Ngày càng nhiều người muốn được tiêm vaccine phòng COVID-19
Cuộc khảo sát quốc tế mới công bố ngày 1/3 cho thấy tỷ lệ người dân mong muốn được tiêm vaccine COVID-19 đang gia tăng tại các quốc gia phát triển.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 của Pfizer- BioNTech tại London, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là kết quả cuộc khảo sát do hãng tư vấn quốc tế KekstCNC tiến hành trong tháng 2 tại 6 quốc gia phát triển, gồm Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Thụy Điển và Nhật Bản.
Theo đó, khảo sát chỉ ra ngày càng nhiều người tại các quốc gia này cho rằng cần phải tiêm vaccine phòng COVID-19. Khẳng định đây là một xu hướng rõ ràng, báo cáo khảo sát có đoạn nêu rõ số người cho biết họ sẵn sàng đi tiêm vaccine phòng COVID-19 ngày càng tăng tại tất cả các quốc gia khi các chiến dịch tiêm chủng liên tiếp khởi động tại nhiều nơi trên thế giới.
Video đang HOT
Quốc gia có tỷ lệ người dân sẵn sàng đi tiêm chủng cao nhất là Anh với 89% người được hỏi lựa chọn phương án này, cao hơn mức 70% trong khảo sát thực hiện hồi tháng 12/2020. Tại Thụy Điển, trong khảo sát mới nhất, tỷ lệ người dân muốn được tiêm chủng là 76%, tăng rõ rệt so với mức 53% ghi nhận hồi tháng 12/2020. Trong cùng khoảng thời gian, xu hướng gia tăng cũng được ghi nhận tại Mỹ (từ 58% lên 64%), tại Đức (từ 63% lên 73%) và tại Nhật Bản (từ 50% lên 64%). Ngay cả ở Pháp, quốc gia được cho là không có nhiều người tin tưởng vaccine, tỷ lệ người lựa chọn đi tiêm vaccine phòng COVID-19 cũng tăng mạnh từ mức 40% ghi nhận trong khảo sát hồi tháng 12 lên mức 59% trong khảo sát mới nhất.
Người tham gia khảo sát tại 6 quốc gia đều chung nhận định rằng Israel và Anh đã tiến hành chương trình tiêm chủng tốt nhất trên thế giới. Riêng tại Anh, tính từ khi khởi động hồi tháng 12/2020 đến ngày 28/2, tổng cộng 20.089.551 triệu người dân tại quốc gia này đã được tiêm phòng COVID-19, ít nhất là một mũi. Tính đến giữa tháng 2/2021, chiến dịch tiêm chủng đã đạt mục tiêu tiêm mũi đầu cho 15 triệu người thuộc nhóm nguy cơ cao nhất. Thủ tướng Anh Boris Johnson gọi đây là một “thành tựu to lớn” đồng thời đánh giá cao những nỗ lực của đội ngũ nhân viên Dịch vụ Y tế quốc gia (NHS), những người trực tiếp tham gia triển khai chương trình tiêm chủng trên cả nước. Trong tháng 3, chiến dịch tiêm chủng tại Anh sẽ được mở rộng ra nhóm đối tượng trên 40 tuổi.
Kể từ khi bùng phát lần đầu tại Trung Quốc hồi tháng 12/2019, đại dịch COVID-19 đã khiến trên 114 triệu người mắc bệnh, trong đó có trên 2,5 triệu người đã tử vong. Các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực để có thể triển khai các chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng bệnh sớm nhất có thể với mong muốn tận dụng công cụ sắc bén này để sớm đẩy lùi dịch bệnh trên toàn cầu.
Hầu hết các chiến dịch tiêm chủng được thực hiện trên tinh thần tự nguyện nhưng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các chính phủ đều khuyến khích người dân chủ động tham gia tiêm chủng và nâng cao tinh thần phòng dịch để sớm đưa thế giới trở lại cuộc sống bình thường sau hơn 1 năm đảo lộn vì đại dịch.
Tính đến sáng 1/3 (theo giờ Việt Nam), theo báo Financial Times của Anh, đã có tổng cộng hơn 239,950 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 được sử dụng tại 117 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Anh thay đổi chiến lược tiêm chủng vaccine, ưu tiên theo độ tuổi
Ngày 26/2, Anh thông báo sẽ thay đổi chiến lược tiêm vaccine phòng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong những tháng tới, theo đó chiến dịch tiêm chủng sẽ dựa vào nhóm độ tuổi thay vì xét những nhóm nghề nghiệp có nguy cơ mắc bệnh.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 của Pfizer-BioNTech tại London, Anh, ngày 8/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock cho biết trước đó Ủy ban hỗn hợp về miễn dịch và vaccine của Anh (JCVI) đã đề xuất tiêm vaccine ngừa COVID-19 dựa vào độ tuổi để cứu được nhiều mạng sống nhất có thể. Đây là cách đơn giản và nhanh nhất để triển khai tiêm chủng. Ông Hancock cũng khẳng định: "Nghĩa vụ đạo đức của chúng ta là ưu tiên cứu người và đó là những gì chúng ta đã làm".
Cho đến nay, Anh đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho 19 triệu người, trong đó 35% trong tổng số nhóm người trưởng thành đã được tiêm ít nhất 1 liều và theo kế hoạch sẽ hoàn tất chương trình tiêm chủng cho toàn dân vào cuối tháng 7 tới.
Theo thông báo của JCVI, Anh đang đặt mục tiêu tiêm mũi đầu tiên cho tất cả những người trên 50 tuổi và những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương vào giữa tháng 4/2021, sau đó sẽ chuyển thứ tự ưu tiên sang các nhóm trên 40 và tiếp theo là 30 tuổi. Nhóm trên 18 tuổi sẽ được tiêm cuối cùng. Giáo sư Wei Shen Lim, thành viên của JCVI, cho biết sẽ đẩy nhanh hơn để chuyển sang nhóm đối tượng ưu tiên theo tuổi, thay vì dựa vào nguy cơ nghề nghiệp. Ông Lim cho rằng: "Chương trình tiêm chủng dựa trên độ tuổi sẽ đơn giản và sự đơn giản chính là yếu tố quyết định về tốc độ, cũng như sự thành công của chương trình tiêm chủng".
Mặc dù vậy, quyết định trên đang làm dấy lên những tranh cãi trong lực lượng cảnh sát và giáo viên, những nhóm đối tượng được cho là phải nằm trong diện ưu tiên vì có nguy cơ lây nhiễm cao.
Anh cam kết tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người nhập cư bất hợp pháp Chính phủ Anh ngày 8/2 cho biết người nhập cư không có giấy tờ hợp pháp ở nước này sẽ vẫn có thể được tiêm vaccine ngừa COVID-19 mà không bị kiểm tra tình trạng định cư. Nhân viên y tế tiêm mũi thứ hai vaccine phòng COVID-19 của hãng Pfizer-BioNTech cho người dân tại Greater Manchester, Anh, ngày 7/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN Theo...