Ngày càng có nhiều người trẻ mắc đái tháo đường
PGS.TS Tạ Văn Bình – nguyên Giám đốc BV Nội tiết trung ương, nguyên Viện trưởng Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa (Trường ĐH Y Hà Nội) vừa cho biết, hiện nay có tình trạng gia tăng người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 và đang ngày càng trẻ hoá. Đái tháo đường tuýp 2 được xem là điển hình cho các bệnh không lây.
Ảnh minh họa
Theo ông Bình, tuổi trung bình của người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 trên thế giới là 40 tuổi. Hiện nay, tại Việt Nam, đã có trẻ mới 9 tuổi đã mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2. “Cách đây 30 năm, để tìm ra một bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 ở độ tuổi 40 rất khó. Đến giờ những bệnh nhân này rất nhiều ” – ông Bình cho biết thêm.
Theo thống kê, Việt Nam hiện có khoảng 3,5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường. Con số này dự báo tăng lên 6,3 triệu người vào năm 2045. Mặc dù, cả nước hiện có 3,5 triệu người (độ tuổi từ 20-79) mắc bệnh này nhưng có tới 70% người mắc không biết mình bị bệnh. Có 20% người bệnh đái tháo đường bị bệnh thận, gây suy thận, có thể phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận. Bệnh đái tháo đường đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế- xã hội. Việt Nam được xếp nằm trong 10 quốc gia có tỉ lệ gia tăng bệnh nhân đái tháo đường cao nhất thế giới với tỉ lệ bệnh nhân tăng 5,5% mỗi năm. Tuy nhiên, theo Bộ Y tế cả nước mới chỉ có 29% người bệnh bị đái tháo đường được quản lý tại các cơ sở y tế, trong khi số chưa được quản lý theo số liệu thống kê mới nhất năm 2015 là 71%.
Trong khi đái tháo đường tuýp 1 không thể dự phòng được nhưng chiếm tỉ lệ không lớn thì đái tháo đường tuýp 2 lại có nhiều yếu tố ảnh hưởng liên quan đến hành vi lối sống như sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống có đường, thực phẩm có hàm lượng chất béo cao và carbohydrate tinh chế cao, lối sống hiện đại ít vận động…
Video đang HOT
Các hành vi này cùng phối hợp làm tăng nguy cơ thừa cân béo phì và sự phát triển của đái tháo đường tuýp 2. Can thiệp thay đổi các hành vi này góp phần ngăn ngừa sự gia tăng của bệnh.
Cần xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, chọn lựa thực phẩm thông minh, ăn đa dạng thực phẩm, đủ các nhóm bột đường, đạm, béo, rau và trái cây trong mỗi bữa ăn chính, bổ sung sữa và chế phẩm từ sữa trong khẩu phần hàng ngày giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng, vitamin, chất khoáng, hạn chế các thức ăn làm tăng đường huyết nhanh như đường, bánh kẹo ngọt, nước ngọt, hoặc ăn quá nhiều bột đường…, tăng cường các thức ăn giúp làm chậm hấp thu đường như rau, củ quả, chọn lựa bột đường hấp thu chậm như gạo lứt, các loại hạt nguyên vỏ nguyên cám, sữa có chỉ số GI thấp… phân bố bữa ăn hợp lý, ăn đủ bữa, không bỏ bữa ăn sáng.
Kết hợp lối sống lành mạnh năng vận động, hạn chế sử dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá… Giảm cân nếu có thừa cân béo phì, duy trì cân nặng cơ thể ở mức lý tưởng.
Bệnh đái tháo đường thường diễn biến âm thầm, có thể không gây ra bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng gì, do đó để không bỏ sót bệnh nên tầm soát giúp chẩn đoán sớm, nên xét nghiệm đường máu định kỳ hàng năm ở người từ 45 tuổi trở lên, hoặc thường xuyên hơn (3-6 tháng/lần) ở những người có nguy cơ cao đái tháo đường như người thừa cân béo phì, béo bụng, người có người thân ruột thịt bị đái tháo đường, phụ nữ sinh con> 4kg, người rối loạn lipid máu…
Vì vậy, theo PGS.TS Tạ Văn Bình, việc tầm soát, phát hiện sớm bệnh đái tháo đường giúp cho quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất, kiểm soát, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.
Đức Trân
Theo daidoanket
Lọc màng bụng giải pháp mới cho người suy thận
Theo thống kê của Hội thận học thế giới cũng như tại Việt Nam, tỉ lệ bệnh thận mạn trong cộng đồng là 13%. Hằng năm, phòng khám Nội thận Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM tiếp nhận hơn 30.000 lượt người đến khám và số lượng tăng 30% qua các năm.
BS Phương Thảo đang khám cho người bệnh
Khi thận suy yếu, không còn chức năng tạo nước tiểu và loại bỏ chất thải, nước dư thừa ra khỏi cơ thể, người bệnh diễn tiến đến suy thận giai đoạn cuối. Lúc này, người bệnh cần phải điều trị thay thế thận để có thể duy trì cuộc sống bình thường. Bên cạnh điều trị thay thế thận, ghép thận, chạy thận nhân tạo thì phương pháp lọc màng bụng là giải pháp tối ưu cho những người bệnh mới bắt đầu điều trị thay thế thận.
Gần đây, Việt Nam đã đưa vào sử dụng máy lọc màng bụng tự động, giúp người bệnh dễ hòa nhập với cuộc sống. Với máy lọc màng bụng tự động, người bệnh kết nối với máy một lần trước khi ngủ, sau đó máy tự thay dịch suốt đêm, đến sáng hôm sau, người bệnh có thể ngắt kết nối và sinh hoạt bình thường.
Mới đây, khoa Nội thận - Thận nhân tạo đã tiếp nhận điều trị thành công cho trường hợp anh H.Q.V (40 tuổi, ngụ tại Tiền Giang) được chẩn đoán suy thận giai đoạn cuối với mức lọc cầu thận chỉ có 5 mL/phút/1,73m2 da, kèm suy tim nặng. Trường hợp này, nếu chạy thận nhân tạo sẽ có nhiều biến chứng.
Qua thăm khám sơ bộ và tiến hành các cận lâm sàng cần thiết, khoa Nội thận - Thận nhân tạo đã tư vấn phương pháp lọc màng bụng bằng máy tự động cho anh V. Sau 2 tuần điều trị và chăm sóc kỹ lưỡng, anh V. được xuất viện và tiếp tục thực hiện lọc màng bụng tại nhà.
ThS BS. Huỳnh Ngọc Phương Thảo, Trưởng khoa Nội thận - Thận nhân tạo Bệnh viện ĐH Y dược cho biết: "So với các phương pháp điều trị thay thế thận trước đây, lọc màng bụng được đánh giá là có nhiều ưu điểm. Nếu tiến hành chạy thận, người bệnh phải vào bệnh viện 3 lần/tuần thì khi tiến hành lọc màng bụng, người bệnh chỉ cần thay dịch màng bụng tại nhà.
Phương pháp ghép thận tuy có ưu điểm vượt trội, giúp người bệnh có chất lượng cuộc sống tốt nhất, nhưng điều nan giải là phải tìm được thận phù hợp với người bệnh để ghép. Trong khi đó, lọc màng bụng có ưu thế hơn, đặc biệt đối với những người bệnh mới bắt đầu điều trị thay thế thận.
Phương pháp lọc màng bụng giúp máu được lọc liên tục nên gần giống với chức năng thận tự nhiên hơn, ít bị xáo trộn môi trường bên trong cơ thể. Bên cạnh đó, chế độ ăn kiêng cũng ít nghiêm ngặt hơn, người bệnh duy trì được nước tiểu, ít biến động huyết áp, ít bị nhiễm trùng máu và viêm gan siêu vi hơn so với các phương pháp khác".
Theo infonet
Làm sao để người cao tuổi sống khỏe và có ích? Tuy tuổi thọ trung bình cao (73 tuổi) nhưng gánh nặng bệnh tật kép của người cao tuổi Việt cũng cao. GS Phạm Thắng, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết, người cao tuổi thường mắc các bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp, thoái hóa khớp, ung thư, đột quỵ... Chưa kể, người cao tuổi còn bị rối...