Ngày 26-10, Nga có số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất, sẽ đóng cửa toàn quốc
Ngày 26-10, Nga ghi nhận thêm 1.106 ca tử vong vì COVID-19 trong vòng 24 giờ, nhiều nhất kể từ khi đại dịch bùng nổ.
Chính phủ nước này đã phải tái áp đặt các quy định phong tỏa một phần vì số ca nhiễm mới tăng cao gần đây.
Nhân viên y tế tại thành phố Volzhsky, Nga, di chuyển một bệnh nhân COVID-19 – Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin Reuters, chỉ trong vòng 8 ngày gần đây đã có hết 6 ngày số ca nhiễm tại Nga lập kỷ lục mới.
Lực lượng chuyên trách COVID-19 của quốc gia này đã ghi nhận 36.446 ca COVID-19 mới trong ngày 26-10, giảm nhẹ so với 37.930 ca của một ngày trước đó.
Nga sẽ bắt đầu đóng cửa các cơ sở làm việc trên toàn quốc từ tuần đầu tiên của tháng 11.
Video đang HOT
Riêng thủ đô Matxcơva sẽ áp đặt phong tỏa một phần từ ngày 28-10, chỉ cho phép nhà thuốc và siêu thị hoạt động. Đây sẽ là biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt nhất Matxcơva áp dụng kể từ tháng 6-2020.
Từ ngày 25-10, các trường học tại Matxcơva đã đóng cửa. Người trên 60 tuổi chưa tiêm chủng tại đây cũng được yêu cầu ở nhà trong vòng 4 tháng.
Chính phủ Nga cho rằng tốc độ tiêm chủng chậm chạp là nguyên nhân khiến tình hình dịch bệnh diễn biến xấu đi.
Hồi tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố ngày 30-10 và 7-11 sẽ là hai ngày nghỉ có lương. Ông Putin cũng cho biết các khu vực có thể mở rộng chương trình này hoặc bắt đầu sớm hơn tùy vào tình hình dịch bệnh.
Hãng tin TASS cho biết 6 vùng tại Nga, bao gồm Samara và Perm ở phía đông Matxcơva, đã bắt đầu các ngày nghỉ có lương từ ngày 25-10.
WHO cảnh báo thế giới chuẩn bị cho đợt bùng phát Covid-19 lớn hơn
Quan chức Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo thế giới sẽ ghi nhận nhiều ca mắc Covid-19 hơn và các nước cần chuẩn bị hệ thống y tế để đối phó cũng như sống chung với virus.
Takeshi Kasai, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương (Ảnh: WHO).
"Ngay cả khi chúng ta đã nỗ lực hết sức, giờ đây có vẻ như virus sẽ không biến mất sớm trên toàn cầu", Takeshi Kasai, Giám đốc WHO khu vực Tây Thái Bình Dương, phát biểu tại cuộc họp ở Himeji, Nhật Bản hôm 25/10.
"Ngoài việc tiếp tục triển khai vaccine, thực hiện các biện pháp xã hội và sức khỏe cộng đồng có mục tiêu, chúng ta cần chuẩn bị cho việc số ca nhiễm sẽ tăng đột biến, đồng thời đảm bảo hệ thống y tế được chuẩn bị tốt để xử lý và giảm thiểu những tác động về xã hội do chúng gây ra", ông Kasai nói với các phóng viên.
Ông Kasai cho biết, WHO đã làm việc với các quốc gia trên khắp khu vực Tây Thái Bình Dương để chuẩn bị cho kịch bản Covid-19 sẽ trở thành dịch bệnh đặc hữu. Theo đó, ở thời kỳ hậu đại dịch, căn bệnh này sẽ không biến mất hoàn toàn, nhưng các cộng đồng sẽ tìm cách kiểm soát các mối đe dọa của nó đối với cuộc sống hàng ngày.
Quan chức WHO cũng cho biết, các quốc gia nên quyết định cách xử lý các tình huống của riêng mình dựa trên đánh giá rủi ro cẩn trọng, đồng thời hiểu rằng "lằn ranh đỏ" kéo dài sẽ khiến các bệnh viện quá tải. Ông Kasai chỉ ra các biện pháp can thiệp "thích ứng, điều chỉnh và duy trì" để đối phó với virus, đồng thời cho phép nền kinh tế và cuộc sống của người dân trở lại bình thường.
Theo ông Kasai, một thực tế "ngày càng rõ ràng" là các quốc gia trên thế giới sẽ cần chuyển trọng tâm sang sống chung với Covid-19.
"Điều này không có nghĩa là từ bỏ các biện pháp kiểm soát virus, mà là tập trung vào việc giảm thiểu nguy cơ về lâu dài, cũng như làm tất cả những gì có thể để hạn chế biến chủng nguy hiểm hơn xuất hiện", ông Kasai nói thêm.
Các quốc gia cần bảo vệ những người dễ bị tổn thương, tránh để hệ thống y tế bị quá tải thông qua việc tiêm chủng, các biện pháp y tế và xã hội, mở rộng năng lực hệ thống y tế, tăng cường phát hiện sớm và phản ứng có mục tiêu đối với các đợt bùng phát và thực hiện "cách tiếp cận dựa trên rủi ro" để ngăn các ca nhiễm nhập cảnh.
Một số quốc gia trong khu vực Thái Bình Dương gần đây đã chủ trương bắt đầu nới lỏng kiểm soát biên giới hoặc điều chỉnh chính sách "Không Covid". Trung Quốc, quốc gia đang chiến đấu với đợt bùng phát dịch ngày càng tăng ở các tỉnh phía bắc, vẫn cố gắng ngăn chặn hoàn toàn virus.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 24/10 nhận định với gần 50.000 người chết vì Covid-19 mỗi tuần trên thế giới, đại dịch "còn lâu mới kết thúc". Theo ông Tedros, "chúng ta có tất cả công cụ cần thiết, bao gồm các công cụ y tế hiệu quả, nhưng thế giới vẫn chưa sử dụng tốt những công cụ đó".
Trước đó, Tiến sĩ Bruce Aylward, lãnh đạo cấp cao của WHO, ngày 20/10 cho biết đại dịch Covid-19 có thể sẽ tiếp tục kéo dài đến năm 2022 do các nước nghèo không nhận được số vaccine cần thiết. Ông Aylward kêu gọi các nước giàu nhường cơ hội mua vaccine để các công ty dược phẩm có thể ưu tiên phân phối vaccine cho các quốc gia có thu nhập thấp.
Ông Tedros cho biết WHO đã đặt mục tiêu tiêm chủng cho 40% dân số thế giới vào cuối năm nay. Ông cho rằng mục tiêu này có thể đạt được, nhưng với điều kiện các quốc gia và các công ty kiểm soát nguồn cung vaccine phải thực hiện đúng cam kết của họ.
Tiến sĩ Anthony Fauci, nhà dịch tễ học hàng đầu nước Mỹ, cho rằng thế giới có thể bắt đầu kiểm soát được đại dịch Covid-19 vào mùa xuân tới, trong khi giám đốc điều hành của hãng dược Moderna và Pfizer nhận định đại dịch có thể kết thúc sau một năm nữa.
Các nước triển khai tiêm liều thứ 3 vaccine Covid-19 ra sao? Nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu hoặc chuẩn bị triển khai tiêm chủng vaccine Covid-19 mũi tăng cường, mặc dù hiện vẫn còn có những ý kiến khác nhau trong cộng đồng khoa học về việc này. Một số nghiên cứu chỉ ra, hiệu quả của vaccine Covid-19 có thể giảm dần theo thời gian (Ảnh: Getty). Theo thống kê của...