Ngày 8.3, vợ Việt từ Hàn về ở khu cách ly: Mong ăn món ngon cùng chồng
Người vợ Việt trở về từ Hàn Quốc cùng cậu con trai 3 tuổi đã gọi 14 ngày là cách ly là kỳ nghỉ dưỡng đặc biệt. Ngày 8.3 sắp tới, chị mong được cùng chồng ăn một món ngon ở sân của khu cách ly.
Phòng cách ly của mẹ con chị Bích – Ảnh: NVCC
Những ngày qua, các bài viết của chị Bùi Thị Ngọc Bích (28 tuổi, quê Đắk Nông) được nhiều người vợ Việt tài Hàn Quốc chia sẻ trên mạng xã hội vì không thể ngờ, khu cách ly mà mẹ con chị Bích ở lại “xịn” đến như vậy.
Bất ngờ vì khu cách ly
Sau khi ăn tết Nguyên Đán ở Đắk Nông, chồng chị Bích vào TP.HCM tiếp tục công việc, còn chị Bích cùng con trai quay trở lại Seoul (Hàn Quốc) để thăm gia đình chồng. Đúng lúc này, dịch Covid-19 bùng phát mạnh tại Hàn, chị Bích được cha mẹ chồng động viên đưa con trai 3 tuổi về Việt Nam tránh dịch.
Trên suốt chặng bay, chị Bích thường xuyên xịt khuẩn vào khăn và lau những vị trí mà con trai dễ đụng vào như điện thoại, bàn ăn, dây an toàn, tay vịn ghế. Theo dự định ban đầu, khi về đến Việt Nam, nếu được cách ly tại nhà, chị sẽ cách ly hẳn với cả những người trong gia đình bằng cách kêu ba mẹ sang ở nhờ nhà ngoại.
Nhưng vừa đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM), chị và con trai được thông báo sẽ cách ly tại quận 2 và được đưa lên xe cấp cứu.
“Trên đường đi tôi cứ nghĩ mình sẽ cách ly ở bệnh viện hoặc quân đội nên chuẩn bị trước tinh thần. Nhưng không ngờ, nơi tôi được ở là một trường học. Mở cửa phòng là thấy 2 giường với chăn, drap, gối, nệm đầy đủ, phòng có sẵn quạt trần, bồn rửa tay, xà bông rửa tay và gel rửa tay khô. Tôi vừa vào các chị hộ lý liền lau dọn sàn sạch bóng khiến tôi có chút ngại vì họ quá chu đáo”, chị Bích kể.
Video đang HOT
Mẹ con chị Bích trong khu cách ly nhận được quan tâm tận tình của y bác sĩ dù không đến từ vùng dịch – Ảnh: NVCC
Ở đây, quần áo của hai mẹ con chị Bích được bỏ vào máy giặt, các loại trái cây, kem cho bé có thể gửi nhờ tủ lạnh của y bác sĩ. Chị chụp hình gửi cho nhà chồng ở Hàn Quốc xem, cả nhà đều bất ngờ và nói: “ Sao không khác gì khách sạn, thôi ở đây luôn cũng được” khiến chị vừa tự hào, vừa biết ơn đội ngũ y bác sĩ.
Kỳ nghỉ dưỡng 14 ngày
Sau đêm đầu tiên, để tiện cho bé chạy nhảy và có không gian chơi đồ chơi, chị Bích chủ động mượn bác sĩ một cây lau nhà và thường xuyên lau dọn sàn, khu vực hành lang phía trước. Vì những phòng bên chưa có người ở nên con trai được chạy xe và chơi dọc khu này làm bé dễ chịu hơn.
Suất ăn của hai mẹ con mà bác sĩ mang tới – Ảnh: NVCC
Thấy bé có vẻ không ăn được cơm phần mà trung tâm chuẩn bị, bác sĩ liền hỏi chị Bích xem bé có muốn ăn cháo, bún hay đổi qua phở gì không, chị Bích mới bộc bạch, từ nhỏ tới lớn bé chỉ ăn cơm mẹ nấu nên được bác sĩ đồng ý cho nấu ăn trong phòng bằng bếp từ.
Chị Bích tâm sự: “Bác sĩ sợ bé quấy khóc vì không gian chơi giới hạn nên mua đủ loại snack rong biển, kem, kẹo và nước ngọt để bé có thể ăn bất cứ lúc nào. Còn đồ ăn để nấu cho bé thì hằng ngày chồng tôi đem vô vào buổi chiều – lúc cả nhà cùng chơi dưới sân”.
Gọi là cùng chơi, nhưng để đảm bảo an toàn, cả nhà chị Bích đều phải mang bao tay, khẩu trang và giữ khoảng cách. Thấy bé quấn ba, mỗi lần đến thăm xong ba về, bé lại buồn thiu làm cả chị Bích và y bác sĩ đều xót lòng và mong cho mau đủ 14 ngày.
Có con nhỏ cùng cách ly nên chị được tạo mọi điều kiện để thấy thoải mái nhất – Ảnh: NVCC
Theo lời chị Bích, bác sĩ cũng rất tạo điều kiện cho hai mẹ con và hỏi han mỗi ngày. Bác sĩ nói nếu ở đây không thoải mái thì mẹ con chị có thể về tự cách ly trong khách sạn, không được ra khỏi phòng nhưng vì ở khu cách ly, chị Bích có thể nấu cho bé ăn được, bé lại có thể ra hành lang hoặc xuống sân chơi nhảy nên chị vẫn chọn ở lại khu cách ly.
“Nhìn về điều kiện vật chất, ở đây không bằng Hàn Quốc nhưng mình đã đi chạy dịch về đây rồi, được tạo điều kiện tốt nhất có thể là rất quý, tôi không còn đòi hỏi gì thêm vì thấy ở đây quá tốt. Tôi biết ơn những sự tử tế mà mình đã nhận được. Đây thực sự như kỳ nghỉ dưỡng của hai mẹ con”, chị Bích bộc bạch.
Bác sĩ mua snack, nước ngọt cho bé – Ảnh: NVCC
Ở khu cách ly này có một số người Hàn nên chị Bích cũng kiêm luôn phiên dịch viên cho các bác sĩ. Nghe những câu bác sĩ hỏi và cách bác sĩ chuẩn bị từng gói mì đúng yêu cầu của người Hàn, chị Bích càng thêm quý trọng tấm lòng của những người làm công tác trong khu cách ly.
Khi được phóng viên hỏi về dự định ngày 8.3 sắp tới, chị Bích cười tươi nói rằng chị không thích hoa tươi vì thấy khá tốn kém nên cứ mỗi năm tới dịp này, chồng chị thường chở hai mẹ con đi ăn ở ngoài.
“8.3 năm nay chắc chắn là đặc biệt nhất rồi vì mẹ con tôi vẫn ở trong khu cách ly. Tôi sẽ kêu chồng mua món gì thật ngon vào rồi cả nhà cùng ăn dưới sân, dĩ nhiên phải được sự đồng ý của bác sĩ cùng các điều kiện đảm bảo nội quy cách ly”, chị Bích hạnh phúc chia sẻ.
Theo Thanh niên
Hơn 2.500 người trao tặng tóc thật cho bệnh nhân ung thư vú
Đại diện Hội Ung thư vú TP.HCM cho biết mỗi năm đơn vị tiếp nhận hơn 2.500 bộ tóc thật của nhiều người gửi về trao cho các bệnh nhân ung thư vú tại các bệnh viện.
Bệnh nhân vui mừng vì được tặng tóc giả, đối với nhiều bệnh nhân ung thư vú tiền mua một bộ tóc giả rất khó khăn - Ảnh: THU HIẾN
Sáng 5-3, nằm trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Quốc tế phụ nữ 8-3, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM đã tổ chức hoạt động trao tặng 50 bộ tóc giả cho bệnh nhân đang điều trị ung thư vú tại bệnh viện.
8h sáng bệnh nhân L.T.M. (54 tuổi, Q.6) đã ăn mặc gọn gàng để nhận bộ tóc giả. Mang trong mình căn bệnh ung thư vú gần 1 năm nay, quá trình điều trị tóc chị M. đã rụng gần hết khiến chị ngại giao tiếp.
"Có bộ tóc mới tôi cảm thấy vui hơn, giao tiếp tự tin hơn. Tiền lo viện phí đã chật vật nên bỏ tiền mua bộ tóc thật tôi không dám nghĩ đến", chị M. cho biết.
Bà Khổng Thị Thúy Mỹ, đại diện Hội Ung thư vú TP.HCM, cho biết hoạt động thư viện tóc giả là một hoạt động được xây dựng trên nhu cầu có thực, nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng bệnh nhân giúp họ tự tin với ngoại hình của mình.
Ban đầu hội chỉ nhận được dưới 1.000 bộ tóc thật, hai năm gần đây nhờ cộng đồng cảm thông cho những người ung thư vú mỗi năm có hơn 2.500 bộ tóc thật được gửi về hội để trao cho các bệnh nhân.
Theo Tuổi trẻ
Tiêu chuẩn bộ đội ăn thế nào, người ở khu cách ly được ăn như vậy Đó là khẳng định của thượng tá Lê Nhựt Đăng Khoa - Phó Hiệu trưởng trường quân sự TP Cần Thơ, nơi đang tiếp nhận cách ly 302 người từ Hàn Quốc trở về. Thượng tá Lê Nhựt Đăng Khoa cho biết, mới đầu vào khu cách ly mọi người đều ngỡ ngàng. Sau một vài ngày mọi người quen dần và cảm...