Ngày càng nhiều binh sĩ Đức muốn xuất ngũ kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra
Xu hướng trên phản ánh những lo ngại về hậu quả từ quá trình leo thang quân sự của Chính phủ Đức ở Ukraine.
Thêm nhiều binh sĩ Đức quay lưng lại với quân đội kể từ sau xung đột ở Ukraine. Ảnh: DPA
Trang tin châu Âu Euractiv.com dẫn báo cáo mới được công bố của Bộ Quốc phòng Đức cho biết các binh sĩ trong quân đội nước này ngày càng muốn được xuất ngũ kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine và bất chấp những nỗ lực tăng cường, hiện đại hóa quốc phòng của Berlin.
Báo cáo của Bộ Quốc phòng Đức được đưa ra theo yêu cầu của Ủy ban Quốc phòng Hạ viện. Theo báo cáo của bộ trên, mặc dù có quân số thấp, nhưng số lượng binh sĩ muốn xuất ngũ đã tăng từ 209 người vào năm 2021 lên 810 người trong 8 tháng đầu năm 2022.
Video đang HOT
Con số muốn xuất ngũ đặc biệt cao trong số những người dự bị và những người đã được đào tạo để trở thành lực lượng dự bị, tăng từ 10 lên 190. Tuy nhiên, trong số những người lính tại ngũ, nhu cầu xuất ngũ đã giảm từ 176 vào năm 2021 xuống 136 trong năm nay.
Lực lượng vũ trang Đức từ lâu đã phải đối mặt với tình trạng thiếu trang thiết bị, mua sắm và công nghệ lạc hậu.
Để khắc phục những thiếu sót này, Thủ tướng Olaf Scholz đã công bố một quỹ quốc phòng trị giá 100 tỷ euro ngay sau khi cuộc xung đột Ukraine nổ ra, được cho là dành cho các dự án đầu tư và trang bị cho quân đội Đức.
Làn sóng xuất ngũ mới nhất đặt ra câu hỏi về tính khả thi của việc tăng cường khả năng quân sự của Đức trước một kịch bản có khả năng xảy ra đối đầu vũ trang với Nga.
Mặc dù Bộ Quốc phòng Đức không có lý do dẫn đến nhu cầu xuất ngũ gia tăng, nhưng chính trị gia an ninh cánh tả Sevim Dagdelen cho rằng “xu hướng đó phản ánh những lo ngại về hậu quả của quá trình leo thang quân sự của Chính phủ Đức ở Ukraine”. Chính trị gia này được biết đến là người đã phản đối Chính phủ Đức và phương Tây tăng cường viện trợ cho cuộc xung đột ở Ukraine.
Thủ tướng Đức tới Hy Lạp thảo luận về xung đột ở Ukraine, khủng hoảng năng lượng tại châu Âu
Ngày 27/10, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã thực hiện chuyến thăm chính thức Hy Lạp. Tại Athens, nhà lãnh đạo Đức đã có cuộc thảo luận cởi mở và nhất trí về nhiều chủ đề với Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu tại một hội nghị ở Berlin ngày 15/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, phát biểu sau cuộc hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà, Thủ tướng Scholz khẳng định Hy Lạp và Đức được liên kết bởi lịch sử lâu dài và đầy biến cố. Hai nước ngày nay là những đối tác thân thiết trong Liên minh châu Âu (EU) và đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Người dân hai nước có mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện và đoàn kết. Nhà lãnh đạo Đức ca ngợi quá trình cải cách thành công của Hy Lạp, ông khẳng định đã thấy một "Hy Lạp mới" với một nền kinh tế năng động, hiệu quả.
Thủ tướng Đức bày tỏ sự vui mừng vì hai chính phủ Đức và Hy Lạp đã hợp tác chặt chẽ với nhau trên tinh thần tin cậy. Thủ tướng Hy Lạp cũng nhấn mạnh quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia và cho rằng mối quan hệ này hết sức quan trọng đối với cả hai nước.
Trong cuộc thảo luận, hai nhà lãnh đạo đã tập trung vào những thách thức lớn mà châu Âu đang phải đối mặt, như cuộc xung đột ở Ukraine, cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu và tình hình khu vực phía Đông Địa Trung Hải.
Liên quan đến tình hình căng thẳng ở khu vực phía Đông Địa Trung Hải, Thủ tướng Scholz khẳng định mối quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ quan trọng đối với cả hai nước, mà còn đối với toàn bộ châu Âu và NATO. Ông kêu gọi Athens và Ankara tăng cường đối thoại trên cơ sở luật pháp quốc tế để giải quyết tình trạng hiện nay. Ông nhấn mạnh Đức có thể làm trung gian hòa giải giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Về phần mình, Thủ tướng Mitsotakis tuyên bố Hy Lạp đã sẵn sàng "mở rộng tình hữu nghị" với nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ. Ông mong muốn những mâu thuẫn phải được giải quyết một cách hòa bình.
Về tiến trình mở rộng EU, nhà lãnh đạo Đức cho biết bên cạnh những triển vọng mở ra cho Ukraine, Moldova và trong dài hạn là Gruzia, trọng tâm chính hiện nay là triển vọng gia nhập EU của 6 quốc gia và vùng lãnh thổ ở khu vực Tây Balkan. Ông cam kết Đức và Hy Lạp sẽ cùng nhau nỗ lực hết sức để ủng hộ và thúc đẩy mục tiêu này.
Đức đồng ý bán cổ phần gây tranh cãi tại cảng Hamburg cho Trung Quốc Đức đã phải đối mặt với tranh cãi liên quan việc công ty vận tải biển Trung Quốc có kế hoạch mua lại 35% cổ phần của một bến tàu tại cảng Hamburg. Một góc cảng Hamburg. Ảnh: EPA Theo trang tin Euronews ngày 26/10, Đức đã đạt được thỏa hiệp về một động thái gây tranh cãi khi cho phép tập đoàn...