Ngày đặc biệt của tổ bay VN103
Đó là một chuyến bay chưa từng có tiền lệ, và đã đi vào lịch sử. Chuyến chuyên cơ mang biểu tượng của sự tiếp nối sự nghiệp huyền thoại của Đại tướng.
Chuyên cơ ATR 72 chở linh cữu Đại tướng chuẩn bị cất cánh tại sân bay Nội Bài. Ảnh: Đình Thắng.
Việc vận chuyển linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một khâu quan trọng trong lễ quốc tang. Công việc này dự kiến được thực hiện bằng máy bay quân sự vì có cửa lớn.
Tuy nhiên, sau đó, Ban tổ chức Tang lễ chuyển sang phương án sử dụng máy bay dân sự của Tổng Cty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines). Máy bay ATR 72 với cửa lớn phía trước, khoảng cách từ mặt đất lên cửa thấp, đảm bảo cho việc thực hiện nghi lễ trang trọng. Chuyến bay được đặt số hiệu VN 103.
Điều đặc biệt trong việc bố trí đội bay
Việc lựa chọn đội bay phục vụ trên chuyến chuyên cơ được tiến hành sớm, thận trọng, không thông tin rộng rãi. Trong một cuộc trao đổi hiếm hoi với PV Tiền Phong, anh Vũ Tiến Thắng, cơ trưởng chuyến bay kể: Yêu cầu của Tổng Cty đặt ra là phải chọn một cơ trưởng từng bay máy bay quân sự để phục vụ người anh cả của quân đội.
Anh Thắng đáp ứng yêu cầu đó, vừa là giáo viên bay, Đội trưởng đội bay ATR 72 của Vietnam Airlines. Bản thân anh có một kỷ niệm đặc biệt với Đại tướng: Năm 1976, khi vừa nhập học trường Sỹ quan Không quân (Khánh Hòa), anh được gặp, bắt tay, nghe Đại tướng nói chuyện tại trường. “Đại tướng nói chuyện với lính như người ông, người cha nói với con cháu chứ không phải một thủ trưởng cấp cao” – anh Thắng nhớ lại.
Video đang HOT
Phi công thứ hai của chuyến bay là anh Phạm Văn Hải. Sinh năm 1982, cũng là cơ trưởng nhưng trong chuyến bay này đảm nhận vị trí cơ phó, Hải nói: “Tôi biết Đại tướng qua các trang sách lịch sử, quý bác như bao thanh niên khác. Việc Tổng Cty bố trí một phi công có kinh nghiệm như chú Thắng và một phi công trẻ như tôi là muốn gửi gắm một điều rằng, những việc mà Đại tướng đã làm sẽ được các lớp người khác nhau học tập”.
Ngoài đội bay chính, chuyến chuyên cơ còn có đội bay và máy bay dự bị. Sau khi biết được bổ sung vào đội bay, phi công Bùi Hồng Trường (sinh năm 1984) chuẩn bị nhiều ngày cho chuyến bay. Có ngày, Trường cùng đồng nghiệp hòa vào dòng người xếp hàng vào viếng Đại tướng đến 11 giờ đêm.
Ngày đặc biệt nhất trong đời
Những ngày chuẩn bị cho chuyến bay cũng là lúc bão số 11 áp sát biển Đông; thông tin về thời tiết luôn được theo dõi từng giờ.
Từ 6 giờ sáng 13/10, ngày cử hành quốc tang, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đến viếng Đại tướng tại Nhà tang lễ Quốc gia cùng đoàn của lãnh đạo Chính phủ rồi vội vàng ra sân bay Nội Bài kiểm tra lần cuối. Tại sân bay, Cục trưởng Hàng không Lại Xuân Thanh báo cáo thời tiết rất thuận lợi. Ngoài sân bay, chuyên cơ ATR 72 sẵn sàng, giá đỡ linh cữu được đặt sẵn phía trong.
Quang cảnh sáng hôm đó tại sân bay Nội Bài chưa từng xảy ra trong lịch sử ngành hàng không. Hàng ngàn người có mặt trong sân bay. Lính tiêu binh, quân nhạc, xe pháo được bố trí theo từng khối, nối nhau thẳng tắp. Ngoài hàng rào, hàng vạn người đến tiễn Đại tướng về quê.
Anh Nguyễn Thanh Trúc là tiếp viên từng được phục vụ Đại tướng 2 lần. Lần này, anh phụ trách tổ tiếp viên gồm 3 người trên chuyến bay, có nhiệm vụ đọc bài phát thanh đặc biệt trong hành trình, Trúc kể lại: “Bài phát ngôn thường ngày không được đọc trên chuyến bay, thay bằng bài phát ngôn đặc biệt do Tổng Cty soạn thảo. Trong đó, có lời chia buồn cùng gia quyến Đại tướng”.
Khi máy bay đạt độ cao, bay bằng, thi thoảng, một vài thành viên trong gia đình được phép tiến về phía linh cữu. Suốt chặng bay, các tiếp viên phục vụ đúng theo tiêu chuẩn dịch vụ chuyên cơ. Anh Trúc nói sau khi chuyến bay hạ cánh xuống sân bay Đồng Hới an toàn, tổ bay hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: “Đây là vinh dự, tự hào của tập thể Tổng Cty. Với tôi, đó là ngày đặc biệt nhất trong đời”.
Theo Sỹ Lực
Tiền Phong
Cộng tác viên VTV gây phản cảm: "Tôi ân hận lắm"!
"Bản thân mình, khi xem lại những hình ảnh đó, cũng thấy phản cảm lắm, ân hận lắm...", chàng trai chụp ảnh "tự sướng" ở Quốc tang tâm sự.
Bức ảnh gây phản cảm
Hình ảnh chàng trai trẻ đứng cùng ê-kíp VTV chụp ảnh "tự sướng" ở Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khiến cho dư luận hết sức bất bình. Phía đại diện VTV cũng đã lên tiếng sẽ tìm hiểu danh tính của người này - bởi cho rằng, hành động đó phần nào làm ảnh hưởng với VTV.
Sau khi tìm hiểu, chúng tôi đã tìm ra nhân vật mặc áo kẻ garo cầm điện thoại tự chụp tên tên là N.V.L, 25 tuổi, từng xuất hiện trên 1 vài chương trình của VTV. Dân mạng cũng tìm được hình ảnh bạn trẻ này diễn cùng danh hài Vân Dung trong chương trình "Chém chuối cuối tuần" số 40 phát ngày 5/10/2013.
Theo một nguồn tin tin cậy trong ê-kíp "Chém chuối cuối tuần" thì nam thanh niên diễn cùng Vân Dung - cũng là người có hành động phản cảm ở lễ tang Đại tướng - chỉ là một cộng tác viên của nhà Đài.
Diễn viên Trương Phương, bạn thân của N.V.L cho biết, sau khi sự việc xảy ra, L đã rất sốc và buồn khổ.
"Em ấy tâm sự với tôi là rất ân hận và buồn. Em ấy khóc nhiều và gầy đi thấy rõ. Thường ngày L vui vẻ nhưng sau sự việc ở Quốc tang, em ấy chẳng nói năng gì, mặt buồn thiu", Trương Phương tâm sự.
Chàng trai trẻ vô tình trở thành tâm điểm của dư luận cũng đã chính thức lên tiếng về sự việc. "Khó để nói hết được tâm trạng của tôi những ngày qua. Từ quyết định ban đầu là đóng cửa facebook đến lúc quyết định mở lại, để được chia sẻ nhũng dòng này là cả một thời gian như-là-dài-nhất trong đời", L cho biết.
"Tôi 25 tuổi, không quá trẻ cũng chẳng quá già cho những quyết định chín chắn. Cá nhân tôi thực lòng muốn giãi bày ra, dù sau đó nó có ra sao đi nữa, cốt là bản thân tôi thấy nhẹ lòng hơn, thanh thản hơn...
Việc vừa xảy ra, chẳng cần nhắc lại thì ai cũng vẫn nhớ rõ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ra đi. Và tôi thì đã có một hành động mang tính bộc phát, là thiếu ý thức, là tệ hại... như tôi vẫn day dứt, dằn vặt mình đến tận bây giờ. Tôi buồn mình bao nhiêu, càng trách mình bấy nhiêu".
N.V.L tiếp lời: "Khi anh em tôi đã đến khu vực cột cờ từ 5h sáng những mong được chứng kiến giây phút lịch sử mà ai cũng biết là không biết bao giờ mới có lần thứ hai... thế mà, chỉ vì một phút nông nổi, muốn ghi lại hình ảnh bấy giờ làm kỉ niệm mà tôi dường như thành một kẻ hậu sinh vô ý thức đến tệ hại.
Bản thân mình, khi xem lại những hình ảnh đó, cũng thấy phản cảm, ân hận, trách mình nhiều lắm. Tôi không mong có cơ hội để sửa sai, vì tôi biết dịp đó, cảm xúc đó, không khí đó không đến nhiều lần. Chỉ mong được thông cảm, khi đã biết tự vấn mình, tự nhận lỗi, và mong được thông cảm vơi một người trẻ như tôi..."
Trong thâm tâm, tôi tiếc thương Cụ bao nhiêu, thì mong mọi người thông cảm cho tôi bấy nhiêu, mong Cụ tha lỗi cho tôi bấy nhiêu...".
Theo Khampha
Vụ "đẩy cụ già chụp ảnh tang lễ Đại tướng": "Tôi và Na Sơn đã nhắc bác ấy" La môt ngươi chưng kiên va cung câp hinh anh được cho là "minh oan" cho Na Sơn, Minh Hoang (PV anh) cho răng viêc lam cua Na Sơn la nên lam vơi bât cư ngươi dân nao chư không chi vơi tư cach la PV anh. Hinh anh môt bac đưng hâu canh quay lưng vao đoan xe. (anh do Minh Hoang...