Ngày 27/12, xét xử cựu Phó Vụ trưởng và 4 cựu sĩ quan quân đội trong vụ án Việt Á
Ngày 27/12, Tòa án Quân sự Thủ đô Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 7 bị cáo, trong đó có 4 cựu sĩ quan Quân đội do có hành vi sai phạm liên quan đến Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á(những nội dung thuộc thẩm quyền của cơ quan tố tụng trong quân đội giải quyết).
Tham gia bào chữa cho các bị cáo tại phiên tòa có 14 luật sư.
Tòa án triệu tập bị hại là Học viện Quân y đến tham dự phiên tòa. Bị đơn dân sự trong vụ án là Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á. Những thành phần khác được triệu tập đến phiên tòa với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án gồm: Công ty TNHH Khoa học Hợp Nhất; Cục Tài chính – Bộ Quốc phòng; Trung tướng Nguyễn Viết Lượng (cựu Chính ủy Học viện Quân y); Thiếu tướng Hoàng Văn Lương (cựu Phó Giám đốc Học viện Quân y)…
Bị cáo Phan Quốc Việt (Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á).
Bị cáo Hồ Anh Sơn (SN 1976, cựu Thượng tá, cựu Phó Giám đốc Viện nghiên cứu y dược học quân sự, Học viện Quân Y) bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” .
Ba bị cáo Nguyễn Văn Hiệu (SN 1967, cựu Đại tá, cựu Trưởng phòng Phòng trang bị – vật tư, Học viện Quân Y); Ngô Anh Tuấn (SN 1980, cựu Thiếu tá, cựu Trưởng phòng Phòng Tài chính, Học viện Quân Y) và Lê Trường Minh (SN 1982, cựu Thiếu ta, cựu Trưởng ban Ban hóa dược, Phòng trang – bị vật tư, Học viện Quân Y) cùng bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Bị cáo Phan Quốc Việt và một số bị cáo trong vụ án Việt Á.
Bị cáo Phan Quốc Việt (SN 1980, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á) bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Bị cáo Vũ Đình Hiệp (SN 1986, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á) bị truy tố về tội “Vi phạm đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Video đang HOT
Bị cáo Trịnh Thanh Hùng (SN 1966, cựu Phó Vụ trưởng Vụ khoa học và công nghệ các ngành kinh tế – kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ) bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Còn theo thông tin từ TAND TP Hà Nội, Tòa đã ra quyết định xét xử các bị cáo trong vụ án Việt Á từ ngày 3/1/2024. Trong số các bị cáo hầu tòa có 3 cựu Ủy viên Trung ương Đảng là các bị cáo Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế), Chu Ngọc Anh (cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ), Phạm Xuân Thăng (cựu Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương)
Lộ diện nhân vật khiến lãnh đạo Bộ Y tế phải nể mặt trong vụ Việt Á
Dù chỉ là một chuyên viên của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, nhưng người phụ nữ có mối quan hệ "khủng" khiến quan chức cấp cao ngành y tế phải nể mặt trong vụ án Việt Á.
Trong 38 bị can bị đề nghị truy tố vụ kit test Việt Á, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy (56 tuổi), cựu chuyên viên Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam, và Nguyễn Bạch Thùy Linh (45 tuổi), Giám đốc Công ty TNHH MTV SNB Holdings, cùng bị cáo buộc phạm tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.
2 bị can Nguyễn Bạch Thùy Linh (trái) và Nguyễn Thị Thanh Thủy. Ảnh CÔNG AN CUNG CẤP
Phi vụ "hoa hồng" từ 1 triệu USD kit test
Theo kết luận điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, 2 bị can Thủy và Linh vốn có quan hệ quen biết với Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc Công ty CP công nghệ Việt Á (sau đây gọi tắt là Công ty Việt Á).
Giữa tháng 3.2020, các bị can Thủy và Linh chủ động gặp bị can Việt để thỏa thuận. Hai bên thống nhất Công ty Việt Á sẽ nhận bị can Thủy làm đại lý cấp 1 độc quyền xuất khẩu kit test Việt Á, thông qua Công ty Giang San (do bị can Linh và chồng đứng tên sở hữu).
Phía Công ty Việt Á sẽ chi cho bị can Thủy 40% giá trị kit test xuất khẩu. Đổi lại, nữ chuyên viên phải giúp công ty thuận lợi trong việc được cấp số đăng ký lưu hành, chứng chỉ CE và CFS để đủ điều kiện xuất khẩu kit test.
Ít tuần sau, thông qua một người quen, các bị can Thủy và Linh biết được một công ty nước ngoài đang có ý định ủng hộ Chính phủ Việt Nam số hàng hóa trị giá 1 triệu USD nhằm phòng, chống dịch.
Ngay lập tức, cả hai nhờ người này trao đổi với lãnh đạo công ty nước ngoài nêu trên, đề nghị mua 1 triệu USD kit xét nghiệm do Công ty Việt Á sản xuất.
Sau khi được đề xuất, công ty nước ngoài này đã đồng ý đề nghị trên kèm theo điều kiện phải có thư cảm ơn hoặc đại diện Chính phủ có mặt tại buổi lễ tiếp nhận ủng hộ, nhằm tăng uy tín của công ty tại thị trường Việt Nam.
Đối mặt với yêu cầu từ phía đối tác, ông Phan Quốc Việt nhận thấy không thể đáp ứng nên quyết định nhờ bà Thủy "can thiệp, tác động đến lãnh đạo các bộ, ngành có thư cảm ơn của Chính phủ hoặc đại diện Chính phủ có mặt tại buổi lễ tiếp nhận ủng hộ". Quyền lợi mà các bị can Thủy và Linh nhận được là "hoa hồng" 40% như thỏa thuận ban đầu.
Ngày 2.4.2020, Công ty Việt Á ký hợp đồng bán 40.000 test cho công ty nước ngoài nêu trên, trị giá 1 triệu USD, tương đương hơn 23 tỉ đồng.
5 ngày sau, Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức lễ tiếp nhận. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo của cơ quan này và ông Nguyễn Thanh Long (khi đó là Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế), theo đúng yêu cầu của phía công ty nước ngoài.
Bị can Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc Công ty Việt Á. Ảnh T.N
Nữ chuyên viên và 2 vụ án lớn
Làm việc với cơ quan điều tra, ông Nguyễn Thanh Long (thời điểm bị khởi tố là Bộ trưởng Bộ Y tế) khai rằng, ông biết bị can Thủy có mối quan hệ rộng với người có chức vụ, quyền hạn. Vì thế, khi bị can Thủy gọi điện nhờ ông Long có mặt tại buổi lễ tiếp nhận ủng hộ, ông đã nhận lời.
Ngoài nhận lời tham gia, ông Long còn cho số điện thoại, bảo bị can Thủy liên hệ với lãnh đạo Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bố trí thời gian tham dự.
Quá trình chuẩn bị diễn ra buổi lễ, bị can Thủy còn gọi điện cho thư ký của ông Long, để nhắc lịch cho bộ trưởng.
Việc mua bán, trao nhận đúng như mong muốn của các bên. Bị can Phan Quốc Việt chỉ đạo nhân viên chuyển hơn 8 tỉ đồng tiền "hoa hồng" cho nhóm bị can Thủy và Linh, thông qua một nhân viên của Công ty Giang San.
Số tiền này, cơ quan điều tra cáo buộc bị can Thủy hưởng lợi 2 tỉ đồng, bị can Linh hưởng lợi hơn 6 tỉ đồng còn lại.
Trong số 2 nữ bị can nêu trên, bà Thủy đang bị truy cứu hình sự trong vụ án khác xảy ra tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Theo đó, bà Thủy và ông Nguyễn Đức Thái, cựu Chủ tịch HĐTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, cùng bị khởi tố về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Cơ quan điều tra xác định, nhóm cựu cán bộ Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, thông đồng với nhà thầu trong việc mua sắm giấy in phục vụ in ấn sách giáo dục.
Kiểm soát quyền lực nhìn từ vụ Việt Á Cơ quan điều tra Bộ Công an kiến nghị Bộ KH-CN và Bộ Y tế nâng cao năng lực kiểm soát quyền lực người đứng đầu. Vậy phải nâng cao như thế nào? Những sai phạm "tày trời" trong vụ án Việt Á được sự "hậu thuẫn" bởi nhóm quan chức cao nhất tại Bộ Y tế và Bộ KH-CN, đó là 2...