố về công tác phòng, chống dịch COVID-19; thực hiện nghiêm những yêu cầu mới của thành phố về khai báo, cách ly khi đi về từ vùng dịch; hạn chế tối đa di chuyển đến các vùng có dịch... Các cấp, các ngành kích hoạt công tác phòng, chống dịch ở mức cao nhất; bảo đảm thế trận phòng, chống dịch mạnh trên toàn thành phố; tuyệt đối không chủ quan, tự mãn trong mọi tình huống; phát huy vai trò nòng cốt của các lực lượng tuyến đầu; tăng cường hoạt động của các tổ COVID-19 cộng đồng. Mỗi cán bộ và nhân dân Thủ đô phải thực sự là một chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh vì an toàn sức khỏe của bản thân, gia đình và có trách nhiệm với cộng đồng.
TP.HCM kích hoạt 12 chốt kiểm soát dịch Covid-19 ở cửa ngõ Từ 0h ngày 9/7, TP.HCM kích hoạt 12 chốt, trạm kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 tại các khu vực cửa ngõ để kiểm tra, giám sát người và phương tiện ra, vào địa bàn. Ngày 8/7, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong ký công văn khẩn về áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo tinh thần Chỉ thị...