Ngày 7-7, lô vắc xin Pfizer đầu tiên về Việt Nam
Nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho hay ngày 7-7 tới, lô vắc xin Pfizer đầu tiên trong hợp đồng mua vắc xin Pfizer của Chính phủ sẽ về đến Việt Nam.
Nguồn tin kể trên cho hay lô vắc xin này có số lượng 97.000 liều, ngay sau khi tới sân bay Nội Bài sẽ được chuyển tới Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương để bảo quản.
Sau lô đầu tiên, dự kiến vắc xin Pfizer sẽ được chuyển về Việt Nam hằng tuần, để đảm bảo trong quý 3 đủ 3 triệu liều, sang quý 4-2021 Việt Nam sẽ nhận 28 triệu liều Pfizer, đảm bảo tổng số lượng 31 triệu liều mà Việt Nam đã đàm phán và đặt mua.
Đây là loại vắc xin ngừa COVID-19 thứ 3 được chuyển về Việt Nam, sau vắc xin của AstraZeneca và Sinopharm, nhưng có yêu cầu bảo quản đặc biệt (bảo quản ở nhiệt độ âm sâu từ -75 đến -85 độ C).
Trả lời Tuổi Trẻ Online chiều nay (5-7) về việc phân bổ vắc xin Pfizer, một lãnh đạo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết vắc xin được chuyển về sẽ ưu tiên phân bổ sớm cho các tỉnh thành đang có dịch.
Video đang HOT
Vắc xin của hãng Pfizer đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vào ngày 12-6 vừa qua cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch COVID-19 tại Việt Nam.
Lô vắc xin Pfizer đầu tiên về Việt Nam vào tháng 7, hãng chỉ đàm phán với chính phủ
Hãng dược phẩm Pfizer chỉ cung cấp vắc xin qua nguồn hợp pháp và được phê duyệt từ chính phủ các nước, khi đang có tình trạng giả mạo vắc xin ở một số nước, bao gồm cả ở Việt Nam.
Buổi tập huấn vắc xin của Hãng dược phẩm Pfizer cho lực lượng quản lý thị trường - Ảnh: Tổng cục Quản lý thị trường
Đó là khẳng định của ông John Paul Pullicino - đại diện Hãng dược Pfizer - trong buổi tập huấn trực tuyến phân biệt vắc xin chính hãng Pfizer cho toàn lực lượng quản lý thị trường diễn ra ngày 16-6. Chương trình do Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp với Cơ quan Điều tra an ninh nội địa (HSI) Hoa Kỳ và Hãng dược phẩm Pfizer tổ chức theo hình thức trực tuyến.
Buổi tập huấn này diễn ra ngay sau khi Hãng dược phẩm Pfize đã đạt được thỏa thuận với Chính phủ Việt Nam cho việc cung cấp 31 triệu liều vắc xin và Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cũng đã phê duyệt có điều kiện vắc xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch COVID-19 đối với vắc xin của Hãng Pfizer.
Theo tiết lộ của ông John Paul Pullicino, hiện tại hãng dược phẩm này đang chốt các kế hoạch vận chuyển và cung cấp vắc xin cho Việt Nam trong quý 3 và quý 4-2021. Tuy vậy sẽ có một phần của các liều vắc xin Pfizer sẽ về Việt Nam vào tháng sau.
"Việc đảm bảo cung cấp các liều vắc xin chính thống hiệu quả và an toàn, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng là điều quan trọng hàng đầu đối với Pfizer và đối với cộng đồng. Trong bối cảnh này, chúng tôi đảm bảo cung cấp vắc xin thông qua các nguồn hợp pháp và được phê duyệt từ Chính phủ các nước" - ông John Paul Pullicino nhấn mạnh.
Tuy vậy, theo đại diện của Pfizer, thời gian vừa qua hãng này đã ghi nhận nhiều vắc xin Pfizer giả ở trên thế giới, trong đó đáng chú ý là tại Việt Nam, hãng đã ghi nhận sự việc các cá nhân tự nhận mình có quyền tiếp cận nguồn vắc xin Pfizer.
Đại diện của Pfizer khẳng định đến thời điểm hiện tại Pfizer trên toàn cầu chỉ trực tiếp cung cấp thông qua các thỏa thuận song phương với các Chính phủ liên bang. Cho đến nay, không có một nguồn vắc xin tư nhân nào là hợp pháp.
Để phân biệt giữa vắc xin Pfizer&BioNTech COVID-19 thật và giả, bà Vanessa Piepenburg - đại diện đội an ninh toàn cầu của Pfizer tại Singapore - cho biết vắc xin thật được đựng trong các lọ thủy tinh nhỏ trong suốt không màu, dung tích 2ml, chứa chưa đầy một nửa là dung dịch màu trắng đục.
Lọ nắp lật có dán nhãn, mỗi lọ có 6 liều, không đựng sẵn trong ống tiêm, cũng không phải liều uống, không ở dạng viên nén hoặc viên nang. Tại hầu hết các quốc gia, nhãn dán sẽ ghi Pfizer&BioNTech. Tại Hong Kong, Macau, Đài Loan, nhãn dán sẽ ghi Fosun and BioNTech.
Bà Vanessa Piepenburg khẳng định trong thời kỳ đầu của đại dịch, Pfizer chỉ liên lạc trực tiếp với chính phủ các nước và sẽ cung cấp các liều vắc xin qua kênh phân phối đề xuất của họ và đến các địa điểm tiêm chủng đã định trước. Hiện tại vắc xin chưa được bán thương mại, bất kỳ các giao dịch thương mại nào đều là sản phẩm giả mạo hoặc không chính hãng.
Đáng chú ý, theo chuyên gia này, vắc xin Pfizer chỉ được vận chuyển từ Bỉ, không vận chuyển từ Trung Quốc, Ấn Độ, không vận chuyển theo liều riêng lẻ.
Tại buổi tập huấn, đại diện Hãng Pfizer cam kết có sẵn các hệ thống mạnh mẽ, giúp bảo đảm an ninh cho các sản phẩm của Pfizer. Trong đó, tập trung xây dựng quan hệ đối tác với các liên minh chống hàng giả và lực lượng thực thi pháp luật. Chủ động giám sát các trang web ngầm và công khai để tìm hiểu những lời đề nghị cung cấp vắc xin trái phép. Triển khai các tính năng bảo mật thích hợp cho bao bì sản phẩm...
Theo tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp hiện nay với tình trạng vắc xin khan hiếm, việc tiếp cận nguồn vắc xin gặp khó khăn, thì việc Hãng dược Pfizer chia sẻ thông tin liên quan đến vắc xin ngừa COVID-19 tại thời điểm hiện tại là rất cần thiết.
Thực tế, thời gian qua Bộ Y tế Việt Nam cũng đã đưa ra những cảnh báo về tình trạng lừa đảo tiêm vắc xin ngừa COIVD-19. Chính vì vậy, những thông tin liên quan đến vắc xin ngừa COVID-19 rất cần thiết, giúp lực lượng quản lý thị trường có kỹ năng nhận biết giữa hàng giả và hàng chính hãng, góp phần phục vụ tốt công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Hơn một triệu liều vaccine Covid-19 sắp về Việt Nam Ông Đặng Đức Anh, Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ Trung ương, sáng 15/6 cho biết cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7, Việt Nam có thể nhận thêm hơn một triệu liều vaccine từ Covax Facility. "Chính phủ đã có chủ trương mở rộng thêm nhóm người tiêm vaccine như công nhân các khu công nghiệp ở các tỉnh", ông Đức Anh...