Ngày 26/2 tiêm thử nghiệm mũi vắc-xin đầu tiên của giai đoạn 2
Sáng 20/2, Bộ Y tế cho biết không ghi nhận thêm ca mắc mới COVID-19. Trong bối cảnh dịch vẫn diễn biến phức tạp, vắc-xin được đánh giá là vũ khí có thể giúp ngăn chặn đại dịch.
Dự kiến, ngày 26/2, sẽ tổ chức tiêm mũi vắc-xin “made in” Việt Nam đầu tiên của giai đoạn 2 tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An.
Tiêm thử nghiệm vắc-xin Nano Covax giai đoạn 1
Báo cáo với Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam về tình hình, tiến độ sản xuất vắc-xin phòng COVID-19 trong nước tại cuộc họp chiều 19/2, TS Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong giai đoạn 1 với cả 3 mức liều tiêm (25mcg-50mcg và 75mcg) trên 60 người tình nguyện tại Học viện Quân y (Hà Nội), vắc-xin Nano Covax của Công ty Nanogen có kết quả an toàn, không có biến cố bất lợi, nghiêm trọng nào. Đánh giá sơ bộ, vắc-xin có tính sinh miễn dịch tốt. Tuy nhiên, do thời gian ngắn, số lượng mẫu còn nhỏ, nên sự khác biệt giữa 3 mức liều chưa có số liệu chính thức.
TS Quang nhấn mạnh: “Những kết quả nghiên cứu không chỉ phục vụ cho việc sử dụng vắc-xin trong nước mà còn công bố cho quốc tế”. Theo ông Quang, quan điểm phải đảm bảo quy trình khoa học, quá trình nghiên cứu an toàn tuyệt đối cho các đối tượng tham gia. Bên cạnh đó, những dữ liệu liên quan đến khoa học, đảm bảo hướng dẫn chung của thế giới, đặc biệt Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các quy trình nghiên cứu và thực hành lâm sàng tốt.
Sau giai đoạn 1 thử nghiệm, để đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn khoảng 50% thời gian, TS Quang đề xuất không chỉ tổ chức triển khai nghiên cứu tại 1 điểm ở Học viện Quân y mà sẽ phối hợp với Viện Pasteur TP HCM cùng tham gia nghiên cứu, thực hiện tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An.
Video đang HOT
Đến nay, số lượng tình nguyện viên đăng ký nghiên cứu giai đoạn 2 đã đạt gần 1.000 người, trong đó có khoảng 400 tình nguyện viên đăng ký tại Học viện Quân y, hơn 500 người đăng ký tại Bến Lức, Long An.
Dự kiến, ngày 26/2, sẽ tổ chức tiêm mũi vắc-xin đầu tiên của giai đoạn 2 tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Nếu đúng tiến độ, mũi thứ 2 sẽ tiêm vào cuối tháng 3, đến cuối tháng 4/2021 có kết quả nghiên cứu của giai đoạn 2. Từ đó, giai đoạn 3 có thể bắt đầu trong đầu tháng 5/2021. Điều này sẽ thực hiện được nếu các dữ liệu nghiên cứu của giai đoạn 2 đáp ứng được yêu cầu liên quan đến tính an toàn, tính sinh miễn dịch.
Hội đồng của Bộ Y tế thống nhất giai đoạn 2 vẫn triển khai ở nhóm 3 liều (25-50 và 75mcg) để đảm bảo tính khoa học; đồng thời sẽ cộng thêm một nhóm người không tiêm vắc-xin để làm kết quả đối chứng, đánh giá hiệu quả, phân tích khoa học của vắc-xin.
Hai nhóm nghiên cứu của Viện Pasteur TPHCM và Học viện Quân y cam kết, từ nay đến cuối tháng 4/2021 sẽ hoàn thiện toàn bộ nghiên cứu giai đoạn 2 để đến đầu tháng 5/2021 có dữ liệu nghiên cứu, làm cơ sở cho Hội đồng xem xét, có thể chuyển sang giai đoạn 3.
Giai đoạn 3 với cỡ mẫu khoảng từ 10.000 – 15.000 người tình nguyện tham gia, có thể mở rộng lựa chọn đối tượng tham gia để đảm bảo tính phổ rộng hay tính khoa học.
Với tiến độ triển khai như hiện nay, TS Quang hy vọng Việt Nam sẽ mất khoảng 4-5 tháng để kết thúc giai đoạn 3. Như vậy, so với tiến độ ban đầu, Bộ Y tế đã phối hợp với các đơn vị, triển khai, rút ngắn một nửa thời gian nghiên cứu nhưng vẫn đảm bảo các điều kiện liên quan đến tính khoa học, quy trình cũng như dữ liệu về khoa học.
Dịch COVID-19 ở Hải Dương và Đà Nẵng khác nhau thế nào?
Chuyên gia nhận định, dịch COVID-19 ở Hải Dương và Đà Nẵng có rất nhiều điểm khác nhau cần phải lưu ý.
Tại Hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống dịch COVID-19 với các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương diễn ra vào ngày 19/2, tiến sĩ Đặng Quang Tấn - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), so với Đà Nẵng, dịch ở Hải Dương có phần phức tạp và khác biệt hơn.
Bởi tổng số ca mắc hiện nay của địa phương này đã vượt xa Đà Nẵng (389 ca) do nhiễm biến chủng B.1.1.7. Số trường hợp F1 cần cách ly của Hải Dương cũng rất cao, lên tới hơn 14.000 người, ngay từ đầu đã phải cách ly 2.340 công nhân.
Số ca mắc trung bình trong 20 ngày đầu tiên của Hải Dương là 20 ca/ngày, trong khi Đà Nẵng chỉ 15 ca/ngày. Ngày nhiều nhất tại Hải Dương ghi nhận 77 ca, Đà Nẵng chỉ là 45 ca.
(Ảnh minh hoạ)
Trong 2 tuần đầu tiên, số ca mắc tại Đà Nẵng đã có xu hướng giảm trong khi Hải Dương đến nay qua 3 tuần vẫn chưa rõ, đồng thời xuất hiện thêm các ổ dịch trong cộng đồng.
Trong đợt dịch lần 2, Đà Nẵng mất 36 ngày để khoanh vùng và dập được dịch, còn Hải Dương đã qua 22 ngày nhưng số ca mắc vẫn rất cao. Thậm chí, 2 ngày nay, mỗi ngày vẫn ghi nhận 18 ca mắc.
Theo ông Tấn, tính tới sáng 19/2, Hải Dương có 575 ca bệnh, toàn bộ 12/12 huyện của tỉnh đều ghi nhận ca mắc COVID-19. Trung bình, mỗi ngày Hải Dương có 24 bệnh nhân, ngày nhiều nhất có tới 45 ca bệnh.
Các ổ dịch lớn bao gồm TP. Chí Linh, huyện Cẩm Giàng, thị xã Kinh Môn, huyện Nam Sách và TP. Hải Dương.
Ông Tấn cũng nhận định, trong thời gian tới, tình hình dịch tại Hải Dương vẫn còn phức tạp, có khả năng vẫn tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc mới. Do thời gian sau kỳ nghỉ Tết, người dân từ các địa phương quay trở lại làm việc, nguy cơ phát hiện các trường hợp bệnh mới trong cộng đồng vẫn luôn thường trực, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM.
Ngoài Hải Dương, các ổ dịch lớn như Hà Nội, TP.HCM và Quảng Ninh cơ bản đã được kiểm soát. Các ổ dịch khác gồm Hải Phòng, Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang và Gia Lai không ghi nhận ca mắc trong vòng từ 7-20 ngày qua.
Bác sĩ Chợ Rẫy lên đường hỗ trợ Hải Dương dập dịch Covid-19 Đội phản ứng nhanh của Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) sẽ chi viện cho "tâm dịch" Hải Dương đến khi Covid-19 tại đây được kiểm soát. Sáng 20/2, TS.BS Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), cho biết theo chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Bệnh viện Chợ Rẫy đã điều nhân lực và trang...