Ngày càng nhiều doanh nghiệp Anh quan tâm đến thị trường Việt Nam
Đại sứ Trần Ngọc An bày tỏ tin tưởng hiệp định tự do thương mại Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực kể từ ngày 1/8/2020 sẽ mở ra nhiều cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam và Anh.
Đại sứ Trần Ngọc An thông báo những thành công ban đầu trong cuộc chiến chống COVID-19 đã giúp Việt Nam duy trì các hoạt động kinh doanh sản xuất. (Ảnh: Đình Thư/Vietnam )
Thông qua mạng lưới Việt Nam-UK Network, khoảng 50 doanh nghiệp Anh đã tham gia buổi họp trực tuyến nghe Đại sứ Việt Nam tại Anh Trần Ngọc An cập nhật về tình hình phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam trong thời gian qua, những phát triển trong quan hệ giữa hai nước Việt-Anh, và lắng nghe những ý kiến đóng góp từ các doanh nghiệp Anh nhằm đẩy mạnh hợp tác hai bên trong thời gian tới.
Theo phóng viên TTXVN tại London, tại buổi họp trực tuyến, Đại sứ Trần Ngọc An đã thông báo về kết quả công tác phòng chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại Việt Nam.
Đại sứ cho biết những thành công ban đầu trong cuộc chiến chống đại dịch đã giúp Việt Nam giảm thiểu những tác động tiêu cực của dịch bệnh này, tiếp tục các hoạt động kinh doanh, sản xuất, tạo cơ sở tốt để Việt Nam thu hút thêm dòng vốn đầu tư.
Đại sứ cho rằng mặc dù đại dịch COVID-19 xảy ra trên thế giới trong suốt 8 tháng qua gây đảo lộn nhiều kế hoạch hoạt động, nhưng quan hệ hợp tác Việt Nam-Anh vẫn duy trì phối hợp chặt chẽ và liên tục cập nhật.
Ông Trần Ngọc An nêu lại cuộc điện đàm giữa Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Anh Dominic Raab hồi trung tuần tháng 7/2020.
Ông cho biết tại cuộc điện đàm, Ngoại trưởng Dominic Raab đã gửi lời cám ơn chính phủ và các tổ chức y tế Việt Nam đã điều trị thành công cho các công dân Anh bị nhiễm COVID-19, và gửi tặng khẩu trang cho các bệnh viện, tổ chức xã hội ở Anh.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Raab khẳng định Anh đánh giá Việt Nam là một đối tác quan trọng của Anh trong chính sách đối ngoại của Anh tại châu Á-Thái Bình Dương và tại Đông Nam Á và bày tỏ mong muốn đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Anh và ASEAN.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết với tư cách là chủ tịch ASEAN, Việt Nam sẽ ủng hộ các nước đối tác bên ngoài ASEAN, trong đó có Anh, đẩy mạnh hơn nữa hợp tác với ASEAN.
Đề cập tình hình kinh tế Việt Nam, Đại sứ Trần Ngọc An cho biết tạp chí the Economist đánh giá Việt Nam là một trong 5 nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới trong các năm 2018-2019 và 2020.
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) ước tính GDP của Việt Nam đạt 4,8% năm 2020 và 6,8% năm 2021, mức tăng trưởng nhanh nhất ở Đông Nam Á và thế giới. Tăng trưởng GDP của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2020 đạt 1,81% với các ngành mũi nhọn như công nghiệp, sản xuất và chế biến.
Đại sứ Việt Nam Trần Ngọc An cùng các bộ phận chức năng của Đại sứ quán Việt Nam tại Anh tham dự buổi họp trực tuyến với các doanh nghiệp Anh. (Ảnh: Đình Thư/Vietnam )
Đại sứ bày tỏ tin tưởng hiệp định tự do thương mại Việt Nam-EU ( EVFTA) có hiệu lực kể từ ngày 1/8/2020 sẽ mở ra nhiều cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam và Anh.
Tại buổi họp, một số ý kiến cho rằng các doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam cần áp dụng kỹ thuật công nghệ số để hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, vấn đề làm thế nào để tăng số khách du lịch Việt Nam đến Anh cũng được doanh nghiệp Anh nêu ra.
Khảo sát lấy ý kiến các doanh nghiệp Anh quan tâm đến thị trường Việt Nam của Phó Chủ tịch Việt Nam-UK Network Paul Smith đã được những người tham dự đánh giá cao vì đây là những vấn đề các doanh nghiệp Anh đang rất quan tâm.
Những ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp Anh sẽ được các cơ quan chức năng của Việt Nam nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa ra các chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy hợp tác Anh-Việt Nam ngày một phát triển sâu và rộng hơn.
Theo khảo sát này, những lĩnh vực các doanh nghiệp Anh đang quan tâm tìm kiếm hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam gồm các lĩnh vực thực phẩm, đồ uống, doanh nghiệp Anh phối hợp với các công ty của Việt Nam tạo ra các sản phẩm công nghệ, tạo ra việc làm cho người dân địa phương.
Đây là những hợp tác theo hướng chuyển giao công nghệ. Dược phẩm, giáo dục, y tế, tài chính, ngân hàng, fintech, du lịch, trí tuệ nhân tạo, bảo vệ môi trường và năng lượng tái tạo… là các lĩnh vực các doanh nghiệp Anh đang tìm kiếm cơ hội hợp tác với Việt Nam.
Mặt trận trong cuộc chiến chống Covid-19
Trước diễn biến phức tạp của "làn sóng" Covid-19 thứ hai, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc một cách quyết liệt và mạnh mẽ nhất.
Trong đó, MTTQ các cấp đã chủ động triển khai nhiều việc làm thiết thực, hiệu quả trong công tác phòng chống dịch. Đó là khẳng định của ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam với báo Đại Đoàn kết.
PV: Giai đoạn 1 của đợt dịch, Mặt trận các cấp từ Trung ương xuống địa phương đã phối hợp với chính quyền làm rất tốt nhiệm vụ và phần việc của mình.Tuy nhiên, khi "làn sóng" thứ hai dịch Covid-19 quay trở lại với tình trạng số người mắc tăng nhanh cũng như có nhiều ca tử vong. Theo ý kiến của ông, trước tình hình đó chúng ta phải có những hành động gì để cùng chung tay với chính quyền dập dịch?
Ông Nguyễn Túc: Tôi suy nghĩ như thế này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có lời kêu gọi; Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 19 và Chỉ thị 16 và Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam cũng đã có lời kêu gọi ngày 17/3/2020. Trong bối cảnh hiện nay chúng ta phải cụ thể hóa lời kêu gọi đó cho sát với thực tế của từng vùng và từng địa phương.
Ủy ban MTTQ các cấp phải phối hợp chặt chẽ với chính quyền cùng cấp, với Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của địa phương đó để có các biện pháp phòng chống dịch một cách thiết thực đối với địa phương mình vì có những nơi đã xuất hiện dịch, có những nơi nằm trong vùng có nguy cơ cao, có nơi lại nằm trong vùng có nguy cơ thấp hơn. Phương châm đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng vẫn là biện pháp thiết thực nhất và Ban Công tác Mặt trận cơ sở phải thực hiện tốt biện pháp này.
Diễn biến vừa qua cho thấy tình trạng nhập cảnh trái phép rất nhiều. Đối với MTTQ địa phương ở các tỉnh biên giới bên cạnh những việc làm thường xuyên theo hướng dẫn của Mặt trận Trung ương thì cần đặc biệt chú ý phối hợp với Bộ đội Biên phòng để giáo dục nhân dân không tiếp tay cho đối tượng môi giới và không đưa người nước ngoài vượt biên trái phép vào trong nước. Đồng thời tố cáo những phần tử vì đồng tiền mà tạo điều kiện đưa những người nhập cảnh trái pháp luật vào sâu trong nội địa.
Ngoài ra, Mặt trận các cấp cần tiếp tục các cuộc vận động để thực hiện tinh thần thương yêu, đoàn kết với nhau trong những lúc khó khăn; phải coi ngoài kia là những tiền tuyến lớn và chúng ta là những địa phương lớn. Những địa phương đó có trách nhiệm hỗ trợ cho tiền tuyến làm sao thực hiện cho tốt chiến dịch; thực hiện cho thật tốt phương châm và mục đích kép đó là vừa chống dịch, vừa ổn định, phát triển kinh tế theo đúng như Chỉ thị của Trung ương.
Ông suy nghĩ như thế nào về tinh thần đoàn kết nhân dân hiện nay gắn với tinh thần chống giặc trước đây của cha ông ta?
-Tôi là người làm công tác Mặt trận và nhiều năm làm phong trào. Tôi thấy rất tự hào về dân tộc mình. Mỗi khi đất nước lâm nguy thì tinh thần yêu nước và tinh thần cố kết cộng đồng được bùng lên một cách mạnh mẽ. Đến bây giờ qua các hoạt động phòng chống dịch bệnh tinh thần yêu nước thương nòi lại được phát huy. Không ai bảo ai từ già đến trẻ; từ doanh nghiệp cho đến người công nhân môi trường đều thể hiện rõ tinh thần yêu nước thương nòi đó bằng những đồng tiền, bằng những việc làm hết sức cụ thể của mình. Tôi tin rằng với tình yêu nước đó, tinh thần thương yêu đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau nhất định chúng ta sẽ chiến thắng dịch bệnh.
Có thể nói việc triển khai hoạt động phòng dịch ở các khu dân cư trong giai đoạn này phần lớn là những người "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng". Vậy theo ông làm thế nào để huy động được đội ngũ này chống dịch một cách hiệu quả nhất?
-Tôi thường nói cán bộ cơ sở, cụ thể là Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư là những cán bộ thở không ra hơi, bơi không hết việc. Đúng là kỳ này rất nhiều đồng chí Trưởng ban Công tác Mặt trận ngày đêm lo cho dân. Hàng ngày họ đi giải quyết chế độ chính sách để hỗ trợ cho những người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn; cho các gia đình thương binh liệt sỹ. Nhiều người không kịp ăn cơm và có nhiều người tuổi cao sức yếu nên khi làm rất mệt sức. Tôi thấy cần đánh giá lại một cách công bằng đối với cán bộ cơ sở, nhất là Ban Công tác Mặt trận. Đặc biệt, hiện nay ở Hà Nội, Ban Công tác Mặt trận kiêm Bí thư Chi bộ nên công việc rất nhiều. Thành ra đây là một sự cố gắng rất lớn của những đồng chí tuy đã về hưu đối với Nhà nước nhưng không về hưu đối với Đảng và đối với Nhân dân.
Những ngày này hệ thống Mặt trận các cấp ngoài việc phải huy động các nguồn lực xã hội trong phòng, chống dịch Covid-19 cũng cần triển khai mạnh hơn việc giám sát tại khu dân cư để góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh. Vậy Mặt trận các cấp cần có những hoạt động giám sát như thế nào để việc lựa chọn cán bộ được thực hiện nghiêm túc?.
-Tôi nhiều lần báo cáo với Trung ương thế này. Muốn lựa chọn được đội ngũ cán bộ vừa có tâm, vừa có tầm thì cần phải có sự tham gia của dân. Mà trong Chỉ thị của Trung ương kỳ này thì cán bộ vào cấp ủy; nhất là vào Trung ương phải có tín nhiệm cao trong Đảng, trong Nhà nước và cần bổ sung có tín nhiệm cao trong Nhân dân. Muốn được tín nhiệm cao trong Nhân dân thì phải được Nhân dân thừa nhận. Tôi đề nghị nên công khai danh sách của 200 đồng chí dự kiến đưa vào Trung ương để Dân góp ý vì chính Dân mới hiểu được người đó phẩm chất, đạo đức ở địa bàn dân cư ra sao; biết được gia đình người đó như thế nào. Đây cũng là cách để thực hiện lời Bác Hồ đã dạy đó là "dễ trăm lần không Dân cũng chịu, khó vạn lần Dân liệu cũng xong", vì Nhân dân là người công minh chính trực, phát biểu một cách công tâm nhất.
Trân trọng cám ơn ông!
'Cuộc chiến chống COVID-19 ở Việt Nam sang thời kỳ cao điểm' Đó là kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19. Trên cơ sở đó, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu khoanh vùng, cách ly xã hội nghiêm ngặt tất cả những nơi được coi là ổ dịch. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc Nguy cơ lây nhiễm cộng đồng rất cao Phát...