Ngày ảm đạm của thánh địa mua sắm Trung Quốc
Trước đại dịch, chợ quần áo trên đường Qipu của Thượng Hải đón 100.000 lượt khách mỗi ngày, nhưng các hành lang bây giờ vắng lặng và nhiều cửa hàng đã đóng cửa.
Từng là thánh địa cho những người mua sắm tìm kiếm món hời thời trang, chợ quần áo đường Qipu ở Thượng Hải giống như thị trấn ma trong chuyến thăm gần đây, với nhiều cửa hàng đóng cửa và ít người mua tiềm năng.
Sự yên tĩnh kỳ lạ hiện tại đánh dấu sự tương phản rõ rệt với những ngày trước đại dịch, khi khu chợ này có 100.000 người lưu thông hàng ngày. Kể từ khi lệnh khóa cửa nghiêm ngặt kéo dài 60 ngày vào đầu năm nay do Covid-19, các chủ cửa hàng Qipu trở nên lo lắng rằng ngày tàn đang tới.
Các cửa hàng dọc đường Qipu vào ngày 21/7. Ảnh: SCMP.
Người tiêu dùng Trung Quốc thắt chặt hầu bao
Các kênh trực tuyến từng được coi là biện pháp khắc phục tình trạng sụt giảm doanh số bán hàng, cũng đang sụt giảm trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng suy yếu do nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Một chủ cửa hàng Qipu họ Li cho biết anh ta chuyển đến Thượng Hải vài năm trước, khi thị trường này được coi là trung tâm hấp dẫn cho ngành bán lẻ thời trang Trung Quốc. Giờ đây, điều đó không còn xảy ra nữa.
Video đang HOT
“Tôi chưa bao giờ thấy thị trường như thế này. Trước đây, ngay cả ngày thường, chợ cũng chật cứng người”, ông nói.
Các hành lang bên trong chợ quần áo đường Qipu vắng lặng, với nhiều cửa hàng đóng cửa. Ảnh: SCMP.
Trong khi Li cho biết ông đã mở một cửa hàng trên nền tảng thương mại điện tử khoảng một thập kỷ trước, nhưng cuối cùng ông đã đóng cửa vì doanh số bán hàng không tốt như mong đợi.
Alibaba đã báo cáo sự sụt giảm doanh số đầu tiên từ trước đến nay. Rất ít người tiêu dùng Trung Quốc sẵn sàng nới lỏng hầu bao khi mọi khu vực kinh tế phải đối mặt với tình trạng cắt giảm việc làm.
Nền kinh tế Trung Quốc đã không như mong đợi, do nước này trong năm nay tìm cách kiềm chế đợt bùng phát Covid-19 tồi tệ nhất kể từ mùa xuân năm 2020. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chỉ tăng 0,4% trong quý II, mức tăng trưởng thấp nhất kể từ quý đầu tiên năm 2020, khi Covid-19 đóng cửa các khu vực rộng lớn của đất nước.
Giữa môi trường bán lẻ ảm đạm này, cảm giác tuyệt vọng đang bao trùm thị trường Qipu sôi động một thời. Các thương gia đã tổ chức biểu tình vào tháng 6, yêu cầu chủ nhà giảm giá thuê để cửa hàng có thể tiếp tục kinh doanh.
Nhiều cửa hàng trên đường Qipu đã đóng cửa trong bối cảnh Covid-19 làm giảm lượng người qua lại và cạnh tranh ngày càng tăng từ thương mại điện tử. Ảnh: SCMP.
Không dám đóng cửa hàng
Sự sụt giảm của Qipu là đáng chú ý vì vị thế của nó trong ngành bán lẻ thời trang Trung Quốc. Nhiều thương nhân tại các chợ đầu mối truyền thống đã bỏ kinh doanh để cạnh tranh với thương mại điện tử. Các đợt khóa cửa liên tục trên toàn quốc để đối phó với dịch bệnh đã giáng một đòn cuối cùng vào nhiều nhà bán lẻ.
Người thuê phản đối việc chủ nhà miễn cưỡng đề nghị cứu trợ cho họ tại chợ quần áo trên đường Qipu. Ảnh: Handout.
Wu Jie, người tỉnh Giang Tô, đã làm việc cho một cửa hàng quần áo nam trên đường Qipu được 5 năm. Trong khoảng thời gian đó, anh nhận thấy sự trỗi dậy của thương mại điện tử đã làm xói mòn công việc kinh doanh của cửa hàng.
Tại chợ bán buôn quần áo Nanyou ở Thâm Quyến – trung tâm tìm nguồn cung ứng hàng may mặc trung và cao cấp – cũng phải đối mặt với tình trạng tạm lắng trong mùa giảm giá. Họ đã bị cản trở nhiều hơn bởi thời tiết nóng như thiêu đốt của mùa hè với nhiệt độ cao kỷ lục.
Theo SCMP, các cửa hàng đã chọn lọc đối tượng khách hàng. Nhiều cửa hàng lịch sự từ chối khách hàng bán lẻ, tập trung vào phục vụ khách bán buôn.
Hướng đến livestream bán hàng
Nhiều cửa hàng đã chuẩn bị cho mùa cao điểm sắp tới, bắt đầu vào tháng 8, với các tin tuyển dụng tìm kiếm nhân viên bán hàng. Một số quảng cáo hứa hẹn hoa hồng thuận lợi và ưu tiên những ứng viên “có thể làm người mẫu và chụp ảnh đẹp”.
Theo một số chủ cửa hàng, hình thức bán hàng phát trực tiếp không phải là ưu tiên của những người bán buôn ở Nanyou.
“Tôi nghe nói một số người tạo luồng trực tiếp, nhưng họ thường không phải là những người bán buôn từ chợ. Họ giả vờ rằng họ có một cửa hàng ở đây. Việc các nhà cung cấp cạnh tranh như vậy là không phù hợp”, một người bán phụ kiện họ Li cho biết.
LeadLeo’s Xie lưu ý rằng thị trường quần áo truyền thống cần phải áp dụng các kênh bán hàng trực tuyến để đối phó với những thách thức mới. “Thế hệ người tiêu dùng mới sẽ bị thu hút bởi những trải nghiệm mua sắm trong các tình huống khác nhau”, Xie nói.
Nhận ra sự thay đổi này, một số người bán quần áo vẫn cam kết xây dựng sự hiện diện trực tuyến của họ.
Trong vài năm qua, hai xu hướng đặc biệt đang phát triển ở châu Á: Phát trực tiếp và thương mại xã hội. Ảnh: Sqli.