Ngày 30/9, Hạ viện Mỹ sẽ bỏ phiếu về dự luật cơ sở hạ tầng
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi thông báo ngày 30/9 tới cơ quan này sẽ bỏ phiếu về dự luật cơ sở hạ tầng, trị giá 1.000 tỷ USD, được Thượng viện thông qua trong tháng trước, nhằm hỗ trợ kinh phí cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.
Quang cảnh một phiên họp Hạ viện Mỹ tại Washington, DC. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong tuyên bố, bà Pelosi cho biết việc thảo luận dự luật nhằm giúp hỗ trợ xây dựng cầu, đường, sân bay, trường học, cùng các công trình khác sẽ được các Hạ nghị sĩ tiến hành trong ngày 27/9. Trước đó, bà thông báo sẽ không đưa dự luật này ra bỏ phiếu nếu không chắc chắn việc Hạ viện thông qua.
Tuy nhiên, Chủ tịch Hạ viện Mỹ chưa đưa ra khung thời gian cụ thể về việc bỏ phiếu dự luật chống biến đổi khí hậu và phúc lợi xã hội, trị giá 3.500 tỷ USD, cho biết hiện các nghị sĩ vẫn đang thảo luận về dự luật này.
Video đang HOT
Dự luật xây dựng cơ sở hạ tầng và dự luật chống biến đổi khí hậu và phúc lợi xã hội là những biện pháp quan trọng trong chương trình nghị sự về kinh tế của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Các nghị sĩ Mỹ đã gọi dự thảo ngân sách trị giá 3.500 tỷ USD là “kế hoạch chi tiêu xã hội mang lại hiệu quả nhất” kể từ những năm 30 của thế kỷ trước đến nay. Trong khi đó, giới phân tích cho rằng gói chi tiêu khổng lồ này (tương đương với quy mô nền kinh tế lớn nhất châu Âu là Đức trong năm 2020) phản ánh tầm nhìn dài hạn của Tổng thống Biden – sẽ là nguồn cơn cho các cuộc tranh cãi căng thẳng tại hai viện.
Dự thảo ngân sách này bao gồm cấp ngân sách cho các biện pháp chống biến đổi khí hậu, đầu tư mới vào cơ sở hạ tầng (trong đó có những danh mục không nằm trong dự luật đầu tư hạ tầng cơ sở vừa được Thượng viện thông qua), trao quy chế công dân Mỹ cho hàng triệu lao động nhập cư và miễn phí hai năm học tại các trường đại học công lập.
Cho đến nay, các nghị sĩ của đảng Dân chủ vẫn chưa đạt được đồng thuận về hai biện pháp này. Một số nghị sĩ cho rằng cần giữ lại dự luật cơ sở hạ tầng trị giá 1.000 tỷ USD cho đến khi dự luật chi tiêu lớn hơn sẵn sàng. Trong khi đó, một số nghị sĩ lại muốn thúc đẩy việc thông qua dự luật cơ sở hạ tầng, bất chấp tiến triển của gói chi tiêu 3.500 tỷ USD, trong đó có các điều khoản mở rộng chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, người cao tuổi cũng như giảm mạnh lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính.
Bà Pelosi không đưa ra cách thức cụ thể nhằm thu hẹp bất đồng trong nội bộ đảng Dân chủ, song theo bà, nếu được thông qua, số tiền dành cho dự luật biến đổi khí hậu và phúc lợi xã hội có thể thấp hơn mức đề xuất 3.500 tỷ USD.
Hiện Quốc hội Mỹ đang đối mặt với hạn chót nâng mức trần nợ công vào ngày 30/9 để tiếp tục hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các cơ quan liên bang, nếu không chính phủ nước này sẽ phải lần thứ hai đóng cửa một phần trong vòng 3 năm. Nếu Quốc hội Mỹ không hành động, nền kinh tế đầu tàu thế giới có nguy cơ bị vỡ nợ do Bộ Tài chính nước này sẽ cạn tiền, không thể trang trải các khoản kinh phí vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11 tới.
Dự kiến, trong ngày 27/9, Thượng viện sẽ bỏ phiếu về việc cho phép các cơ quan liên bang của Mỹ duy trì hoạt động đến ngày 3/12, cũng như đình chỉ áp mức trần nợ công cho đến cuối năm 2022. Tuy nhiên, các nghị sĩ của đảng Cộng hòa vẫn đang phản đối biện pháp trên.
Nghị sĩ Cộng hòa bị chỉ trích vì nói đùa lấy búa đánh Pelosi
Nghị sĩ Kevin McCarthy phải đối mặt những lời kêu gọi từ chức hoặc xin lỗi sau khi đùa rằng sẽ đánh Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi bằng búa gỗ.
Tại một buổi tiệc gây quỹ tối 31/7 ở Tennessee, McCarthy, lãnh đạo phe thiểu số đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ, đã bày tỏ lạc quan về triển vọng đảng của ông giành lại Hạ viện trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào năm tới.
Trong lúc ông phát biểu, những người tham dự tiệc đã đưa cho McCarthy một chiếc búa gỗ khá lớn. Ông sau đó nói đùa rằng nếu trở thành chủ tịch Hạ viện, ông sẽ khó lòng kiềm chế dùng nó để đánh Chủ tịch đương nhiệm Pelosi.
Lãnh đạo phe thiểu số đảng Cộng hòa tại Hạ viện Kevin McCarthy phát biểu tại một cuộc họp báo ở Washington DC hồi tháng 12 năm ngoái. Ảnh: Reuters.
"Tôi muốn các bạn chứng kiến cảnh Nancy Pelosi trao cho tôi chiếc búa gỗ đó (búa của chủ tịch Hạ viện). Thật khó để không dùng nó đập bà ta", McCarthy nói trong tiếng reo hò và tiếng cười phía dưới khán phòng, theo chi tiết được chia sẻ bởi một phóng viên Washington Post và một phóng viên đến từ Nashville có mặt tại sự kiện.
Bình luận của nghị sĩ McCarthy là bằng chứng mới nhất về mối quan hệ ngày càng xấu đi giữa ông và Chủ tịch Hạ viện Mỹ. Pelosi tuần trước gọi ông là "kẻ ngốc" khi phản đối yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang nhằm kiểm soát dịch Covid-19 đàng bùng phát trở lại tại nước này.
Các thành viên đảng Dân chủ ngày 1/8 liên tục lên tiếng phản đối McCarthy. Hạ nghị sĩ bang California Ted Lieu và Eric Swalwell kêu gọi ông xin lỗi hoặc từ chức.
"Bạo lực chống lại phụ nữ không phải trò đùa", Hạ nghị sĩ Dân chủ bang New Mexico Teresa Leger Fernandez viết trên mạng xã hội Twitter. "Đe dọa bạo lực chính trị không phải trò đùa. Những bình luận đó là rất lệch lạc và nguy hiểm".
"Thứ ngôn ngữ như thế đã dẫn đến bạo lực và chết chóc tại Đồi Capitol. Lãnh đạo Cộng hòa cần biết lời nói của mình có trọng lượng như thế nào", Hạ nghị sĩ Dân chủ bang Michigan Debbie Dingell cho hay. Bà dường như đề cập đến bài phát biểu của cựu tổng thống Donald Trump ngày 6/1 đã dẫn tới việc hàng nghìn người kéo tới Đồi Capitol và gây ra bạo loạn vào đúng thời điểm Quốc hội đang chứng nhận chiến thắng bầu cử cho Tổng thống Biden. Pelosi từng là mục tiêu chính của đám đông hôm đó.
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật đề xuất Đặc khu Columbia là bang thứ 51 Theo phóng viên TTXVN thường trú tại Washington, Hạ viện Mỹ ngày 22/4 đã lần thứ hai trong vòng chưa đầy 1 năm bỏ phiếu thông qua dự luật đề xuất Đặc khu Columbia là bang thứ 51 và gửi văn kiện này tới Thượng viện. Tòa nhà Quốc hội Mỹ tại Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN Với 216 phiếu thuận và 208 phiếu...