Ngày 8/1: Thêm 16.553 ca mắc COVID-19; riêng Hà Nội gần 2.800 ca
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế ngày 8/1 cho biết có thêm 16.553 ca mắc COVID-19 tại 62 tỉnh, thành phố; Hà Nội vẫn nhiều nhất với gần 2.800 ca; Trong ngày có gần 9.000 bệnh nhân khỏi; 240 trường hợp tử vong .
Thông tin các ca mắc COVID-19 tại Việt Nam
- Tính từ 16h ngày 07/01 đến 16h ngày 08/01, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.553 ca nhiễm mới, trong đó 40 ca nhập cảnh và 16.513 ca ghi nhận trong nước (tăng 259 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 12.055 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.791), Khánh Hòa (798), Hải Phòng (748), Bình Định (742), Bình Phước (718), Trà Vinh (575), Tây Ninh (587), Cà Mau (587), Đắk Lắk (481), Đà Nẵng (474), Vĩnh Long (470), TP. Hồ Chí Minh (436), Hưng Yên (384), Bắc Ninh (382), Quảng Ninh (343), Thanh Hóa (290), Bến Tre (285), Hậu Giang (253), Bạc Liêu (250), Lâm Đồng (236), Thừa Thiên Huế (232), Cần Thơ (208), Vĩnh Phúc (197), Bà Rịa – Vũng Tàu (193), Thái Bình (183), Bắc Giang (182), Gia Lai (181), Nam Định (181), Hải Dương (181), Kiên Giang (172), Hòa Bình (163), An Giang (161), Quảng Nam (158), Bình Thuận (157), Quảng Ngãi (151), Đồng Tháp (150), Thái Nguyên (137), Sóc Trăng (134), Ninh Bình (131), Nghệ An (129), Quảng Trị (114), Phú Thọ (111), Đồng Nai (105), Đắk Nông (103), Hà Nam (95), Yên Bái (86), Lào Cai (74), Sơn La (67), Bắc Kạn (66), Lạng Sơn (66), Bình Dương (59), Long An (53), Ninh Thuận (46), Cao Bằng (39), Tuyên Quang (38), Tiền Giang (37), Quảng Bình (37), Kon Tum (26), Lai Châu (21), Hà Tĩnh (21), Điện Biên (20), Phú Yên (18).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hà Giang (-263), Hải Dương (-262), Vĩnh Long (-229).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk ( 481), Gia Lai ( 179), Đà Nẵng ( 165).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 16.263 ca/ngày.
- Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 30 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (14), TP. Hồ Chí Minh (11), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2).
Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam tính đến chiều ngày 8/1
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.876.394 ca nhiễm, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 19.019 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.870.417 ca, trong đó có 1.485.221 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (507.338), Bình Dương (291.329), Đồng Nai (98.650), Tây Ninh (81.722), Hà Nội (64.965).
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
Video đang HOT
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 8.990 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.488.038 ca
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.352 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 4.581 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 857 ca
- Thở máy không xâm lấn: 134 ca
- Thở máy xâm lấn: 760 ca
- ECMO: 20 ca
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Từ 17h30 ngày 07/01 đến 17h30 ngày 08/01 ghi nhận 240 ca tử vong tại:
Tại TP. Hồ Chí Minh (18) trong đó có 7 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Tiền Giang (3), Long An (3), An Giang (1).
Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Nai (27), An Giang (20), Tiền Giang (15), Vĩnh Long (15), Long An (14), Cà Mau (14), Hà Nội (13), Đồng Tháp (12), Sóc Trăng (11), Kiên Giang (11), Tây Ninh (9), Cần Thơ (8 ), Khánh Hoà (7), Bình Dương (7), Bến Tre (6), Bà Rịa – Vũng Tàu (5), Trà Vinh (5), Huế (4), Bình Thuận (4), Phú Yên (2), Hậu Giang (2), Bạc Liêu (2), Quảng Ninh (2), Bình Định (2), Quảng Ngãi (1), Đắk Nông (1), Thái Nguyên (1), Đà Nẵng (1), Đắk Lắk (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 215 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 34.117 ca, chiếm tỷ lệ 1,8% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 30.919.421 mẫu tương đương 75.593.528 lượt người, tăng 79.538 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Trong ngày 07/01 có 1.414.067 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 159.152.206 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.206.607 liều, tiêm mũi 2 là 70.770.669 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vaccine Abdala) là 10.174.930 liều.
Số ca mắc COVID-19 trên thế giới:
- Cả thế giới có 303.944.870 ca nhiễm, trong đó 258.384.912 khỏi bệnh; 5.499.010 tử vong và 40.060.948 đang điều trị (93.204 ca diễn biến nặng).
- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 280.489 ca, tử vong tăng 1.850 ca.
- Châu Âu tăng 83.769 ca; Bắc Mỹ tăng 28.702 ca; Nam Mỹ tăng 751 ca; châu Á tăng 49.861 ca; châu Phi tăng 1.430 ca; châu Đại Dương tăng 115.976 ca.
- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 34.759 ca, trong đó: Thái Lan tăng 8.263 ca, Philippines tăng 26.458 ca, Campuchia tăng 27 ca.
Những hoạt động trong ngày
- Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) vừa có công văn khẩn gửi các địa phương về việc sử dụng vaccine AstraZeneca tiêm bổ sung cho người đã tiêm Vero Cell. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đề nghị các địa phương có thể sử dụng vaccine AstraZeneca, vaccnine Vero Cell (Sinopharm) hoặc vaccine mRNA để tiêm liều bổ sung đối với các đối tượng đã tiêm liều cơ bản bằng vaccine Vero Cell (Sinopharm).
- Tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do chủng mới Omicron gây ra; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới để cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về biến chủng này; Chỉ đạo các địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch; đặc biệt công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch.
- TP HCM:
Ngày 8/1, theo báo cáo của Sở Y tế TP HCM về cấp độ dịch, trong tuần từ ngày 31/12/2021 đến ngày 6/1/2022, TP HCM có cấp độ dịch ở mức độ 1, tức “vùng xanh”. Như vậy, sau nhiều tuần TP Hồ Chí Minh có cấp độ dịch ở mức độ 2, nay đã chuyển xuống cấp độ 1.
Ngày 7/1, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM chính thức đưa khoa COVID-19 điều trị cho bệnh nhi với quy mô 150 giường đi vào hoạt động.
- TP. Hà Nội: Tối 7/1, UBND TP. Hà Nội ban hành Thông báo đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn. Theo đó, toàn TP. Hà Nội vẫn ở cấp độ 2 (nguy cơ trung bình, tương ứng với màu vàng). Trong 30 quận, huyện, thị xã, có 2 huyện ở cấp độ 1 như 7 ngày trước (nguy cơ thấp, tương ứng với màu xanh là Phúc Thọ và Phú Xuyên); có 20 quận, huyện, thị xã ở cấp độ 2 (tăng 2 quận, huyện) và 8 quận, huyện ở cấp độ 3 (nguy cơ cao, tương ứng với màu cam), gồm: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Gia Lâm, Hoàng Mai và Long Biên.
- Tỉnh Quảng Ninh: Để chủ động ứng phó với các cấp độ, quy mô dịch trong tình hình hiện nay, Sở Y tế Quảng Ninh đã lập kế hoạch thu dung, cách ly, điều trị trong tình huống có đến 10% dân số (khoảng 138.000 người) nhiễm COVID-19 trong 14 ngày. Cụ thể có 3 kịch bản: Tình huống có 2.000 bệnh nhân, trên 2.000-4.000 bệnh nhân (tương ứng 2-4% dân số tỉnh) và trên 4.000 bệnh nhân mắc COVID-19/ngày trở lên.
- TP. Hải Phòng: Đến 11 giờ ngày 8/1, toàn thành phố Hải Phòng đã rơi vào vùng đỏ, tương đương cấp độ dịch nhóm nguy cơ rất cao khi số ca mắc COVID-19 ngày một tăng. Ngoài ra, nhằm kiểm soát và ngăn ngừa biến chủng mới Omicron xâm nhập vào cộng đồng, thành phố Hải Phòng yêu cầu thiết lập nhanh khu vực test nhanh COVID-19 tại Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi
"Làm khó" người dân về quê ăn Tết, các địa phương liệu có sai?
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, các địa phương nên tạo điều kiện để người dân về quê ăn Tết an toàn chứ không "ngăn sông cấm chợ" vì tỷ lệ tiêm vaccine đã cao, chúng ta đã có kinh nghiệm phòng chống dịch...
Càng đến gần dịp Tết nguyên đán, câu chuyện người dân về quê ăn Tết lại càng trở nên "nóng" khi tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Lo sợ người về quê ăn Tết có thể làm tình hình dịch bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, nhiều địa phương đã đưa ra những quy định mới có phần khắt khe hơn.
Chẳng hạn, Thanh Hóa có thư ngỏ gửi các tầng lớp nhân dân trong địa bàn TP Thanh Hóa và người dân TP Thanh Hóa đang làm việc tại tỉnh ngoài, nước ngoài... về việc tạm thời không trở về quê nếu không thực sự cần thiết; nhất là dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Điều này đã gây "bão" trong dư luận.
Cũng tại Thanh Hóa, ngày 21/12/2021, UBND xã Nga Phú (huyện Nga Sơn) đã ban hành quyết định về việc cách ly y tế tập trung tại nhà 14 ngày để phòng, chống dịch Covid-19 đối với công dân H.T.V. Người này đi từ Hà Nội về và đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19.
Ảnh minh họa: Đỗ Quân.
Ngày 30/12/2021, UBND xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) ra văn bản yêu cầu người lao động địa phương này đi làm ở xa muốn ăn Tết với gia đình, phải về trước ngày 10/1 (tức mồng 8 tháng Chạp) - tức trước Tết 22 ngày - để đảm bảo cách ly y tế.
Tương tự, Quảng Nam cũng vận động dân vùng dịch không về quê ăn Tết.
Về vấn đề, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng "Khi chúng ta đã chấp nhận "không Zero", đã tiêm vaccine phòng Covid-19 thì chúng ta phải chấp nhận thực tế số ca mắc Covid-19 có thể tăng cao. Chính phủ đã ra Nghị quyết 128 về thích ứng an toàn, hiệu quả với dịch Covid-19 trong đó nới lỏng tất cả các hoạt động kể cả đi lại, kiểm soát rủi ro. Chúng ta không "ngăn sông cấm chợ" vì tỷ lệ bao phủ vaccine đã cao".
Vì thế, theo ông các tỉnh cần thực hiện nghiêm quy định này, tránh mỗi nơi làm một kiểu gây ảnh hưởng tới làm kinh tế cũng như an sinh xã hội
Ngoài ra, việc địa phương vận động hay ra quy định "làm khó" người dân về quê dịp Tết sẽ tạo ra một số tiền lệ không hay và gây dư luận không tốt.
Vừa qua Chính phủ, Bộ Y tế đã "thổi còi" một số địa phương đưa ra quy định không hợp lý về cách ly, xét nghiệm đối với người từ địa phương khác về.
Theo TS Phu việc cách ly, xét nghiệm như thế Bộ Y tế đã có quy định cụ thể. Cụ thể, không chỉ định xét nghiệm đối với việc đi lại của người dân, chỉ thực hiện xét nghiệm đối với trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) và các trường hợp nghi ngờ như sốt, ho, khó thở... hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3.
"Việc yêu cầu toàn bộ người vào địa bàn phải xét nghiệm vừa không cần thiết, vừa tốn kém, vừa gây tâm lý chủ quan phòng bệnh. Các địa phương nên tạo điều kiện cho lao động về quê đón Tết an toàn", TS Phu nhấn mạnh.
Theo chuyên gia, tình hình dịch vẫn đang diễn biến phức tạp, số ca mắc tăng mỗi ngày. Vì thế, dù về quê ăn Tết người dân vẫn không nên lơ là các biện pháp phòng bệnh. Thích ứng trong tình hình mới, chúng ta không để giãn cách xã hội như trước. Tuy nhiên, người dân phải tuyệt đối tuân thủ nghiêm 5K mọi chỗ, mọi nơi, hạn chế tiếp xúc với đám đông, giảm đi lại không cần thiết, không tổ chức các hoạt động đông người không cần thiết, không tổ chức ăn uống linh đình, hạn chế thăm nom, tụ tập... vừa ăn tết vui vẻ vừa an toàn dịch bệnh.
"Ý thức người dân lúc này là quan trọng nhất, không nên vì nghĩ đã tiêm vaccine mà chủ quan, lơ là. Việc không thực hiện tốt 5K sẽ làm lây lan mầm bệnh cho người khác, đặc biệt là những đối tượng dễ bị tổn thương như người cao tuổi, mắc bệnh nền, trẻ em hay những đối tượng chưa được tiêm đủ liều vaccine", TS Phu nói.
Ngày 3/1: Có 15.936 ca mắc COVID-19 tại 60 tỉnh, thành; Hà Nội nhiều nhất 2.100 ca Bản tin dịch COVID-19 ngày 3/1 của Bộ Y tế cho biết có 15.936 ca mắc COVID-19 tại 60 tỉnh, thành; Hà Nội nhiều nhất 2.100 ca; trong ngày có hơn 24.400 bệnh nhân khỏi; 190 trường hợp tử vong . Thông tin ca mắc mới COVID-19 tại Việt Nam - Tính từ 16h ngày 02/01 đến 16h ngày 03/01, trên Hệ thống...