Ngày càng nhiều người trẻ tìm đến cái chết
Nghiên cứu được thực hiện tại BV Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) cho thấy, tỉ lệ trẻ 14 – 15 tuổi tự tử rất cao, chiếm gần 66% số trường hợp tự tử khiến không ít người giật mình…Những đối tượng khác cũng dễ dàng tìm đến cái chết vì nhiều lý do…
101 lý do tìm đến cái chết
Vụ tự tử tập thể của 5 nữ sinh Hải Dương vào đầu năm 2006 khiến cả xã hội “rúng động” vẫn chưa hết dư âm, đến vụ 3 học sinh ở Đăk Nông rủ nhau cùng chết hồi tháng 3/2012 khiến chúng ta không khỏi lo ngại. Nhưng đó chỉ là những thông tin được công bố trên báo chí, còn trên thực tế, còn rất rất nhiều những ca tự tử đau lòng ở giới trẻ.
Sáng 7/9, tại hội thảo về truyền thông với vấn đề tự tử do Trung tâm Phòng chống Khủng hoảng Tâm lý tổ chức, nhiều chuyên gia đã cùng chia sẻ, thảo luận nhằm đưa ra cách truyền thông hiệu quả để có tác động giảm số ca tự tử ở người trẻ.
Chia sẻ tại hội thảo, Thiếu tá Lê Đức Đoàn, cảnh sát giao thông đội 1, Công an TP Hà Nội cho biết, trong hơn 30 năm làm trong nghề và 10 năm làm việc tại khu vực cầu Chương Dương, bản thân ông đã chứng kiến, ngăn chặn nhiều vụ tự tử trên cầu.
“Có người đi xe máy, đi xe ôm, hoặc đang đi xe bus đến giữa cầu tắc đường có thể nhảy xuống cầu ngay. Đối tượng tự tử phần lớn là phụ nữ trẻ. Mới đây, một người mẹ ở quận Đống Đa chở con gái 9 tuổi ra cầu Chương Dương định tự tử, người mẹ định đẩy con gái xuống trước, còn mình quyên sinh theo sau. Rất may mắn, khi nhận được tin báo của quần chúng, mọi người đã động viên, cứu được hai mẹ con trước khi nhảy xuống”, Thiếu tá Đoàn nói.
Tại hội thảo, kết quả nghiên cứu của bác sĩ Bùi Quốc Thắng và Nguyễn Lê Anh Tuấn, tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (2001-2002) cũng được chia sẻ. Theo đó, trẻ ở lứa tuổi từ 14-15 tự tử rất cao, chiếm gần 66% số trường hợp. Trong đó, nữ nhiều hơn nam, chiếm gần 61%. Nguyên nhân tìm đến cái chết của trẻ chủ yếu là do xung đột gia đình, chiếm đến gần 88%, hình thức phổ biến nhất là bằng hóa chất (thuốc ngủ, thuốc diệt chuột, trừ sâu). Đến 97,6% là trẻ tự tử ở nhà và thường dễ phát hiện. Tuy nhiên sau khi tự tử không có trường hợp nào thông báo cho người nhà biết và có tới 85,4% trẻ là không làm gì cả cho đến khi có triệu chứng được người nhà phát hiện.
Nghiên cứu của Phan Thị Hòa, bác sĩ Huỳnh Đình Đồng và cộng sự tại Đà Nẵng năm 2004 cũng cho thấy, số ca tự tử năm 2004 tăng gấp 4 lần so với 2003 (487 ca). Riêng tại bệnh viện Đà Nẵng có 148 bệnh nhân tự tử vào viện, nữ chiếm hơn 60%, độ tuổi từ 25-44.
Video đang HOT
Kết quả điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ 2 được thực hiện vào cuối năm 2008 cũng đưa ra những con số đáng báo động. Gần 27% số người được hỏi rơi vào tình trạng rất buồn hoặc thấy mình là người không có ích đến nỗi không muốn hoạt động bình thường. So với cuộc điều tra cách đây 5 năm cho thấy mức độ buồn chán và số lượng người trẻ buồn chán đã tăng lên. 21% hoàn toàn thất vọng về tương lai.
Bà Phùng Minh Trang, Trung tâm Phòng chống khủng hoảng tâm lý cho biết, xu hướng tự tử tăng không riêng ở Việt Nam mà trên thế giới cũng có xu hướng này. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế Giới, mỗi năm có khoảng 1 triệu người chết vì tự tử trên thế giới, tăng 60% so với 50 năm qua. Dự báo đến năm 2020, con số này có thể sẽ tăng lên thành 1,5 triệu, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Điều đáng lo ngại là độ tuổi có hành vi tự tử tập trung chủ yếu vào lứa tuổi 15-25 tuổi.
Theo bà Vân Anh, người sáng lập Trung tâm Phòng chống khủng hoảng tâm lý cho biết, phần lớn người tự tử là người trẻ và số đông họ là những người bình thường, chỉ có một số ít được chẩn đoán là mắc bệnh tâm thần.
Chia sẻ về hiện tượng tự tử ở người trẻ ngày càng có xu hướng tăng, TS.BS Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng cho rằng: “Bản năng trong mỗi người là bản năng sống. Trong lúc khó khăn nhất, tưởng như không vượt qua nổi, thậm chí cái chết cận kề nhưng bằng mọi cách con người đều cố vượt lên. Nhưng trên thực tế, vẫn còn nhiều người trẻ tự tử, vậy nguyên nhân do dâu? Những sự việc tưởng như rất bình thường với người lớn, đó chỉ đơn giản là lời mắng nhiếc trẻ, hay trẻ vì lý do gì đó mà giận dỗi bố mẹ, giận dỗi bạn bè, hay đơn giản chỉ là buồn vu vơ… Tất cả những sự việc rất đột xuất, không lên kế hoạch trước đó có thể trở thành tác nhân khiến sức chịu đựng của trẻ không vượt qua nổi và có những phản ứng, hành động đột ngột, dẫn đến tự tử”, TS Tuấn nhận định.
Có thể phòng tránh
Theo bà Vân Anh, tự tử là vấn đề có thể phòng tránh được nhưng những người xung quanh lại chưa có đủ kỹ năng để phát hiện, ngăn chặn ý định này. Cũng theo bà, nhiều người cố gắng bày tỏ ý định tự tử của mình với người khác, nhưng chỉ số rất ít bày tỏ bằng cách nói chuyện. Một nghiên cứu cho thấy, có 13/19 người tự tử đã cố gắng bày tỏ ý định tự tử của mình với người khác, nhưng chỉ có 3 trường hợp bày tỏ bằng cách nói chuyện
“Làm thế nào để đối mặt, vượt qua những khó khăn, nhất là ở những người trẻ bởi đây là lứa tuổi còn bồng bột, bộc phát trong hành vi? Cần tăng cường khả năng đương đầu với khó khăn cho thanh thiếu niên, xây dựng các mối quan hệ gia đình, thầy trò, bạn bè trên tinh thần cởi mởi, giao tiếp tốt và bình đẳng”, bà Vân Anh chia sẻ.
Việt Nam chưa có hệ thống phòng chống tự tử một cách chuyên nghiệp, cũng như chưa có nhiều tổ chức, chương trình hoạt động trong lĩnh vực phòng chống tự tử.
Cùng quan điểm này, TS Tuấn cho rằng, đến hiện nay, tỷ lệ bao nhiêu trẻ dẫn đến hành vi bột phát, ý định tự tử và tự tử chúng ta chưa hề có nghiên cứu. Khi có nghiên cứu, chúng ta sẽ phát hiện được trong số các em học sinh đó, ai là đối tượng có nguy cơ cao có những hành vi tiêu cực để hỗ trợ..
“Phải giúp trẻ hoàn thiện con người xã hội. Làm sao đó để trẻ nhìn nhận, cảm nhận, lắng nghe được những cái hình ảnh thực tế càng theo hướng tích cực bao nhiêu càng giúp trẻ dần lớn lên, giúp trẻ phân tích làm thế nào là tốt. Quá trình dạy dỗ rất quan trọng từ nhỏ tại gia đình. Không cần nói trực tiếp với trẻ mà trẻ quan sát qua cách người lớn xử lý tình huống.
Xã hội (từ cộng đồng, nhà trường, nơi sinh sống) có quá nhiều thông tin tiêu cực đối với trẻ tạo cho trẻ cảm xúc, cái nhìn, nhận định, phân tích đi theo hướng tiêu cực thì sẽ có những hành động tiêu cực và ngược lại. Vì thế, xã hội cần quan tâm tìm hiểu, tạo điều kiện tốt để con người xã hội trong trẻ hoàn thiện để trẻ có thể đương đầu, vượt qua được những khó khăn sẽ hạn chế được hành vi tiêu cực của trẻ”, TS Tuấn nói.
Theo Dantri
Tim đen của người tình trùm Dũng "ben"
Người đàn bà 50 tuổi Võ Thị Thúy Dung tại Công an Hà Nội.
Chẳng ai có thể nghĩ người đàn bà với vẻ ngoài đài các, có nhiều mối quan hệ lại được giới giang hồ gắn cho biệt danh Dung "lừa". Tài diễn siêu việt của thị không chỉ khiến người nhẹ dạ sập bẫy mà còn qua mặt cả người chồng hờ - trùm giang hồ Dũng "ben".
Trai tứ chiếng, gái giang hồ
Lâu nay, trong mắt dân anh chị ở đất Sài thành, cái tên Dung "lừa" luôn gắn liền với hình ảnh ông trùm Dương Hoàng Dũng (tức Dũng "ben"). Ở tuổi 50 và đã có một con nhưng Võ Thị Thùy Dung (SN 1962, ảnh) vẫn khiến nhiều phụ nữ phải ghen tị khi so bì về vóc dáng và sự mặn mà. Sở hữu lợi thế hình thể cộng thêm tài ăn nói, cựu diễn viên xiếc nhanh chóng chiếm được cảm tình từ Dũng "ben" ngay trong lần gặp đầu tiên. Trong suy nghĩ của người đàn bà gốc Hà Thành, mối quan hệ kéo dài gần chục năm với Dũng "ben" giống như chuyến đi dài, nhiều phiêu lưu, mạo hiểm với xuất phát điểm là một tình yêu sét đánh.
Từ trẻ, Dung tự chọn cho mình lối đi riêng là theo đuổi con đường nghệ thuật. Bắt đầu bằng việc theo học trường Cao đẳng Xiếc Việt Nam, sau đó Dung tiếp tục đi du học tại Liên Xô (trước đây) để thực hiện ước mơ trở thành nghệ sỹ nổi tiếng. Ở đó, cô gái trẻ làm quen với Chiến (anh trai Dũng "ben"). Bản thân Dung cũng không thể ngờ, mối quan hệ ở trời Tây đó lại vô tình là sự khởi đầu cho bước ngoặt lớn trong đời.
Năm 1988, Võ Thị Thùy Dung lấy chồng rồi cùng gia đình vào thành phố Hồ Chí Minh sinh sống. Được một thời gian ngắn, chồng Dung qua đời và người ta không còn thấy cô gái này đam mê với hoài bão tuổi trẻ. Dung bắt đầu quay sang kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ rồi vô tình gặp lại Chiến. Thời điểm này, Dũng "ben" đã nổi như cồn, trong giới giang hồ nhiều người phải nể phục. Thông qua Chiến, người phụ nữ góa chồng bỗng chốc trở thành giai nhân cận kề bên ông trùm khét tiếng. Luôn tự nhận có quan hệ với các "sếp bự" lại có điểm tựa là uy thế của chồng nên Dung được không ít người cần chạy trọt, lo việc tìm đến.
Trốn truy nã vẫn sống vương giả
Khoảng tháng 12/2010, chị Nguyễn Bảo Ngọc (SN 1977, ở Long Khánh, Đồng Nai) đến gặp Dung nhờ "chạy án" cho chị ruột là Nguyễn Thị Thanh Thùy (SN 1974, bị CATP Hồ Chí Minh bắt về tội buôn bán trái phép ma túy). Sau nhiều lần gặp gỡ, Dung đã nhận từ chị Ngọc tổng cộng 400 triệu đồng vừa hứa sẽ lo trắng án.
Tuy nhiên, Dung lần lữa rồi bỏ trốn nên đã bị CATP Hồ Chí Minh truy nã về tội "Lừa đảo chiếm tài sản". Thời điểm này, Dũng "ben" cũng đang "dạt" miền Bắc do liên quan đến vụ án mạng tại Bình Dương nên Dung đã ôm tiền, theo gót người tình ra Hà Nội. Tại đây, sau khi thuê một căn nhà ở phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Dung "lừa" bằng chiêu trò cũ vẫn tiếp tục khoe khoang về các mối quan hệ không có thật. Và chỉ ít lâu sau, chính bà chủ nhà cho nữ quái này thuê phòng đã trở thành nạn nhân đầu tiên tại Hà Nội.
Theo một cán bộ Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm (CATP Hà Nội), Dung "lừa" đã nhận 3000 USD và 30 triệu đồng của chủ nhà để lo cho con gái bị hại trở thành tiếp viên hàng không. Tuy nhiên, đối tượng này đã dùng số tiền để tiếp tế cho Dũng "ben" (lúc này trùm giang hồ đang trốn tại các khách sạn, nhà nghỉ). Thỉnh thoảng đám em của Dũng "ben" vẫn qua lại nhà Dung nên người dân xung quanh càng tin rằng nữ quái có nhiều quan hệ. Sau nhiều lần thất hứa, tháng 4/2012, Dung "lừa" bỏ trốn rồi thuê ngôi nhà ở số 3 ngõ 292 đường Nghi Tàm - nơi cơ quan công an phát hiện Dũng "ben" lẩn trốn.
Tại đây, Dũng "ben" đã xuất hiện thường xuyên hơn. Cặp đôi này đã kéo "người quen" từ Tiền Giang ra giúp việc và mua sắm nhiều tiện nghi sang trọng. Nhờ số tiền đã lừa đảo được và chu cấp từ đám đệ tử nên Dũng "ben" chỉ ở trong nhà hưởng thụ cuộc sống vương giả và ra ngoài vào ban đêm. Trước mặt hàng xóm, Dung "lừa" cũng mạnh mồm tuyên bố đã mua ngôi nhà và bỏ hơn 200 triệu đồng ra sửa sang, lắp đặt thiết bị bảo vệ an ninh.
Nước mắt ông trùm
Ông trùm giang hồ hoàn toàn suy sụp khi hay tin người vợ không mang thai đôi. Nếu như trong ngày đầu bị đưa về Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm (CATP Hà Nội), Dũng "ben" rớt nước mắt vì thương "vợ" sẽ đơn độc nuôi nấng máu mủ của mình thì lúc đối diện với sự thật, đối tượng cũng khóc, nhưng là vì quá đau đớn khi biết rằng, chính y cũng là nạn nhân trong vở kịch của Dung "lừa". Dũng "ben" trải lòng với cán bộ điều tra rằng, trước lúc bị bắt, đối tượng này muốn đưa vợ đi khám thai. Nhưng thấy Dung lo cho sự nguy hiểm của mình nên ông trùm đành ở nhà chờ tin vui từ vợ. Nhưng niềm hạnh phúc được làm cha 2 đứa trẻ chỉ thoáng qua, ngay sau đó Dũng "ben" bị cảnh sát bắt giữ. "Hắn sụp đổ, rồi quay lại tố cáo lại người vợ hờ. Có lẽ việc phải rơi lệ vì kẻ đã lừa gạt mình là nỗi đau lớn nhất của Dũng" - cán bộ thụ lý vụ án cho biết.
Trước đó, khi có mặt tại cơ quan công an, Dung "lừa" khai nhận đang mang thai đôi 14 tuần tuổi. Trong quá trình làm việc, nữ quái này liên tục đề nghị được về nhà để lấy kết quả siêu âm. Trước những dấu hiệu đáng ngờ, lực lượng cảnh sát đã đưa Dung đến bệnh viện Phụ sản Trung ương kiểm tra. Và sau 3 lần xét nghiệm, các bác sỹ đã kết luận, Dung "lừa" không có thai như lời thị nói. Vậy tại sao Dung phải bịa đặt? Động cơ việc làm này là gì? Ngay lập tức, cơ quan công an đã tiến hành xác minh thông tin về vợ hờ của ông trùm bị truy nã. Và từ đó, chân dung nữ quái xảo quyệt đã bị vạch trần.
Theo VNE
Thú vui 'cà phê kịch' của giới trẻ Sài Thành Các bạn trẻ thường cảm thấy thoải mái khi vừa xem kịch, vừa nhâm nhi ly cà phê và quây quần bên bạn bè trong không gian ấm áp. Nhiều bạn trẻ ngồi bệt xuống sàn, trò chuyện cùng bạn bè, vừa nhâm nhi cà phê để chờ xem kịch tại quán. Tò mò với "cà phê kịch" độc đáo Mặc dù đến...