Ngày dạm ngõ, mẹ chồng kéo xuống bếp dấm dúi đưa nửa chỉ vàng, nhưng bà đưa ra đề nghị khiến tôi trả lại tức thì
Những tưởng mẹ chồng tương lai có ý tốt cho tôi chút tiền, vàng để trang trải đám cưới. Nào ngờ đâu, đề nghị của bà khiến tôi tức giận.
Tôi mới 24 tuổi nhưng các cô, các bác ở quê lúc nào gặp cũng nheo nhéo: “Ôi cái Dương khi nào cho các bác ăn cỗ đấy?”, “Sắp 3 chục tuổi đầu rồi đấy con ạ”, “Các bạn bằng tuổi con bồng con bế rồi kia kìa!”…
Ảnh minh họa
Mỗi lần thế, tôi chỉ biết cười trừ. Nhưng mà bố mẹ tôi thì khác, họ bị tác động mà trở nên sốt ruột theo. Cứ gọi điện cho tôi (tôi đi làm ở Hà Nội) là y như rằng sẽ chêm vào câu: “Thế 2 đứa tính thế nào? Cứ yêu đương mãi à? Con gái có thì đấy con ạ!”
Thực ra, tôi có một mối tình 5 năm với cậu bạn cùng lớp cấp 3 và bố mẹ 2 bên cũng đều biết cả. Thế nhưng tới giờ tôi vẫn chẳng muốn kết hôn với Khánh. Bởi lẽ, anh là người lúc nào cũng chỉ biết tới gia đình mình, đi làm 2 năm trời nhưng không có 1 đồng tiết kiệm bởi lương bao nhiêu đưa tất tần tật cho mẹ.
Thậm chí tới ngày lễ, Tết hay dịp kỉ niệm gì, anh chỉ mua đúng 1 bông hồng, xong mang qua cho tôi thỏ thẻ: “Tháng này anh hết tiền, em thông cảm cho anh nhé. Nhưng anh luôn nhớ những ngày đặc biệt của chúng mình!”
Tôi đâu có đòi hỏi cao xa gì, nhưng lần nào cũng 1 bông hồng 10k ngoài vỉa hè làm tim tôi tê tái: “Chẳng lẽ giá trị của mình lại rẻ mạt tới mức như này thôi sao?”
Song, nói tôi bỏ Khánh tôi cũng không làm được. Vì thực ra anh cũng thương tôi, không có tiền nên luôn dùng hành động để bù đắp. Ví dụ như đêm hôm tôi ốm sốt, cũng là anh chịu khó đi mua thuốc men, cháo hành mang tới (nhưng cuối tháng đó lại xin tôi tiền ăn). Hay như ghé nhà tôi, ân cần quan sát xem ổ điện, vòi nước… có bị sao không rồi chủ động đề nghị sửa chữa. Hay tôi có việc phải đi xa, anh sẽ cố gắng thu xếp công việc để đón đưa.
Video đang HOT
Đấy, bỏ thì chẳng bỏ được, lại thêm cô dì chú bác và bố mẹ cứ ở bên tác động, cuối cùng tôi cũng quyết định đám cưới với Khánh. Bố mẹ tôi thì mừng lắm, thậm chí tôi còn cảm giác như bố mẹ vừa gả được đứa con gái ế đi vậy dù tôi mới 24 tuổi. Bố mẹ tuyên bố sẽ cho tôi 2 cây vàng và hỗ trợ chúng tôi tiền xây nhà ở quê.
Tôi kể với Khánh thì anh cũng mừng, xong chốt 1 câu: “Bố mẹ vợ hào phóng quá! Hi hi.”
Tôi mới gặng hỏi anh xem bố mẹ chồng cho cái gì, anh chỉ ấp úng: “Ơ, cũng chưa thấy bố mẹ nói gì. Nhưng nhà anh mới xây xong, chắc chẳng dư dả. Nếu bố mẹ cho ít em cũng đừng suy nghĩ nhé. Vì nhà xây là cũng cho chúng mình ở mà!”
Tôi lại thấy bực bội nhưng không nói gì nữa. Suốt quá trình chuẩn bị lễ cưới từ đi chụp ảnh, lo thuê váy áo, tìm địa chỉ make up 1 mình tôi lo. Thậm chí, túng thiếu quá không dám xin mẹ, tôi đi vay bạn để trang trải. Còn Khánh, hễ hỏi tới anh lại bảo: “Anh chẳng có đồng nào, đi làm bao nhiêu dồn tiền cho mẹ xây nhà rồi!”
Tôi tức nghẹn tận họng tập 2. Cưới xin đúng là đau đầu, mệt người thật đấy. Nửa tháng trời mà tôi sút những 4kg.
Rồi ngày dạm ngõ cũng tới. Hôm ấy, sau khi xong xuôi thủ tục mẹ chồng kéo tôi xuống dưới bếp. Bà bỗng mở trong vạt áo ra 1 hộp nhỏ, tôi đã đoán chừng là vàng. Ban đầu bà chưa lên tiếng, tôi còn nghĩ hay mẹ chồng tương lai tốt bụng cho mình ít tiền để chuẩn bị các khâu liên quan như váy áo, hoa hoét nhỉ?
Ảnh minh họa
Thế nhưng tôi nhầm to. Bà rút ra xong đặt vào tay tôi rồi ngọt ngào đề nghị: “Dương này, bố mẹ vừa xây nhà xong, nợ nần còn nhiều con biết đó. Thế nên, mẹ cũng chẳng có, chỉ có nửa chỉ vàng này trao cho con gọi là đầy đủ thủ tục. Nhưng mẹ cũng nghe nói bố mẹ con hôm cưới sẽ trao 2 cây phải không? Mẹ thì thấy như thế giữa 2 nhà bị chênh quá, người ta lại so sánh. Nên nay mẹ đưa vàng cho con rồi, con nói bố mẹ đừng trao hôm cưới nhé. Cứ kín đáo mà làm. Trao thế nào chẳng được, dù sao vẫn là vàng của các con, phải không?”
Tôi điếng người trước đề nghị ấy. Cả đời con gái đi lấy chồng, được bố mẹ, ông bà, cô dì, chú bác lên trao vàng và dặn dò có 1 lần. Cớ sao tôi lại phải vì danh hão của gia đình nhà trai mà lại phải hủy bỏ nghi lễ này?
Tôi đặt hộp nhẫn vàng vào tay mẹ chồng tương lai, rồi từ chối khéo: “Bác ạ, con sẽ nói nhưng sợ ông bà, bố mẹ không đồng ý thôi. Bác cũng có con gái bác hiểu, chẳng ai muốn con mình chịu thiệt thòi như thế cả. Bác cứ giữ lại hộp nhẫn này đã ạ, con chưa thuyết phục được gia đình thì chưa dám hứa, cũng chưa dám nhận.”
Nói rồi, tôi kệ bà đứng tần ngần đó và đi ra. Tôi cũng chưa biết sẽ nói với bố mẹ như thế nào nhưng cảm thấy cuộc hôn nhân này không tươi sáng cho lắm.
Theo Helino
Con gần, con xa
Thông thường trong gia đình, người ở xa luôn được thương yêu quý mến, còn người ở gần không được coi trọng. Cũng vì con xa, con gần mà nhiều gia đình các thành viên bằng mặt nhưng không bằng lòng.
Chuyện con ở xa, ở gần thời nay khá phổ biến, hầu như gia đình nào cũng có những người con đi làm ăn xa xứ rồi định cư lại luôn. Gia đình ít con không sao, gia đình đông con thường sẽ xảy ra ganh ghét đố kỵ, bởi khi con cháu ở xa về, ông bà cha mẹ có xu hướng thể hiện nhiều sự yêu thương quý mến hơn. Đây là tâm lý cực kỳ dễ hiểu, nhưng dù xa dù gần, cả 2 cũng nên thử một lần đặt vị trí vào nhau, để thấy được giá trị riêng của mỗi người.
Con cháu ở xa, một tháng có khi một năm hay vài năm mới về thăm ông bà một lần, lâu ngày không gặp sẽ có nhiều chuyện để nói nên ông bà sẽ nói chuyện hỏi thăm nhiều hơn, hỏi xem hàng ngày con cháu có thói quen làm gì, hay ăn những gì.
Và dĩ nhiên, vì không gặp thường xuyên nên cách nói chuyện sẽ có chút khách sáo hơn, ông bà sẽ dùng ngôn từ lịch sự hơn, thể hiện nhiều sự yêu thương hơn. Người ngoài nhìn vào sẽ thấy ngay sự khác biệt trong cách đối xử hàng ngày của ông bà.
Con cháu ở gần, ngày nào cũng gặp, ăn uống chung mâm, đi ngủ chung nhà, mọi thói quen hoạt động hàng ngày ông bà đều nắm rõ nên lẽ dĩ nhiên cũng không cần phải hỏi thăm.
Thậm chí khi ở gần, mọi người trở nên quá quen thuộc với nhau nên sẽ có những hành động lời nói không cần e dè khách sáo, có khi còn là nói chuyện "bốp chát" với nhau. Chính vì vậy, người ở gần sẽ có cảm giác mình không được tôn trọng. Và khi có con cháu ở xa về, người ở gần mới thật sự thấy rõ về cách đối xử khác biệt của ông bà dành cho con cháu gần - xa.
Bố mẹ tôi có 3 người con, cả 3 đều ở xa, nên gia đình nào trở về thăm cũng được ông bà đối xử như nhau. Nhà ông chú tôi lại khác, chú có hai người con trai, cậu cả lập nghiệp rồi mua được nhà cửa ở thành phố nên cưới vợ xong cả nhà định cư ở đó luôn, cậu út làm việc ở quê, và đương nhiên sẽ kiêm luôn việc chăm lo cho ông bà.
Hôm rồi, về quê gặp vợ cậu út, con bé ngồi than thở hết cả buổi, kể lể đủ chuyện, ngoài chuyện cảm thấy không hợp với bố mẹ chồng, cảm thấy ông bà ghét mình, con bé cũng đem luôn vợ chồng cậu cả ra so sánh.
Con bé kể, vợ chồng anh cả mỗi tháng về thăm ông bà một lần vào 2 ngày cuối tuần, mà mỗi lần về cũng chỉ mua vài cân hoa quả mùa nào thức nấy, thi thoảng mua thêm cho ông bà manh quần tấm áo, lâu lâu chắc cũng cho ông bà chút tiền, mà ông bà quý lắm, tự hào lắm, đi khoe khắp xóm, kể lể dâu cả ngoan có hiếu mua này mua kia cho, trong khi vợ chồng em ở với ông bà, cơm ngày 3 bữa vợ chồng em lo, trái cây rồi bánh trái em vẫn mua đủ không thiếu.
Mùa hè nóng, mùa đông lạnh, thương ông bà có tuổi, vợ chồng em cũng cố gắng dành dụm lắp cho phòng ông bà cái điều hòa 2 chiều. Bình thường bà nói thèm gì là hôm sau em cũng đi mua về cả nhà cùng ăn. Vậy mà bà vẫn đi kể nói vợ chồng em thế này thế kia, chỉ vì đôi lúc chồng em hay cãi lại ông bà.
Còn nữa, con anh chị cả về chơi ông bà chăm bẵm ôm bế cưng như trứng, như cục vàng của ông bà, con em ở nhà ông bà quát mắng suốt ngày... Chưa kể, vợ chồng anh chị ấy về, em còn phải lo cơm nước thịnh soạn, hôm nào mà ăn uống đơn giản là ông bà nói bảo vợ chồng em keo kiệt.
Nghe con bé than xong, tôi chỉ cười bảo: "Con vợ chồng mày 3 đứa từ lúc đẻ đến lúc đi học có ông bà phụ chăm lo, vợ chồng mày đi làm về cơm nước có sẵn, con cái ông bà cũng tắm rửa hết rồi, nhà cửa ông bà dọn dẹp. Được ông bà lo cho đến thế rồi còn so sánh gì nữa, vợ chồng thằng cả tháng về 1 lần, ông bà ít gặp con cháu, thể hiện quý mến hơn là bình thường. Mày xem vợ chồng con cái nó chỉ được ông bà chăm lo có 2 ngày cuối tuần, tính ra nhà nó không so sánh với mày thì thôi". Nghe xong con bé gật gù có vẻ thấy nhà mình vẫn được ông bà "ưu ái" hơn nhiều nên không nói gì nữa.
Con gần con xa, con nào cũng là con, không thể mang tình cảm dành cho đứa con hàng năm mới gặp so với đứa gặp mỗi ngày được. Nếu trong lòng bỗng nảy sinh sự so sánh, hãy thử đặt mình vào vị trí của người kia để thấy ông bà bố mẹ luôn công bằng.
Theo kinhtedothi.vn
Tai họa từ clip sắc dục trong điện thoại của người vợ ngoan hiền Chồng vô tình xem vài thứ trong điện thoại của em và mặt anh biến sắc khi thấy những clip đó. Mặc em giải thích, anh vẫn ném vào em những lời rất nặng nề. Ảnh minh họa Vợ chồng em kết hôn được nửa năm. Em sinh ra ở một thành phố, nay chuyển về huyện theo chồng làm dâu. Cuộc sống...