Ngày càng có nhiều công ty Indonesia tham gia lĩnh vực xe điện
Nhiều tập đoàn lớn cũng như các công ty khởi nghiệp của Indonesia đang tăng cường đầu tư vào lĩnh vực giao thông xanh bằng cách trực tiếp tham gia sản xuất cũng như mua xe điện (EV).
Xe buýt điện của Bakrie Group. Ảnh: ertico.com
PT Vektr Mobiliti Indonesia (VKTR) là cái tên mới nhất tham gia vào lĩnh vực EV khi công bố sẽ sản xuất xe buýt điện (e-bus) với sự hợp tác của nhà sản xuất xe ô tô địa phương Tri Sakti và nhà sản xuất xe điện hàng đầu Trung Quốc BYD Auto.
Ông Anindya Novyan Bakrie, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của tập đoàn Bakrie and Brothers (BNBR), khẳng định: “Với sự hợp tác này, chúng tôi sẽ chính thức mở cơ sở sản xuất e-bus đầu tiên tại Indonesia”.
VKTR là chi nhánh của PT Bakrie Autoparts – công ty con chuyên sản xuất linh kiện ô tô của BNBR – tập đoàn với nhiều công ty trong lĩnh vực khai khoáng, xây dựng, nông nghiệp, sản xuất, thương mại…
VKTR được thành lập để tập trung vào điện khí hóa giao thông, bắt đầu với mảng EV và đặt mục tiêu sớm trở thành công ty khởi nghiệp điện khí hóa đầu tiên đạt được vị thế “kỳ lân”.
Ngoài sản xuất, công ty sẽ tham gia các phân khúc vận tải khác như cơ sở hạ tầng EV, sản xuất pin, tài trợ phát triển EV.
Các tập đoàn khác hoạt động trong mảng phân phối ô tô như Indika Group, PT Astra International và Salim Group cũng đã tham gia vào ngành công nghiệp EV. Indika Energy – chi nhánh khai thác than của Indika – đã thành lập PT Electra Mobilitas
Indonesia (EMI) vào năm ngoái để phát triển xe máy điện và hệ sinh thái liên quan như hệ thống lưu trữ năng lượng (ESS), trạm đổi pin, cơ sở nghiên cứu và phát triển EV.
Mới đây, Indika Energy đã ký thỏa thuận đầu tư trị giá 8 tỷ USD với các công ty có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc) và Tập đoàn Pin Indonesia (IBC) để phát triển hệ sinh thái EV tại Indonesia.
Video đang HOT
Tập đoàn Salim – vốn đang nắm giữ phần lớn cổ phần của nhà phân phối ô tô PT Nissan thông qua công ty con PT Indomobil Sukses Internasional (IMAS) – đã bắt đầu bán xe điện Nissan Leaf từ tháng 8 năm ngoái.
Trong khi đó, Astra International – thông qua liên doanh PT Toyota Astra Motor – đã giới thiệu xe ô tô điện vào năm 2009 với mẫu xe Toyota Prius.
Các công ty khởi nghiệp chủ yếu dựa vào xe máy cũng đã thâm nhập vào thị trường xe điện. Dịch vụ gọi xe Grab và nền tảng thương mại điện tử Lazada đã bắt đầu sử dụng xe đạp điện cho đội ngũ nhân viên giao hàng của mình.
Ngày 17/2, Lazada Logistics – nhánh dịch vụ hậu cần của Lazada có trụ sở tại Singapore – đã thông báo kế hoạch sử dụng xe máy điện của nhà sản xuất Smoot Motor Indonesia để giao hàng tại Indonesia. Giám đốc hậu cần Philippe Auberger của Lazada Indonesia cho biết: “Chúng tôi sẽ cung cấp nhiều xe điện hơn cho đội xe của mình với sự hợp tác của Smoot”.
Trước đó vào tháng 3/2021, Lazada đã hợp tác với Grab để cung cấp xe máy điện cho các đối tác tại khu vực Đại Jakarta. Trong khi đó, Gojek – công ty gọi xe công nghệ “cây nhà lá vườn” của Indonesia – đã tiến một bước xa hơn khi thành lập liên doanh Electrum với công ty PT TBS Energi Utama để phát triển một hệ sinh thái EV đầu cuối.
Giám đốc điều hành Viện Phát triển Kinh tế và Tài chính (Indef) Tauhid Ahmad cho rằng số lượng các công ty tham gia lĩnh vực EV sẽ ngày càng tăng và mang lại lợi ích cho người tiêu dùng vì cạnh tranh giúp giá EV giảm.
Ông Tauhid nói: “Nếu chi phí giảm, người tiêu dùng được ưu đãi thuế và được miễn trừ chính sách giao thông chẵn-lẻ, kết hợp ba yếu tố này sẽ tạo ra một thị trường EV lớn hơn”.
Theo ông Tauhid, hiện thị trường xe máy điện của Indonesia đã phát triển mạnh hơn thị trường xe ô tô điện vì giá xe đạp điện đã nằm trong khả năng tài chính của người tiêu dùng.
Các công ty có thể nắm bắt thị trường Indonesia nếu bán hoặc sản xuất các xe đa dụng (MPV) xanh trong khoảng giá từ 300-500 triệu rupiah (20.882-34.804 USD), vì một chiếc xe như vậy sẽ thu hút được một lượng lớn khách hàng thuộc tầng lớp trung lưu./.
Xu hướng xe điện toàn cầu năm 2022: Học theo Mỹ có quá khó?
Năm 2021 là một năm cực kỳ quan trọng đối với xe điện, và cuộc cách mạng này sẽ tiếp tục diễn ra mãnh liệt hơn nữa vào năm 2022.
Bạn có thể đã nghe nói rằng, một số Chính phủ sẽ cấm bán ô tô chạy bằng xăng và dầu vào năm 2030, và sau đó xe điện sẽ là lựa chọn hàng đầu. Nhưng thực tế là doanh số bán xe điện tại một số thị trường đã bắt đầu khởi sắc nhất định, và nhiều người trong chúng ta sẽ thực hiện chuyển đổi này sớm trước khi động cơ đốt trong bị cấm. Vì vậy, hầu như mọi nhà sản xuất ô tô hiện nay đều có kế hoạch đầu tư chuyển đổi dòng sản phẩm ô tô điện.
Cụ thể, vào năm 2021, Ford đã công bố một chiếc xe bán tải chạy bằng pin, Nhà Trắng thì quan tâm đến việc cắt giảm khi thải bằng các tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu cho ô tô không phát thải, và các công ty khởi nghiệp xe điện lâu đời có rất nhiều đơn đặt hàng đầu tiên về xe điện.
Năm 2022, người tiêu dùng sẽ có thể lựa chọn nhiều tùy chọn xe điện hơn bao giờ hết. Ảnh: @AFP.
Chiếc F-150 Lightning của Ford đã thu hút được khoảng 200.000 lượt đặt trước kể từ khi ra mắt lần đầu tiên vào tháng 5/2021. Chính quyền Biden muốn cấp 500.000 trạm sạc xe điện mới cho Mỹ. Vào mùa thu năm 2021, hai công ty mới nổi Rivian và Lucid đã đánh bại tỷ lệ đặt cược phát triển xe điện của mình và bắt đầu vận chuyển những chiếc xe EV sang trọng ấn tượng đầu tiên cho khách hàng.
Điều này cho thấy rằng, năm 2021 là một năm quan trọng cho sự chuyển dịch sang vận tải xe điện. Kỳ vọng đến năm 2022 sẽ còn lớn hơn khi nhu cầu về ô tô không phát thải ngày càng tăng, sản xuất lại càng tăng tốc và có nhiều lựa chọn hơn về dòng xe này khi được tung ra thị trường.
Tesla đã phải vật lộn để bắt kịp với nhu cầu bùng nổ đối với ô tô của mình và chúng ta sẽ thấy họ tiếp tục tăng đáng kể năng lực sản xuất xe điện vào năm 2022. Hai nhà máy mới ở Berlin và Texas sẽ sớm đi vào hoạt động, mở rộng đáng kể khả năng đáp ứng của nhà sản xuất xe điện nổi tiếng nhất hành tinh này.
Thực tế, Tesla có thể là hãng xe điện thống trị ngày nay, nhưng họ khó có thể là đối thủ duy nhất để xem xét. Bởi những gã sản xuất xe hơi khổng lồ như Ford, Volkswagen và Toyota đều có kế hoạch tung ra một làn sóng xe điện mới vào năm 2022 và hơn thế nữa. Toyota cho biết gần đây họ sẽ đầu tư 35 tỷ đô la để sản xuất 30 mẫu xe điện chạy bằng pin khác nhau vào năm 2030. Điều đó theo sau cam kết vào tháng 11/2021 từ Nissan, công ty có kế hoạch chi gần 18 tỷ đô la cho dòng xe điện dự kiến của riêng mình trước khi kết thúc thập kỷ này.
Theo Sam Abuelsamid, một nhà phân tích nghiên cứu chính tại Guidehouse Insights, số lượng mức lựa chọn xe điện ở Mỹ sẽ tăng gấp đôi vào cuối năm 2022. Quan trọng là người tiêu dùng sẽ dễ dàng tìm thấy một chiếc xe điện phù hợp với phong cách sống và túi tiền của họ hơn bao giờ hết, Abuelsamid nói với trang Insider. Cho đến gần đây, những người tò mò về xe điện về cơ bản đã chọn một chiếc Tesla đắt tiền hoặc một chiếc hatchback cỡ nhỏ. Nhưng trong vài năm tới, người mua sẽ có thể tìm thấy một loạt các xe bán tải và SUV chạy bằng pin với thiết kế, nâng cấp đa dạng, hiện đại hơn thế nữa.
Thị phần xe điện Mỹ dự kiến sẽ tăng lên 5%, tăng từ mức dưới 3% vào năm 2021. Ảnh: @AFP.
Còn Stephanie Brinley, nhà phân tích ô tô chính tại IHS Markit cho biết trong một cuộc phỏng vấn: "Vào năm 2022, Ford sẽ bắt đầu bán F-150 Lightning và Cadillac sẽ phát hành chiếc e-SUV đầu tiên của mình, Toyota, hãng sản xuất xe SUV cỡ nhỏ bán chạy nhất sẽ tung ra một chiếc xe điện có tên BZ4X".
Các công ty sản xuất xe điện như Tesla đã chứng minh rằng xe điện có khả năng thay thế các phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch truyền thống trong những thập kỷ tới. Các yếu tố khác như giá nhiên liệu tăng, giảm giá pin, thắt chặt định mức khí thải, chi phí sở hữu xe không phát thải thấp so với các phương tiện đốt trong, hay do nhận thức chung về các vấn đề môi trường ngày càng tăng, các yếu tố này sẽ góp phần hỗ trợ tăng trưởng doanh số bán xe điện.
Và nếu ô tô điện sẽ có một sự đột biến đáng kể vào năm 2022, thì một sự thay đổi lớn khác trong ngành sẽ là ở phân khúc xe tự hành. Công nghệ tự lái đang ngày càng nhận thấy tầm quan trọng và dấu ấn trong ngành công nghiệp ô tô. Một số nhà sản xuất ô tô kế thừa, các công ty khởi nghiệp di động và các công ty công nghệ đang làm việc trên công nghệ tự lái. Họ mong đợi sự cải thiện lớn trong không gian này và một số phương tiện tự hành sẽ được tung ra thị trường trong năm 2022.
Điều này sẽ giúp các nhà sản xuất ô tô và các công ty công nghệ xích lại gần nhau hơn vì cả hai bên đều muốn hợp tác cùng nhau để phát triển các công nghệ tương lai, nhiều tính năng phần mềm hơn và nâng cấp hệ điều hành. Với nhu cầu ngày càng tăng đối với các phương tiện tự lái, việc các công nghệ mới nhất phải được cung cấp trong thế hệ xe mới đang trở nên cấp thiết để thu hút người tiêu dùng trẻ tuổi.
Nhưng năm 2022 sẽ không phải là không đối mặt với những khó khăn. Những rắc rối trong chuỗi cung ứng cũng như tình trạng thiếu chip toàn cầu năm 2021 đã tàn phá toàn bộ lĩnh vực ô tô, ảnh hưởng đến tất cả nhà sản xuất từ Tesla đến GM. Abuelsamid cho biết tình trạng thiếu chip bán dẫn tiếp tục đang diễn ra, hoặc chi phí nguyên liệu thô tăng đột biến có thể cản trở việc sản xuất xe điện trong năm 2022 này.
IHS Markit ước tính thị phần xe không phát thải của thị trường xe hơi Mỹ sẽ tăng lên mức cao mới là 5% vào năm 2022. Đó là một bước nhảy vọt so với con số gần 3% thị phần mà xe điện chinh phục được vào năm 2021.
Mặc dù xe điện đang gây chú ý và những bước phát triển thú vị đang đến vào năm 2022, nhưng quá trình chuyển đổi này mới chỉ bắt đầu, Brinley nói. IHS Markit dự báo thị phần xe điện sẽ đạt hai con số vào năm 2025 và đạt khoảng 31% vào năm 2030.
Stephanie Brinley nói: "Đây vẫn chưa phải là thời điểm thị trường xe điện lộ mình rõ rệt. Nó đang bắt đầu xảy ra, và các nhà sản xuất có nhiều con đường hơn để chinh phục hạng mục kinh doanh này".
Đức khuyến khích mua ô tô điện, doanh số bán xe điện tăng kỷ lục Cơ quan Vận tải Liên bang Đức (KBA) ngày 5/10 thông báo doanh số bán ô tô điện (EV) trong tháng 9/2021 tăng lên 29% tổng doanh số bán ô tô mới của nước này. Hãng Volkswagen giới thiệu mẫu xe ô tô điện ID.3 tại Frankfurt am Main, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN Theo KBA, doanh số bán ô tô EV pin (BEV) ghi...