Ngày cô bạn thân lấy chồng, tôi hiểu ra thứ phá đám không phải thời cơ, mà là mình do dự..
Ai cũng có một cô bạn thân, còn tôi, đó không chỉ là bạn thân mà còn là người tình trong mộng chưa từng một lần ngỏ lời yêu em.
(Ảnh minh hoạ).
Tôi và em chơi với nhau từ ngày còn học mẫu giáo. Thấm thoát bao năm, tôi và em giờ đã ở tuổi đầu 3 và cả 2 đều chưa có gia đình.
Chúng tôi thân nhau đến mức ai cũng nghĩ sau này hai đứa sẽ kết hôn. Thực ra, em coi tôi như một người bạn, một người anh. Còn tôi, tôi coi em là người bạn thân, là cô em gái nhỏ và thời gian sau này là… người con gái tôi yêu. Nhưng tôi là một thằng đàn ông hèn nhát, tôi sợ đánh mất tình bạn nên chưa một lần ngỏ lời với em.
Trong một lần đưa em đi gặp đồng nghiệp của mình. Em và cậu bạn đó đã phải lòng nhau. Em dặn tôi đi đâu cũng phải nói ghép đôi, ghép cặp để người ta chú ý đến em hơn. Tôi đau lòng lắm nhưng vẫn phải làm để em vui. Vì em vui, tôi mới vui được.
Thế rồi em và cậu ta chia tay. Đó là ngày tôi vui mừng hơn cả khi nhận giấy báo đỗ đại học. Những ngày sau, tôi đưa em đi chơi, đi ăn, an ủi em hết lời.
Trong chiều mưa hôm đấy, em gọi tôi đến đón nhưng vì bận họp, tắc đường rồi đèn đỏ khiến tôi đến muộn. Em không giận nhưng em buồn.
Một lần khác, em bị hội bạn cho “leo cây” trong tình trạng quên ví, em lại gọi cho tôi. Một lần nữa, tôi đánh mất cơ hội vì những chậm trễ không đáng có.
Tôi không biết rằng, những lần tôi chậm trễ đó, đã có người thay tôi đến bên em.
Có một lần em gục vào vai tôi và thổn thức khóc vì thất tình. Tôi ôm em, muốn nhân cơ hội này để chinh phục trái tim em. Nhưng đúng lúc tôi định nói ra lời yêu thương, em đột ngột nhìn tôi và bảo: “Anh phải là anh trai tốt bảo vệ em, không được để ai khác làm em buồn nhé”.
“Anh trai tốt”!!!! 3 tiếng đó như mũi tên đâm vào trái tim tôi. Tôi hiểu, em đã tự vạch ra giới hạn giữa hai đứa rồi.
Tôi đổ lỗi cho những cung đường tắc nghẹt ở thủ đô, tôi đổ lỗi cho những cuộc họp kéo dài miên man, những chiếc đèn đỏ ngăn tôi đến với em. Vì chúng mà tôi đến muộn, vì chúng mà em thuộc về người khác…
Nhưng rồi tôi hiểu ra, người ta yêu nhau vì cái duyên, sống bên nhau vì cái phận. Thứ phá đám không phải đèn giao thông, không phải thời cơ, mà là mình do dự không dứt khoát. Vì thế, mỗi mãi mãi là người đến sau…
Video đang HOT
Một ngày nọ, em bảo tôi rằng: “Cuối năm em cưới đấy!”. Thà em báo với tôi sớm có lẽ tôi đã không sốc như bây giờ. Mở to đôi mắt cận bé tí như đường chỉ, tôi chỉ chực rơi nước mắt. Nhìn em cười tươi, nhìn em luôn miệng kể dự định làm đám cưới, trong đầu tôi trống rỗng…
Nhìn người yêu lên xe hoa với người khác là một câu chuyện bi kịch. Nhiều lúc tôi thấy mình thật ác khi cầu mong đám cưới này tan vỡ. Nhưng rồi tôi nhận ra, em vốn không thuộc về tôi thì có tan với người này, em cũng sẽ hợp với người khác.
Em đi chụp ảnh cưới, tôi cũng phải lẽo đẽo đưa em đi chọn váy áo, chọn người trang điểm. Nhìn khuôn mặt má hồng, môi đỏ kia mà tôi thầm ước em đang trang điểm cho hôn lễ của tôi và em. Đến lúc em mặc váy cưới lên người, tôi ngỡ ngàng tưởng mình đang nhìn thấy một nữ thần.
Ô kìa, khoá váy của em bị bung ra. Tôi định chạy lên kéo cho em thì người ta đã nhanh hơn rồi. Chú rể của em đã đến và giờ tôi phải nhường sân khấu cho họ. Nhìn họ ôm nhau hạnh phúc, tôi lại rớm nước mắt lần hai.
Cuối cùng, đám cưới tôi không mong đợi nhất cũng đến. Hôm đấy, mọi thứ trở nên nặng nề với tôi. Lúc mẹ em lên trao của hồi môn, cầm máy ảnh chụp cho em mà thấy cứ nhòe nhoẹt cả, cố dặn lòng không được rơi nước mắt vì ngày vui của em. Nhìn em nắm tay cậu ta bước lên xe hoa, tôi hiểu tình yêu của mình đến đây là chấm dứt.
Hôm nay, tự dưng nỗi buồn trải dài sông nước nhớ khi nhớ đến em. Em tệ lắm, em lấy chồng xa, bỏ cả quê hương sang xứ người. Mùa lạnh này chẳng còn người cùng tôi đi khắp phố phường nữa rồi!
Theo Phunutoday
Lấy chồng 5 năm tôi cay đắng đòi chồng 200k mỗi lần quan hệ
Chồng tôi vừa đưa bịch muối và hai bìa đậu phụ cho tôi, vừa nói. Tôi lấy 12 nghìn trả anh, anh cầm tiền rồi bình thản bỏ vào ví.
ảnh minh họa
Tôi chỉ muốn khóc thôi. Tôi chưa bao giờ tưởng tượng một ngày mình lại rơi vào tình thế bi đát nhục nhã đến thế này.
Lấy chồng 5 năm, tôi chưa từng có một ngày vui vẻ. Gia đình chồng gồm 3 thế hệ sống trong một căn nhà hai tầng cũ kỹ, chật chội.
Ông bà nội sống dưới tầng 1. Bố mẹ chồng tôi thì lúc nào cũng cay nghiệt, xét nét con dâu từng li từng tí. Chồng tôi, ơn trời, được cái nết giống bố mẹ: keo kiệt bủn xỉn đến mức tôi không có từ nào để miêu tả về anh.
Đã keo kiệt thì chớ, anh lại vô tâm. Tôi đi làm về toàn phải xách nước lên tầng 2 để tắm. Vì đường ống nước tầng 2 đã hỏng nhưng bố mẹ chồng tôi tiếc tiền gọi thợ sửa nên tặc lưỡi cho qua.
Khổ nhất là vào những ngày mùa đông, tôi phải cong mông lên nhóm bếp than tổ ong để đun nước tắm. Vậy mà chồng tôi vẫn bình thản nằm xem tivi chứ chưa bao giờ bảo giúp vợ đun nước hay xách nước lên tầng.
Tôi thấy tủi hổ nhất là phận dâu con trong nhà mà tôi như người xa lạ. Nhớ có lần tôi mở bình nóng lạnh để lấy nước tắm thì mẹ chồng trừng mắt quát tháo:
- Này, sao con không đun nước mà tắm? Xài bình nóng lạnh hao tốn lắm!
- Con mệt quá mẹ ạ... Cho con mở một tẹo thôi.
- Thôi thôi, đi nhóm bếp mà đun nước. Ở đâu ra cái thứ không biết điều, cứ muốn xài hoang thôi.
Chỉ những khi nhà có khách hoặc sau khi ông bà, bố mẹ chồng tắm xong, tôi mới được "hưởng sái" tí chút nước nóng còn sót lại. Nhiều lần tủi thân đến mức xách nước tắm mà nước mắt tôi chảy dài.
Ngay cả bữa cơm cũng là ác mộng. Quanh năm cả nhà chỉ ăn mỗi rau luộc và thịt kho mặn chát. Hôm nào sang lắm thì có thêm ít tôm rang nhưng mặn đến mức chỉ ăn 1 con thôi là phải uống đến 3 cốc nước. Ngay cả cơm tôi cũng không được ăn bát thứ hai. Hôm nào ăn cơm, bà nội hoặc mẹ chồng cũng giành phần ngồi xới.
Ảnh minh họa
Khi tôi đưa bát xin đơm thêm cơm, thể nào mẹ chồng cũng mát mẻ:
- Đàn bà con gái ăn gì lắm thế. Ăn nhiều béo ra chồng nó theo gái thì bỏ bu.
Bà nội chồng còn thêm vào:
- Ăn như lợn thế thì ai mà nuôi cho nổi?
Những lúc đó tôi chỉ biết im lặng và thật nhanh, và nén nước mắt tuôn ra. Lương tôi đã đưa hết cho mẹ chồng rồi, còn đâu đồng nào cho mình. Ăn uống kham khổ, làm việc vất vả, lại phải xách nước tắm mỗi ngày, tôi gầy rộc đi, sụt hẳn mấy cân.
Chịu đựng suốt 3 năm trời sống chung với mẹ chồng, thì tôi cũng được ra riêng. Cứ tưởng là được ra riêng đàng hoàng tử tế, nào đâu ngờ nơi vợ chồng tôi dọn đến cũng chỉ là một căn chung cư giá rẻ được mua lại từ một người bạn của gia đình chồng. Thôi thì được ra riêng là thoải mái rồi. Có điều, cái tính keo kiệt của chồng làm tôi ngạt thở.
Tôi mang thai nhưng anh không hề mua cho tôi bất cứ thứ gì, không hề có sữa bầu, hay một món ăn ngon để bồi dưỡng. Vẫn chỉ là rau luộc và thịt kho mặn chát. Toàn bộ đồ dùng sơ sinh của con, tôi phải mua bằng tiền lương của mình. Tôi hỏi thì anh bảo:
- Ai mua mà chả được, của vợ cũng như của chồng. Anh còn phải trả tiền mua nhà cho bố mẹ nữa.
Căn nhà này chỉ có tên anh, làm gì có tên tôi đồng sở hữu, vậy mà mọi chi phí sinh hoạt trong nhà đều một mình tôi cáng đáng. Nào tiền điện nước, hóa đơn các thứ, tiền chợ, cả tiền quần áo cho chồng tôi cũng phải chi ra những đồng lương cuối cùng của mình để mua.
Khi tôi đi đẻ, chồng tôi vẫn giữ nguyên thói keo kiệt đấy. Vừa ra khỏi phòng đẻ, tôi đã chua chát nghe anh ta bảo:
- Này tiền viện phí chia đôi đấy nhé!
- Anh...
- Cô cũng phải lo cho có trách nhiệm người mẹ chứ sao mình tôi lo được?!
Tôi câm lặng không nói được lời nào. Con vừa đầy tháng, tôi đã phải đi vay tiền bố mẹ để trả cho chồng 1,5 triệu tiền viện phí và 2 triệu tiền ăn trong thời gian tôi ở cữ.
Không ai trông con, tôi đành nghỉ việc ở nhà trông con, tôi kiếm vài việc làm thêm trên internet để có tiền mua bỉm cho con và trang trải. Vì con tôi bú sữa mẹ, nên không tốn kém tiền mua sữa ngoài. Tôi có đề nghị chồng mua thêm đồ ăn cho tôi thì anh gạt phắt đi cho rằng chẳng việc gì anh phải nuôi tôi!
- Con bú mẹ, em nhanh đói lắm. Mà anh mua thêm gì cho em ăn để sữa có chất cho con bú.
- Cô làm sao thế. Tôi đâu có ngu mà mua đồ cho cô ăn. Đấy là cô được hưởng chứ có phải con tôi hưởng đâu mà tôi phải chi tiền.
Tôi buồn bã chẳng nói được lời nào. Chờ con tròn năm thì tôi đề nghị ly hôn nhưng chồng tôi không đồng ý. Chúng tôi sống chung một nhà nhưng không ai nói với ai lời nào. Chỉ như hai kẻ ở trọ mà thôi.
Và chiều hôm qua, giọt nước đã tràn ly khi anh chẳng ngại ngần ngửa tay lấy từ tôi 12 nghìn đồng tiền chợ. Tôi đang nuôi con bú, anh đã không chăm sóc lo lắng gì cho tôi, lại đối xử tệ bạc với tôi như vậy. Tôi nhìn qua thấy anh mua nào rau củ, nào thịt, nào cá cho mình mà tức giận kinh khủng. Tại sao tôi lại gắn đời mình với một kẻ hà tiện, tính toán và chi li thế này?
ảnh minh họa
Đêm đó, khi chồng tôi gõ cửa "đòi", tôi đã thẳng thừng nói toẹt vào mặt anh:
- 200 nghìn một lần, đưa tiền đây!
- Đừng quên cô đang sống trong nhà của tôi, tôi đã không lấy tiền thuê nhà là nhân đạo lắm rồi. Cô là vợ thì phải phục vụ chồng chứ. Cô có phải gái đứng đường đâu mà phải hạ thấp nhân phẩm của mình?
- Nhân phẩm có mài ra ăn được không? Tôi chẳng cần nhân phẩm gì ráo. Nhân phẩm đó nếu mà bán được, tôi bán ngay. Đưa tiền thì tôi phục vụ, không thì cứ đi tìm gái!
Vậy đó mà chồng tôi tru tréo chửi rủa tôi chẳng tiếc lời. Rồi anh ta chạy về phòng và đóng sầm cửa lại. Anh ta bảo chả dại mất 200 nghìn, thà nhịn còn hơn.
Sao tôi thấy chua chát và ngột ngạt quá. Tôi muốn ly hôn nhưng sợ mất quyền nuôi con vì bây giờ tôi không có công việc ổn định. Nếu con tôi mà được giao cho chồng tôi nuôi dưỡng, thì tôi là người đau khổ nhất khi không biết con mình rồi sẽ thế nào khi sống với ông bố keo kiệt và ti tiện đó.
Nguồn Internet
Bạn trai thề vẫn yêu dù có chuyện gì xảy ra, cô gái bày kế ngủ với trai lạ để thử lòng Ly quen Tùng rất tình cờ. Đám cưới hôm đó của cô bạn thân, Ly được nhận xét là còn nổi bật hơn cả cô dâu vì vóc dáng quyến rũ, khuôn mặt hoàn hảo. Mọi người từng thắc mắc rằng tại sao Ly không đi thi hoa hậu hay đại loại là một cuộc thi hoa khôi nào đó. Ly nghe xong...