Ngày 26/6 sẽ chính thức thông tàu qua cầu Ghềnh
Bắt nhịp cầu là công đoạn quan trọng cuối cùng trong quá trình thi công cầu Ghềnh. Dự kiến, ngày 26/6 tới sẽ chính thức thông tàu qua cầu Ghềnh.
Cầu Ghềnh mới đang được đẩy nhanh tiến độc xây dựng. (Ảnh: TTXVN)
Ngày 17/6, đơn vị thi công cầu Ghềnh (cầu đường sắt bắc qua sông Đồng Nai, thuộc thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) đã bắt đầu di chuyển nhịp cầu bằng thép đến công trường, sau đó dùng hệ thống cáp cẩu để nâng, đặt vào trụ bê tông.
Đây là công đoạn quan trọng cuối cùng trong quá trình thi công cầu Ghềnh, theo tính toán, 8 ngày nữa việc lắp nhịp sẽ hoàn thành và dự kiến, ngày 26/6 tới sẽ chính thức thông tàu.
Theo NTD
Sự thật phía sau dự án đường nghìn tỷ "né" cây đa trăm tuổi
Trong quá trình thi công, thay vì chặt bỏ cây đa, chủ đầu tư cho quây tôn quanh cây đa và cổng làng để bảo vệ sự nguyên vẹn của cây đa 200 tuổi này.
Để hoàn thành dự án xây dựng đường vành đai 2, đoạn Nhật Tân - Xuân La - Bưởi - Cầu Giấy, Sở Xây dựng Hà Nội đã cấp phép cho đơn vị liên quan chặt hạ 17 cây xà cừ để bảo quản cảnh quan tuyến đường. Dự án này được khởi công xây dựng từ tháng 3/2012, với tổng kinh phí khoảng 6,4 tỉ đồng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, án ngữ ngay chính diện hướng đi lên cầu vượt tại nút giao thông Bưởi qua địa phận phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy, Hà Nội) là cây đa cổ thụ cao hơn 20m, tán rộng hơn 100m với đường kính hơn 2m, 5 - 6 rễ phụ.
Trong quá trình thi công, thay vì chặt bỏ cây đa, chủ đầu tư đã quyết định cho quây tôn quanh cây đa và cổng làng để bảo vệ sự nguyên vẹn của cây đa có bề dày lịch sử này.
Để phục vụ dự án đường nối từ Nhật Tân về Cầu Giấy, Hà Nội phải giải phóng trên 1.500 hộ dân, trong đó có cả những cơ quan tổ chức và các công trình văn hóa.
Tới thời điểm này, dự án vừa chính thức thông xe kỹ thuật và đang gấp rút hoàn thiện những khâu cuối cùng.
Chia sẻ với chúng tôi về cây đa này, ông Lại Bố Trường (70 tuổi, phường Nghĩa Đô) cho hay: Cây đa cổ này không chỉ giống như "di tích" văn hóa của làng mà còn là nhân chứng lịch sử chứng kiến rất nhiều sự đổi thay của làng cả về con người và cuộc sống.
Cây đa ấy cũng gắn với tuổi thơ của không biết bao nhiêu người con của đất Nghĩa Đô. Nó chính là linh hồn của phường nên không thể chặt bỏ. Và tất cả người dân nơi đây đều ủng hộ quyết định của nhà thầu về việc giữ lại cây đa cổ thụ này.
Ông Trường ước tính tuổi đời của cây đa này khoảng 200 năm. Điểm độc đáo của nó là trông giống thế của 1 chú ngựa đang phi, trong đó đầu hướng về phương Nam đuôi hướng về phương Bắc.
Trao đổi với phóng viên, đại diện BQL dự án cho biết, dự án này được lập cách đây 4 - 5 năm, khi đó đơn vị đã tính toán đến phương án tối ưu nhất để bảo tồn những cây đa cổ thụ. Việc giữ lại cây đa này không ảnh hưởng đến giao thông cũng như phát sinh thêm chi phí giải phóng mặt bằng của dự án.
Được biết, trên đường Võ Chí Công thuộc tuyến đường vành đai 2 đoạn từ Bưởi tới cầu Nhật Tân cũng có một cây đa (nằm đối diện bệnh viện Tim Hà Nội - chi nhánh 2) đã được giữ lại, nằm giữa dải phân cách hai làn đường.
Đường nghìn tỷ "né" cây đa trăm tuổi
Tuy nhiên, cây đa trăm tuổi này vẫn được giữ nguyên trạng
Cây đa này giống như một báu vật linh thiêng của làng nên không thể chặt bỏ.
Cây đa ấy cũng gắn với tuổi thơ của không biết bao nhiêu người con của đất Nghĩa Đô
Cây đa có tuổi đời khoảng 200 năm
Theo Người đưa tin
Đang đập bỏ cầu, nam công nhân rơi xuống sông mất tích Rạng sáng 22/12, trong quá trình thi công đập bỏ cầu Đúc Tân An (P.1, TP. Tân An, Long An), một công nhân đã rơi xuống cầu, bị nước cuốn mất tích. Theo ông Phạm Hải Sơn, quản lý thi công, nạn nhân tên Toàn, 30 tuổi quê ở Sóc Trăng. Hiện trường vụ tai nạn "Khoảng 7 giờ 30 sáng, anh Toàn...