Ngay cả khi dỡ bỏ cấm vận, doanh nghiệp Mỹ vẫn không được ưu đãi ở Cuba
Trong bối cảnh vừa bình thường hóa quan hệ với Mỹ, Cuba cho biết các công ty Mỹ vẫn chưa thể có một sự ưu đãi đặc biệt nào khi thâm nhập vào thị trường Cuba, theo Reuters.
Vẫn còn nhiều hạn chế trong giao dịch và đầu tư giữa Mỹ và Cuba – Ảnh: Reuters
“Doanh nhân Mỹ sẽ được đối đãi tương tự như tất cả những doanh nhân đang làm ăn với Cuba hiện nay”, Reuters ngày 6.4 trích lời Bộ trưởng Ngoại thương và Đầu tư Cuba Rodrigo Malmierca.
“Đó là một thực tế. Các doanh nghiệp Mỹ hoàn toàn có quyền giao dịch và đầu tư vào Cuba, một khi luật pháp Mỹ thừa nhận điều đó. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là họ sẽ nhận được ưu đãi”, Malmierca nói trong một cuộc phỏng vấn được công bố trên các phương tiện truyền thông Cuba.
Video đang HOT
Từ 15.1, Mỹ đã có những bước đi thực tế đầu tiên để khởi động tiến trình bình thường hóa quan hệ với Cuba. Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm nới lỏng cấm vận kinh tế với Cuba.
Mặc dù vậy theo Reuters, phía Mỹ cũng cần đạt thêm nhiều thỏa thuận với chính phủ Cuba để đưa các hoạt động kinh doanh từ Washington đến Havana. Cụ thể, các công ty Mỹ vẫn phải thông qua chính phủ Cuba hoặc các công ty nhà nước Cuba mới có thể kinh doanh ở đất nước vùng Caribe này.
Ông Malmierca cho biết số lượng doanh nhân Mỹ sang Cuba làm ăn đã tăng lên và phía Mỹ luôn có lợi khi kinh doanh tại thị trường Cuba.
“Chúng tôi hy vọng họ (Mỹ) sẽ đến đây mà không gặp trở ngại gì về cấm vận kinh tế. Mọi người đều đòi hỏi phải dỡ bỏ cấm vận”, Tân Hoa xã dẫn lời ông Malmierca.
Reuters nhận xét rằng ông Obama cần thêm nhiều sự ủng hộ từ phía đảng Cộng hòa để tiếp tục nới lỏng lệnh cấm vận đã có từ 50 năm trước đây trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.
Trong phần trả lời phỏng vấn của mình, ông Malmierca cũng thừa nhận rất khó để ông Obama có thể “một tay dỡ bỏ cấm vận”. Nhưng ông Malmierca khẳng định tổng thống Mỹ đủ quyền hành để giúp tăng thêm mức độ gắn kết với Cuba “vượt ra khỏi những thỏa thuận mà hai bên đã cùng đồng ý “.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Mới thay danh, chưa đổi chất
Ở Thái Lan, nhà vua Bhumibol vừa phê chuẩn quyết định dỡ bỏ thiết quân luật thì chính phủ lại ban hành ngay một pháp lệnh cho phép họ duy trì quyền lực hành pháp như lúc còn luật thời chiến.
Quân đội Thái Lan triển khai thiết quân luật hồi tháng 5.2014 - Ảnh: Minh Quang
Dỡ bỏ thiết quân luật đồng nghĩa với việc trút bỏ được biểu hiện bề ngoài cuối cùng và đặc trưng nhất của cuộc đảo chính quân sự. Nghĩa là chính phủ Thái Lan đã thay đổi được cái danh nghĩa thể hiện ra bên ngoài. Nhưng với pháp lệnh ban hành ngay sau đó thì thực trạng quyền lực nhà nước ở nước này lại không hề thay đổi gì.
Chính phủ hiện tại ở Thái Lan được giới quân sự thành lập sau cuộc đảo chính vào năm ngoái. Pháp lệnh nói trên được ban hành dựa trên một điều khoản trong hiến pháp lâm thời, vốn do một hội đồng lập hiến soạn thảo và thông qua. Tuy nhiên, gần như tất cả thành viên của hội đồng này đều do giới quân sự chỉ định.
Như thế đủ để thấy ở Thái Lan cho dù trên danh nghĩa không còn chính quyền quân sự nữa nhưng toàn bộ thực quyền đều vẫn ở trong tay giới quân sự và các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp hiện tại chỉ là công cụ và bộ máy thừa hành ý muốn của giới quân sự.
Giới quân sự ở Thái Lan tiếp tục củng cố nền tảng và vị thế quyền lực, tiếp tục chủ định truy diệt đến cùng phe cánh của anh em nhà cựu Thủ tướng Thaksin và Yingluck Shinawatra cùng những lực lượng chính trị đối lập khác. Chỉ mới thay danh và chưa đổi chất như thế thì quá trình chuyển giao quyền bính từ giới quân sự sang chính quyền dân sự ở nước này sẽ còn kéo dài.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Nga sẽ bán tên lửa S-300 cho Iran nếu dỡ bỏ 'cấm vận vũ khí' Nga có thể sẽ bán hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Iran nếu lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hiệp Quốc (LHQ) đối với nước này được dỡ bỏ. Tên lửa S-300 được phóng đi - Ảnh: AFP Lệnh cấm vận đã khiến Moscow đình chỉ hợp đồng bán tên lửa S-300 trị giá 800 triệu USD với Iran, theo...