Ngày chết chóc nhất ở Ấn Độ: Hơn 4.300 ca tử vong trong 24 giờ
Số ca tử vong vì Covid-19 ở Ấn Độ được ghi nhận ở mức cao chưa từng thấy khi làn sóng dịch bệnh thứ 2 vẫn đang càn quét quốc gia này.
Người thân đau buồn khi thi thể nạn nhân Covid-19 hỏa táng tại Ấn Độ (Ảnh: Reuters).
Bộ Y tế Ấn Độ ngày 18/5 thông báo ghi nhận thêm 4.329 ca tử vong vì Covid-19 trong 24 giờ qua, đánh dấu ngày chết chóc nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu bùng phát tại quốc gia Nam Á này.
Ấn Độ cũng ghi nhận thêm 263.533 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số trường hợp mắc Covid-19 ở nước này lên hơn 25,2 triệu người.
Tính đến nay, số người chết vì Covid-19 tại Ấn Độ đã lên tới 278.751 trường hợp. Ấn Độ hiện là vùng dịch lớn thứ 2 thế giới, sau Mỹ.
Ngày 17/5, mặc dù vẫn ghi nhận hơn 4.100 ca tử vong, nhưng số ca nhiễm mới tại Ấn Độ giảm xuống chỉ còn 281.386 trường hợp. Đây là lần đầu tiên Ấn Độ ghi nhận dưới 300.000 ca nhiễm mới trong ngày kể từ ngày 21/4.
Ấn Độ có xu hướng giảm số ca nhiễm mới trong ngày từ tuần trước. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết hiện vẫn chưa chắc chắn số ca nhiễm tại nước này đã lên đến đỉnh điểm hay chưa, trong bối cảnh biến thể virus B.1.617 lần đầu tiên được tìm thấy ở Ấn Độ ngày càng có xu hướng lan rộng hơn.
Video đang HOT
“Vẫn còn nhiều khu vực tại Ấn Độ chưa trải qua giai đoạn đỉnh điểm, các ca nhiễm vẫn đang tăng lên”, nhà khoa học Soumya Swaminathan của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định với báo The Hindu .
Nhà khoa học WHO chỉ ra rằng tỷ lệ dương tính trong các xét nghiệm Covid-19 tại Ấn Độ vẫn “rất cao”, khoảng 20%, và đây là dấu hiệu cho thấy tình hình dịch bệnh tại nước này có thể còn tồi tệ hơn trong thời gian tới.
Các bệnh viện, nhà xác, lò hỏa táng tại Ấn Độ đã rơi vào tình trạng quá tải do làn sóng Covid-19 thứ 2. Nhiều nơi buộc phải từ chối tiếp nhận thêm bệnh nhân hoặc thi thể.
Hàng nghìn bác sĩ muốn tham gia chống dịch
Khoảng 90.000 sinh viên y khoa Ấn Độ, tốt nghiệp từ các trường ở nước ngoài như Nga, Trung Quốc và Ukraine, đang hối thúc chính phủ cho phép họ tham gia cuộc chiến chống Covid-19, thay vì ngồi chờ giấy phép từ địa phương.
Theo quy định, các sinh viên tốt nghiệp từ các trường y ở nước ngoài phải vượt qua các kỳ thi ở Ấn Độ trước khi được phép hành nghề. Nhiều người đã hoàn thành các bài thi này và đang chờ giấy phép được cấp, trong khi những người khác phải chờ đến tháng sau mới được thi.
“Chúng tôi không yêu cầu sinh viên tốt nghiệp ở nước ngoài được phép tiến hành phẫu thuật, nhưng họ phải được phép làm việc như những nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch vào thời điểm quan trọng này”, Najeerul Ameen, chủ tịch Hội sinh viên y Ấn Độ tốt nghiệp tại nước ngoài, cho biết.
Các chuyên gia y tế cảnh báo Ấn Độ sẽ sớm đối mặt với tình trạng thiếu nhân viên y tế tại các phòng điều trị tích cực quan trọng, khi đợt dịch thứ hai bùng phát.
“Trong vài tuần tới, chúng ta sẽ chứng kiến các bệnh nhân trong phòng điều trị tích cực tử vong vì không có đủ y tá và bác sĩ chăm sóc họ. Điều này sẽ xảy ra”, bác sĩ tim mạch Devi Shetty cảnh báo.
Các quan chức tại Hội đồng Khảo thí Quốc gia (NBE) cho biết các kỳ thi sát hạch là yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên y tốt nghiệp ở nước ngoài vì họ chưa được đào tạo ở Ấn Độ.
“Họ không quen với các vấn đề chăm sóc sức khỏe của Ấn Độ”, Pawanindra Lal, giám đốc điều hành của NBE, cho biết.
Ấn Độ thử nghiệm thành công tàu sân bay Vikrant
Theo Hải quân Ấn Độ , tàu sân bay Vikrant vượt qua thành công các bài kiểm tra đầu tiên trên biển và tiếp tục chạy thử nghiệm vào năm 2021.
Theo cổng thông tin N 1 , tàu sân bay nội địa đầu tiên của Ấn Độ Vikrant đã vượt qua thành công các bài kiểm tra neo đậu. Các chuyên gia đã thử nghiệm hoạt động của 4 động cơ tuabin khí LM2500, bộ truyền động, cánh quạt biến tốc và hệ thống điều khiển.
Ngoài ra, con tàu cũng được kiểm tra hệ thống lái, điều hòa không khí, hệ thống bơm, cùng thiết bị chữa cháy, máy phát điện, hệ thống động lực và các thiết bị boong tàu.
Sau giai đoạn thử nghiệm này, tàu sân bay Vikrant sẽ tiếp tục được thử nghiệm trên biển đầu năm 2021. Cụ thể, các chuyên gia sẽ kiểm tra các thiết bị trên tàu hoạt động trong điều kiện thực tế, đồng thời đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu dự án, bao gồm tốc độ, độ ổn định và lực đẩy.
Tàu sân bay nội địa đầu tiên Vikrant của Ấn Độ thử nghiệm thành công. (Ảnh: Indian Navy)
Ấn Độ bắt đầu chế tạo Vikrant từ năm 2009 tại nhà máy đóng tàu Cochin. Năm 2013, tàu sân bay này được đưa vào hoạt động. Ban đầu con tàu được lên kế hoạch thử nghiệm neo đậu trên biển vào cuối năm 2015, nhưng sau đó phương án đã được thay đổi.
Tàu sân bay Vikrant được thiết kế theo sơ đồ STOBAR (Short Take-Off But Arrested Recovery - cất cánh ngắn, hạ cánh có hỗ trợ). Tàu sân bay có chiều dài 262 m, chiều rộng 60 m và trọng lượng choán nước là 40.000 tấn. Vikrant có thể đạt tốc độ lên đến 50 km/h và tầm hoạt động vào trên 14.800 km.
Vikrant được trang bị 4 bệ phóng pháo cỡ nòng 30 mm và 76 mm, đồng thời có thêm các bệ phóng tên lửa phòng không. Nhóm không quân của tàu bao gồm 40 máy bay, trong đó có 15 máy bay chiến đấu MiG-29K của Nga.
Hiện Hải quân Ấn Độ đang sở hữu 2 tàu sân bay là INS Viraat và INS Vikramaditya. INS Viraat hạ thủy năm 1944, được mua lại từ Anh năm 1986 và là tàu sân bay lâu đời nhất thế giới còn hoạt động.
Trong khi đó, INS Vikramaditya, có độ choán nước 45.000 tấn được Ấn Độ mua lại tàu sân bay trực thăng mang tên Đô đốc Gorshkov từ Nga với giá 2,35 tỉ USD. Tàu được biên chế cuối năm 2013 và đổi tên thành tàu sân bay INS Vikramaditya.
Nhằm thay thế các tàu sân bay cũ, Ấn Độ quyết định chế tạo một mẫu hàng không mẫu hạm nội địa, với sự trợ giúp cùng Nga và Italia, với tên gọi là lớp Vikrant.
Theo dự kiến ban đầu, con tàu sẽ được gia nhập lực lượng hải quân nước này năm 2018, nhưng dự án tiếp tục bị trì hoãn. Hiện chi phí cho dự án này rất lớn, với chi phí lên đến 3,5 tỉ USD.
Trung Quốc 'nắm đầu chuôi' trong mặt trận đối đầu mới với Ấn Độ? Trong bối cảnh căng thẳng biên giới kéo dài 7 tháng vẫn chưa có hồi kết, đối đầu giữa Trung Quốc và Ấn Độ lại bùng phát liên quan đến xây dựng đập thủy điện. SCMP cho biết, Trung Quốc và Ấn Độ đang bước vào cuộc đối đầu trên mặt trận mới liên quan đến việc xây dựng đập thủy điện ở...