Ngày 28/1: Có 14.929 ca COVID-19, Hà Nội vẫn nhiều nhất, tiếp đến là Bắc Ninh
Bản tin dịch COVID-19 ngày 28/1 của Bộ Y tế cho biết có 14.929 ca mắc COVID-19 tại 62 tỉnh, thành phố; Hà Nội vẫn nhiều nhất với gần 2.900 ca; tiếp đến là Bắc Ninh; trong ngày có hơn 4.600 ca khỏi bệnh, 141 trường hợp tử vong.
Thông tin ca mắc COVID-19 tại Việt Nam
- Tính từ 16h ngày 27/01 đến 16h ngày 28/01, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 14.929 ca nhiễm mới, trong đó 37 ca nhập cảnh và 14.892 ca ghi nhận trong nước (giảm 780 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 10.422 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.885), Bắc Ninh (1.013), Đà Nẵng (886), Hải Phòng (635), Quảng Nam (617), Thanh Hóa (582), Nam Định (518), Phú Thọ (454), Hòa Bình (427), Bình Định (424), Hưng Yên (374), Vĩnh Phúc (369), Bắc Giang (357), Quảng Ninh (343), Quảng Ngãi (341), Hải Dương (341), Nghệ An (266), Bình Phước (239), Thừa Thiên Huế (223), Lâm Đồng (206), Thái Bình (169), Lào Cai (169), Hà Nam (159), TP. Hồ Chí Minh (153), Sơn La (153), Lạng Sơn (151), Cà Mau (145), Khánh Hòa (129), Tây Ninh (126), Hà Giang (125), Thái Nguyên (124), Quảng Bình (115), Quảng Trị (112), Bến Tre (110), Đắk Nông (103), Vĩnh Long (101), Ninh Bình (92), Yên Bái (92), Điện Biên (82), Kiên Giang (78), Kon Tum (70), Gia Lai (63), Bình Thuận (63), Bà Rịa – Vũng Tàu (59), Tuyên Quang (55), Đồng Tháp (55), Trà Vinh (50), Cao Bằng (49), Phú Yên (48), Bình Dương (47), Bạc Liêu (44), Bắc Kạn (41), Long An (40), Hậu Giang (38), Ninh Thuận (32), Cần Thơ (30), Sóc Trăng (29), Lai Châu (27), An Giang (25), Đồng Nai (21), Tiền Giang (17), Đắk Lắk (1).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (-377), Thanh Hóa (-145), Gia Lai (-120).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh ( 219), Phú Thọ ( 107), Quảng Nam ( 90).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 15.292 ca/ngày.
- Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 166 ca mắc COVID-19 do biến chủng Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (92), Quảng Nam (27), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8), Kiên Giang (4), Quảng Ninh (2), Thanh Hóa (2), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa – Vũng Tàu (1), Bình Dương (1), Lâm Đồng (1).
Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam tính đến ngày 28/1/2022
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.218.137 ca nhiễm, đứng thứ 31/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 22.470 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.211.243 ca, trong đó có 1.497.427 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (513.412), Bình Dương (292.799), Hà Nội (123.060), Đồng Nai (99.832), Tây Ninh (87.832).
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
Video đang HOT
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 4.633 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.950.244 ca
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.147 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 2.922 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 561 ca
- Thở máy không xâm lấn: 113 ca
- Thở máy xâm lấn: 533 ca – ECMO: 18 ca
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Từ 17h30 ngày 27/01 đến 17h30 ngày 28/01 ghi nhận 141 ca tử vong tại: Tại TP. Hồ Chí Minh (9) trong đó có 5 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Tây Ninh (1), Tiền Giang (1), Gia Lai (1), Vình Long (1), Trà Vinh (1).
Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (23), Bà Rịa – Vũng Tàu (16 ca trong 02 ngày), Vĩnh Long (9), Bình Thuận (8), Đồng Nai (7 ca trong 02 ngày), Cần Thơ (7), Sóc Trăng (6 ca trong 02 ngày), Hòa Bình (5 ca trong 02 ngày), Bình Định (5), Đồng Tháp (5), Trà Vinh (4 ca trong 02 ngày), Tiền Giang (4), Bến Tre (4), Bạc Liêu (4), Thanh Hóa (3 ca trong 02 ngày), Đà Nẵng (3), Hà Giang (2), Tây Ninh (2), Bình Dương (2), Hậu Giang (2), Quảng Trị (1), Huế (1), Hải Dương (1), Nam Định (1), Ninh Bình (1), Tuyên Quang (1), Yên Bái (1), Phú Yên (1), Bình Phước (1), Long An (1), Cà Mau (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 141 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 37.432 ca, chiếm tỷ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm:
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 32.104.839 mẫu tương đương 77.059.724 lượt người, tăng 51.556 mẫu so với ngày trước đó. I
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Trong ngày 27/01 có 785.008 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 180.366.266 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 79.023.934 liều, tiêm mũi 2 là 74.011.623 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 27.330.709 liều.
Những hoạt động của ngành y tế trong ngày
- Tăng cường thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiểu về chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong tình hình mới.
- Chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ nhiễm COVID-19 tại cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát rộng; đồng thời triển khai tốt các hoạt động y tế, tránh lây nhiễm chéo trong cách ly, khu phong tỏa.
Tổng số ca mắc COVID-19 trên thế giới
- Cả thế giới có 367.189.421 ca nhiễm, trong đó 290.436.151 ca khỏi bệnh; 5.658.044 ca tử vong và 71.095.226 ca đang điều trị (96.214 ca diễn biến nặng).
- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 558.668 ca, tử vong tăng 1.901 ca.
- Châu Âu tăng 295.590 ca; Bắc Mỹ tăng 49.354 ca; Nam Mỹ tăng 7.047 ca; châu Á tăng 162.790 ca; châu Phi tăng 3.320 ca; châu Đại Dương tăng 40.567 ca.
- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 27.126 ca, trong đó: Thái Lan tăng 8.450 ca, Philippines tăng 18.638 ca, Campuchia tăng 38 ca.
Việt Á trúng thầu bán kit test cho hàng loạt tỉnh trên cả nước
Hà Nội, Lạng Sơn, Nam Định, Bắc Ninh, Huế, Cần Thơ... đều có mặt sự hiện diện và trúng thầu của công ty Việt Á. Giá trị cung cấp kit test từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng.
Hàng loạt tỉnh, thành mua kit test Việt Á
Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03) Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty CP Công nghệ Việt Á, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương (CDC Hải Dương) và các đơn vị, địa phương liên quan.
Theo tìm hiểu của PV. VietNamNet, Công ty Việt Á trước đó cũng đã trúng thầu cung cấp kit test phát hiện SARS-Cov-2 có tên gọi "LightPower iVA SARS-CoV-2 1st RT-rPCR" (LightPower) tại hàng loạt cơ quan y tế địa phương và các bệnh viện.
Một số đơn vị mà Công ty Việt Á đã trúng thầu liên tục, có thể liệt kê trong năm 2021 như sau:
- Ngày 17/6, UBND tỉnh Bắc Kạn có quyết định về việc "Mua sắm vật tư, hóa chất và sinh phẩm phục vụ phòng, chống dịch Covid-19" với giá dự toán gần 780 triệu đồng. Công ty Việt Á cung cấp kit test chẩn đoán virus SARS-CoV-2 với giá trị hơn 330 triệu.
Sản phẩm kit test của Công ty Việt Á
- Ngày 18/6, Công ty Việt Á trúng thầu "Gói thầu số 1 - Mua sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Nam Định với giá trị 7,4 tỷ đồng (tổng giá trị gói thầu là 8,9 tỷ).
- Ngày 25/6, Bệnh viện Trung ương Huế phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp hóa chất, vật tư tiêu hao phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 của bệnh viện. Test LightPower có mặt trong danh mục với nhu cầu mua 13.440 test, đơn giá 470.000 đồng/test. Tổng giá trị hơn 6,3 tỷ đồng.
- Ngày 21/8, Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ ( TP. Cần Thơ) ban hành quyết định về phê duyệt kết quả lựa nhà thầu "Gói thầu số 1 - Mua sắm sinh phẩm phát hiện SARS-CoV-2 và kit tách chiếc RNA" tại bệnh viện này. Công ty Việt Á trúng thầu theo dạng hợp đồng trọn gói với số tiền hơn 2,3 tỷ đồng.
- Ngày 3/9, UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt chọn nhà thầu các gói thầu "Mua sắm sinh phẩm xét nghiệm virus SARS-CoV-2, vật tư tiêu hao phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19" do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh làm chủ đầu tư. Công ty Việt Á trúng thầu cung cấp 20.000 bộ test, đơn giá 470.000/test. Tổng giá trị khoảng 9,4 tỷ đồng.
- Ngày 17/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh báo cáo kết quả "lựa chọn nhà thầu cung cấp trang thiết bị y tế khác", thông qua chỉ định thầu rút gọn, Công ty Việt Á trúng thầu với gần 1,1 tỷ đồng.
Trước đó, vào tháng 11/2020, Công ty Việt Á cũng trúng thầu cung cấp kit test cho Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh này với giá trị khoảng 930 triệu đồng.
-Ngày 4/10, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì ( Hà Nội) có "Gói thầu số 01 - Hóa chất xét nghiệm virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR". Với hình thức chỉ định thầu rút gọn, Công ty Việt Á trúng thầu cả đợt cung cấp 6 và 7 với tổng giá trị gần 4,4 tỷ đồng.
-Ngày 19/10, trong gói mua sắm hóa chất, vật tư phục vụ cho xét nghiệm diện rộng phát hiện virus SARS-CoV-2 trên địa bàn huyện Văn Lãng và phạm vi toàn tỉnh Lạng Sơn. Việt Á cung cấp 5.390 bộ test với đơn giá là 367.500 đồng/test. Tổng giá trị trúng thầu gần 2 tỷ đồng.
Ông Phan Quốc Việt
Chiêu trò đẩy giá, rút tiền
Tại cuộc họp đánh giá kết quả nghiên cứu chế tạo bộ kit real-time RT-PCR one step vào ngày 3/3/2020, 100% thành viên của Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp quốc gia đồng ý thông qua, nhất trí đề nghị Bộ Y tế cấp phép sử dụng bộ kit do Học viện Quân y và Công ty CP Công nghệ Việt Á phối hợp nghiên cứu, sản xuất.
Ngày 4/3/2020, Bộ Y tế đã có Quyết định số 774/QĐ-BYT về việc ban hành danh mục 2 sinh phẩm chẩn đoán in vitro phát hiện SARS-CoV-2 được cấp số đăng ký lưu hành và cho phép chính thức sản xuất bộ kit ở quy mô lớn.
Đơn vị cung ứng tự tin, với năng lực sản xuất 10.000 bộ kít/ngày (khi cần huy động có thể tăng công suất lên 3 lần), mỗi bộ gồm 50 test, giá thành 400.000-600.000 đồng/test, thời gian cho kết quả test là khoảng 2h (không tính thời gian tách mẫu), bộ kit trên có thể đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, hỗ trợ quốc tế trước tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát ở nhiều nơi trên thế giới.
Hơn một năm năm qua, TGĐ Công ty Việt Á - ông Phan Quốc Việt, đã lợi dụng tính cấp bách về nhu cầu test Covid-19 của các địa phương và sản phẩm kit test Covid thuộc danh mục được chỉ định thầu rút gọn nên DN này chủ động cung ứng sản phẩm cho các bệnh viện, Trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố sử dụng.
Sau đó, Phan Quốc Việt thông đồng với lãnh đạo các đơn vị nhận cung ứng để hợp thức hồ sơ chỉ định thầu. Khai nhận trước cơ quan điều tra, hình thức chỉ định thầu được sử dụng bằng cách Công ty Việt Á sử dụng các pháp nhân trong hệ thống lập hồ sơ chào hàng sản phẩm, xác nhận khống các báo giá... để hoàn thiện hồ sơ, ký hợp đồng, thanh quyết toán cho Công ty Việt Á theo giá do công ty này đưa ra, cao hơn nhiều so với giá thành sản xuất.
Bước đầu cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã làm rõ sai phạm trong việc Công ty Việt Á bán kit xét nghiệm Covid-19 cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hải Dương thông qua 5 hợp đồng với tổng giá trị 151 tỷ đồng. Việt đã chi tiền phần trăm ngoài hợp đồng cho ông Phạm Duy Tuyến - Giám đốc cơ quan kiểm soát bệnh tật của Hải Dương, số tiền gần 30 tỷ đồng.
BHXH Việt Nam tổ chức 5 đoàn kiểm tra việc hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp Từ ngày 2/11 đến ngày 6/11/2021, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã tổ chức 5 Đoàn công tác do Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc làm Trưởng đoàn làm việc tại BHXH 9 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hưng Yên, Bắc Ninh. Tổng Giám đốc BHXH Việt...