Ngày 30/4/2023 sẽ khởi công cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng đoạn qua An Giang
Dự án tuyến đường bộ cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng đoạn qua An Giang phấn đấu sẽ khởi công sớm nhất đúng vào ngày 30/4/2023.
Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, phát biểu tại cuộc họp.
Đây là thông tin được ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang thông tin tại cuộc họp Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Dự án tuyến đường bộ cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng đoạn đi qua địa phận tỉnh An Giang (Ban chỉ đạo) do Tỉnh ủy An Giang tổ chức ngày 16/9.
Dự án tuyến đường bộ cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng có điểm đầu giao với Quốc lộ 91, thành phố Châu Đốc; điểm cuối tại khu vực cảng Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Dự án đi qua địa bàn 4 tỉnh An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang và tỉnh Sóc Trăng. Dự án có chiều dài tuyến 188,2 km. Giai đoạn 1 dự án thiết kế 4 làn xe, bề rộng nền 17 m; tốc độ thiết kế là 100 km/h. Tổng mức đầu tư dự án 44.691 tỷ đồng.
Dự án chuẩn bị đầu tư, thực hiện từ năm 2022, cơ bản hoàn thành một số đoạn tuyến có lưu lượng giao thông lớn năm 2025; hoàn thành toàn tuyến năm 2026 và đưa vào khai thác đồng bộ toàn dự án vào năm 2027.
Tại An Giang, đoạn cao tốc qua địa phận tỉnh với chiều dài 57,015 km, bắt đầu từ tuyến tránh Quốc lộ 91 (xã Vĩnh Tế, thành phố Châu Đốc) đến huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ (do vị trí ranh giới hai tỉnh nằm giữa công trình cầu tại Km56 515). Dự án đi qua địa phận 4 huyện, thành phố tỉnh An Giang như: Châu Đốc, Châu Phú, Châu Thành và huyện Thoại Sơn. Tổng mức đầu tư đoạn qua tỉnh An Giang khoảng 13.799 tỷ đồng gồm: Chi phí xây dựng và thiết bị; chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án, tư vấn, chi phí khác; chi phí dự phòng…
Dự án có 3 nút giao với đường tỉnh 945 thuộc địa phận huyện Châu Phú; nút giao với đường tỉnh 941 thuộc địa phận huyện Châu Thành và nút giao với đường tỉnh 943 thuộc địa phận huyện Thoại Sơn. Để phục vụ dự án qua đại phận tỉnh An Giang, tổng diện tích đất sẽ thu hồi phạm vi thuộc địa phận tỉnh An Giang khoảng 379,6 ha, số hộ bị ảnh hưởng gần 1.990 hộ, số hộ tái định cư khoảng 139 hộ. Phạm vi thuộc địa phận thành phố Cần Thơ khoảng 3 ha, không ảnh hưởng đến nhà dân.
Video đang HOT
Phát biểu tại cuộc họp, ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết: Dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng đoạn qua địa bàn tỉnh An Giang đây là dự án lớn nhất triển khai trên địa bàn tỉnh An Giang từ trước đến nay. Sau khi tiếp nhận phân đoạn qua địa bàn An Giang, tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc họp và thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Dự án tuyến đường bộ cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng đoạn đi qua địa phận tỉnh An Giang, tổ giúp việc và tổ chức cấm mốc, giải phóng mặt bằng.
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang khẳng định: Đến thời điểm này, An Giang là địa phương thực hiện xong sớm nhất các thủ tục để chuẩn bị khởi công đoạn cao tốc này. Dự kiến trong tháng 4/2023 tỉnh sẽ hoàn thành giải phóng mặt bằng và An Giang sẽ là tỉnh đầu tiên trong 4 tỉnh (Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng) có dự án cao tốc đi qua sẽ tổ chức khởi công giai đoạn 1 dự án tại thành phố Châu Đốc đúng ngày 30/4/1023 nhằm chào mừng 48 năm Giải phóng Miền Nam và kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
Để phục vụ dự án khởi công đúng tiến độ, hiện các đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh An Giang đang khẩn trương thực hiện để đảm bảo các mốc thời gian theo kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt; thống nhất các số liệu liên quan đến tĩnh không, quy mô, số lượng các cầu, cống thoát nước, đường chui, hầm chui, đường gom,…; chuẩn bị sẵn cho công tác lập hồ sơ thiết kế một số yếu tố cơ bản để làm cơ sở lập hồ sơ cắm mốc giải phóng mặt bằng.
Trong tháng 9/2022, tỉnh An Giang sẽ lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; lập khung chính sách bồi thường; lập, phê duyệt, bàn giao hồ sơ thiết kế cọc giải phóng mặt bằng; lập Báo cáo nghiên cứu khả thi. Sau khi phê duyệt hồ sơ cắm mốc giải phóng mặt bằng sẽ tổ chức bàn giao mốc giải phóng mặt bằng đợt 1 cho các đơn vị có liên quan và tổ chức đo đạc lập bản trích đo thực hiện dự án, làm cơ sở trình ban hành thông báo thu hồi đất.
Ông Lê Hồng Quang, Bí thư Tỉnh ủy An Giang, phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, ông Lê Hồng Quang, Bí thư Tỉnh ủy An Giang, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh: Dự án tuyến đường bộ cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng là dự án tầm cỡ Quốc gia và là dự án lớn nhất từ trước đến nay triển khai ở An Giang. Dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là cơ sở, tiền đề để thúc đẩy kinh tế, xã hội An Giang và cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng tốc phát triển trong thời gian tới.
Để dự án triển khai nhanh, đúng tiến độ, ông Lê Hồng Quang đề nghị Ban chỉ đạo, các địa phương phải công khai, minh bạch thông tin giải phóng mặt bằng cho người dân nắm rõ; công tác giải phóng mặt bằng phải đúng theo thiết kế, quy định pháp luật và đúng tiến độ. Quá trình triển khai dự án qua địa bàn An Giang phải lựa chọn nhà thầu đảm bảo năng lực, uy tín để dự án triển khai đúng thời gian và hoàn thành đưa vào hoạt động đúng tiến độ.
Bí thư Tỉnh uỷ An Giang cũng đề nghị các sở, ngành, địa phương phải đồng lòng, cùng nhau bàn bạc, tháo gỡ vướng mắc phát sinh để dự án đảm bảo tiến độ thi công; các thành viên trong Ban Chỉ đạo phải tăng cường kiểm tra, giám sát nhất là giám sát công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, thi công… trong suốt thời gian dự án được triển khai xây dựng.
Quốc hội sẽ cho ý kiến về đầu tư 12 dự án cao tốc Bắc - Nam
Bộ GTVT vừa thừa ủy quyền Chính phủ gửi Quốc hội (QH) báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2 (2021-2025).
Tờ trình lần này, Chính phủ đã tiếp thu, giải trình kết luận của Chủ tịch QH, Ủy ban Thường vụ QH và một số đại biểu QH.
Theo đó, Chính phủ kiến nghị QH quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2 từ Hà Tĩnh (Bãi Vọt) đến Quảng Trị (Cam Lộ), từ Quảng Ngãi đến Nha Trang (Khánh Hòa), từ Cần Thơ đến Cà Mau dài khoảng 729 km, chia thành 12 dự án thành phần. Tất cả dự án thành phần triển khai theo hình thức đầu tư công.
Sau khi hoàn thành sẽ nhượng quyền thu phí để thu hồi vốn nhà nước.
Cao tốc Nội Bài - Lào Cai là một trong các dự án thành phần thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Ảnh: V.LONG
Sơ bộ nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng 5.481 ha, trong đó đất trồng lúa hai vụ khoảng 1.532 ha, rừng phòng hộ khoảng 110 ha, rừng sản xuất khoảng 1.436 ha. Giải phóng mặt bằng tất cả dự án theo quy mô sáu làn xe, các dự án thành phần trên đoạn Cần Thơ - Cà Mau theo quy mô bốn làn xe như quy hoạch đã được phê duyệt.
Tổng mức đầu tư sơ bộ của dự án là 146.990 tỉ đồng, bao gồm chi phí xây dựng và thiết bị 95.800 tỉ đồng; chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư 19.000 tỉ đồng (khoảng 14.983 hộ dân bị ảnh hưởng); chi phí quản lý dự án, tư vấn, chi phí khác 12.000 tỉ đồng; chi phí dự phòng 20.000 tỉ đồng.
Điểm đáng chú ý trong tờ trình lần này là việc Chính phủ đề xuất Bộ GTVT là đầu mối tổ chức thực hiện đầu tư dự án, trừ các dự án trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội có đề xuất riêng, thay vì đề xuất giao cho các tỉnh đầu tư như ba tờ trình trước đây. Chính phủ cam kết nếu được QH thông qua, dự án sẽ được khởi công năm 2023, cơ bản hoàn thành năm 2025.
Lý giải nguyên nhân vì sao đề xuất đầu tư công 12 dự án trên, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết dự án ban đầu được nghiên cứu đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng BOT. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy đầu tư phương thức này "rất khó đảm bảo thành công".
Dẫn chứng cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 (2017-2020), ông Thể cho biết các dự án đầu tư công đều đáp ứng tiến độ nhưng cả ba dự án đầu tư theo hình thức PPP đến nay mới có một dự án huy động được vốn tín dụng, hai dự án vẫn đang quá trình đàm phán.
"Nếu giai đoạn 2 dự án tiếp tục triển khai theo hình thức PPP, có thể phát sinh các tình huống không lựa chọn được nhà đầu tư hoặc không huy động được vốn tín dụng để triển khai, phải báo cáo cấp có thẩm quyền chuyển đổi sang đầu tư công, sẽ gây chậm tiến độ..." - ông Thể lý giải.
Theo dự kiến chương trình kỳ họp bất thường lần thứ nhất QH khóa XV, ngày 6-1-2022, dự án này sẽ được QH cho ý kiến và thông qua vào ngày 11-1 tới đây.
8 tháng, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công mới chỉ đạt hơn 35% Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn ngân sách nhà nước hết tháng 8 ước đạt gần 35,5% kế hoạch, đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương phải tăng tốc thời gian tới. Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, ước tỷ lệ giải ngân 8 tháng năm 2022 đạt 35,49% kế hoạch. Nếu so với kế hoạch vốn Thủ...