Ngày 23-7 tuyên án cựu chủ tịch xã cố ý làm trái
Sau phần tranh luận HĐXX TAND huyện Ea Súp cho biết sẽ nghị án kéo dài và tiến hành tuyên án vào sáng ngày 23-7.
Ngày 17-7, HĐXX TAND huyện Ea Súp (Đắk Lắk) tiếp tục phiên tòa sơ thẩm bị cáo Nguyễn Hữu Quảng (cựu chủ tịch UBND xã Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp) về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Tại phiên tòa, luật sư bào chữa cho bị cáo Quảng đặt câu hỏi về tính pháp lý đối với ba bản kết luận giám định tài chính trong vụ án.
Bị cáo Nguyễn Hữu Quảng tại tòa. Ảnh HT
Theo đó, bà Huỳnh Thị Hà được bổ nhiệm giám định viên trong năm 2019. Tuy nhiên trước đó bà Hà đã ký ba bản kết luận giám định tài chính, tức là các văn bản giám địnhđược bà Hà ký trong lúc chưa phải là giám định viên tư pháp về tài chính. Luật sư cho rằng, ba văn bản kết luận giám định không có giá trị pháp lý.
Đại diện VKS tại tòa cho rằng giám định viên ký kết luận thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nhưng không nhận định kết luận giám định trên có giá trị pháp lý hay không. Ngoài ra, đại diện VKS cũng đưa ra những văn bản cho rằng, bị cáo Quảng đã lập khống chứng từ, chi sai quy định…
Luật sư cũng đề cập đến việc đại diện VKS đã rút truy tố đối với số tiền 141 triệu trong cáo trạng đối với bị cáo Quảng do không có cơ sở. Theo luật sư khi kết luận điều tra bổ sung làm thay đổi nội dung có lợi cho bị cáo thì VKS phải thay đổi cáo trạng về nội dung, chứ không chỉ thay đổi số và ngày ký cáo trạng…
Tại tòa, bị cáo Quảng tự bào chữa, phản bác những truy tố của cơ quan tố tụng. Bị cáo đề nghị HĐXX căn cứ hồ sơ chi để xác định việc nào chi đúng (toàn bộ hay đúng một phần) thì xem xét bỏ ra khỏi hồ sơ vụ án. Khoản chi nào sai, sai như thế nào, ai sai, sai nhằm mục đích gì… đề nghị tòa làm sáng tỏ.
Dự kiến 23-7 sẽ tuyên án đối với bị cáo Nguyễn Hữu Quảng.
Đối với một số khoản chi như hỗ trợ rà soát hộ nghèo, bị cáo cho rằng chi đúng đối tượng và thẩm quyền. Với số tiền hỗ trợ đội thu thuế trong năm 2014, sự việc này diễn ra thực tế, nhưng ai là người ký nhận và số tiền này hiện nay đang ở đâu. Ngoài ra, bị cáo cũng đề nghị làm rõ chữ ký trong các phiếu nhận tiền trong việc hỗ trợ giải phóng mặt bằng.
Riêng với số tiền chi cho việc cán bộ làm ngoài giờ, bị cáo cho rằng việc này diễn ra trên thực tế nên không thể nói là chi khống…
Với việc ký chi tiền cho việc tiêu hủy gia cầm bị H5N1, theo bị cáo thì mình ký chi đúng thẩm quyền, còn việc tiền đến tay người nhận không là giữa người chi với người nhận, không thiệt hại ngân sách…
HĐXX TAND huyện Ea Súp cho biết sẽ kéo dài thời gian nghị án và sẽ tuyên án vào sáng 23-7.
Trước đó PLO đã thông tin, tại phiên tòa vào ngày 15, 16-7, bị cáo Quảng và luật sư đề nghị HĐXX triệu tập hai giám định viên là bà Huỳnh Thị Hà và ông Nguyễn Tấn Thành đến tòa để làm rõ nhiều vần đề.
Nội dung vụ án
Theo cáo trạng, năm 2012, Nguyễn Hữu Quảng giữ chức chủ tịch UBND xã Ya Tờ Mốt, đã duyệt ký chi số tiền 141.175.000 đồng nhưng trong đó không có nội dung chi, chi trùng, chi sai quy định…đến năm 2014, ông Quảng chỉ đạo kế toán lập chứng từ khống, quyết toán chi số tiền 57.180.000 đồng từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của Ngân sách xã cho việc chi hỗ trợ nhà trường 8/3, chi hỗ trợ xăng xe cho đội thu thuế của xã, chi kinh phí rà soát hộ nghèo, kinh phí giải phóng mặt bằng…
Tháng 6-2014, ông Quảng ký hợp đồng với ông Nguyễn Trọng Tài (TP Đà Nẵng) về việc sáng tác tên ca khúc Ya Tờ Mốt yêu thương với kinh phí 35.000.000 đồng, tuy nhiên các chứng từ thanh toán cho việc sáng tác bài hát không được kho bạc nhà nước chấp nhận. Vì thế ông Quảng đã chỉ đạo lập khống chứng từ để thanh toán số tiền này vào kinh phí chi tuần tra kiểm soát bảo vệ rừng năm 2015 với số tiền 35.060.000 đồng.
Năm 2014, 2015, bị cáo Quảng đã ký duyệt, lập khống các chứng từ, đề nghị thanh toán tiền chế độ làm thêm ngoài giờ năm 2014 với số tiền 21.052.000 đồng, tiền thanh toán chế độ làm thêm ngoài giờ năm 2015 là 40.590.000 đồng. Quảng chỉ đạo lập khống chứng từ chi cho việc tổ chức “đêm hội trăng rằm 2015 với số tiền 10 triệu đồng. Năm 2014, UBND xã không tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết nhưng Quảng chỉ đạo kế toán lập khống chứng từ chi kinh phí với số tiền 25.100.000 đồng. Ngoài ra, Quảng còn lập khống chứng từ chi thanh toán ngày công tiêu hủy đàn gia cầm bị H5N1…
Như vậy, năm 2012, 2014 và 2015, ông Quảng đã lập khống, duyệt, ký chi thanh toán các chứng từ không đúng quy định, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước hơn 333 triệu đồng.
Trong chiều 17-6, VKSND huyện Ea Súp đã rút một phần truy tố đối với số tiền 141.175.000 đồng, còn lại số tiền hơn 192 triệu đồng vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố đối với bị cáo Quảng về tội cố ý làm trái tquy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo khoản 1 Điều 165 BLHS. Đồng thời, đại diện VKS cũng đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Quảng với mức án 2 – 2,5 năm tù.
Rút một phần truy tố với Chủ tịch xã gây thiệt hại ngân sách hơn 300 triệu đồng
Một cựu chủ tịch xã ở Đắk Lắk bị xét xử vì lập khống, duyệt, ký chi các chứng từ không đúng quy định, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước hơn 333 triệu đồng.
Ký chi là đúng pháp luật, đúng thẩm quyền...
Ngày 16/7, TAND huyện Ea Súp (Đắk Lắk) tiếp tục mở phiên toà xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Nguyễn Hữu Quảng (cựu Chủ tịch UBND xã Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp) về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Bị cáo Quảng bị xét xử vì liên quan đến sai phạm trong những năm 2012, 2014 và 2015 khi đã lập khống, duyệt, ký chi thanh toán các chứng từ không đúng quy định, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hơn 333 triệu đồng.
Bị cáo Nguyễn Hữu Quảng tại phiên xét xử.
Sáng 15/7 là buổi đầu tiên diễn ra phiên toà, tại đây, bị cáo Quảng đề nghị thay đổi vị kiểm sát viên giữ quyền công tố tại tòa đối với ông Nguyễn Đình Phong, vì người này có tên trong số những người mà mình tố cáo. Tuy nhiên, HĐXX TAND huyện Ea Súp không chấp thuận đề nghị này.
Ngoài ra, bị cáo Quảng cũng đề nghị HĐXX triệu tập hai giám định viên liên quan đến vụ việc là ông Nguyễn Tấn Thành và bà Huỳnh Thị Hà (thuộc Sở Tài chính tỉnh Đắk Lắk) vì cho rằng những người này không đủ tư cách giám định vụ việc của ông.
Cụ thể, một vị luật sư đại diện cho bị cáo cho biết: "Bà Hà là người ký các quyết định giám định tài chính với một số trường hợp liên quan đến vụ việc trong năm 2018, kết luận ông Quảng gây ra thiệt hại cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, ngày 11/4/2019 bà Hà mới được UBND tỉnh Đắk Lắk bổ nhiệm Giám định viện, như vậy thì tư cách giám định của bà Hà là không đủ, nhưng cáo trạng vẫn căn cứ vào kết luận do ông Thành và bà Hà ký để truy tố bị cáo là không phù hợp".
Tuy nhiên, đến chiều nay (16/7), hai giám định viên vẫn không có mặt tại phiên tòa. Theo đại diện HĐXX, tòa tiến hành xét xử trong ba ngày và đã có triệu tập đối với hai giám định nói trên. Nếu trường hợp khi có văn bản, hoặc giám định lại hay giám định bổ sung sẽ được cung cấp cho luật sư.
Tại phiên tòa, bị cáo Quảng cho rằng bản thân không chỉ đạo ai lập chứng từ khống để chi cho việc khác, không mua quà biếu, không bỏ phong bì giao dịch. Việc ông ký chi những khoản có trong cáo trạng là ký đúng pháp luật, đúng thẩm quyền, đúng sự việc, đúng đối tượng. Việc chi đã được Kho bạc nhà nước huyện Ea Súp kiểm soát và đồng ý chi. Do đó, ông cho rằng một số cán bộ tiến hành tố tụng không căn cứ vào chứng cứ mà chỉ căn cứ vào lời khai của người khác để buộc tội ông là không khách quan, không thuyết phục, trái pháp luật.
Nguyên Giám đốc Kho bạc nói không nhận phong bì
Là người được triệu tập tại toà vì có liên quan đến vụ án, cụ thể, bà Lại Thị Mây (kế toán xã thời điểm đấy) đã ký một số chứng từ chi trong các năm 2012, 2014 và 2015 tại xã Ya Tờ Mốt. Tại toà, bà Mây cho rằng việc ký những chứng từ này là do ông Quảng chỉ đạo, nhưng khi luật sư đề nghị cung cấp chứng cứ về việc chỉ đạo này thì bà Mây không đưa được và nói do chỉ đạo bằng miệng.
Đáng nói hơn, những người mà bà Mây kể đến liên quan đến việc được ông Quảng chỉ đạo ký quà cáp, phong bì gồm: Lê Thị Hòa (thủ quỹ), Nguyễn Văn Trung (kế toán viên) và Nguyễn Thị Hồng (nguyên Giám đốc, đều thuộc Kho bạc Nhà nước huyện Ea Súp).
Tuy nhiên, tại phiên tòa, các ông bà trên đã phủ nhận lời khai và khẳng định mình không nhận bất kỳ quà cáp hay phong bì từ bà Mây cũng như UBND xã Ya Tờ Mốt.
VKSND huyện Ea Súp rút một phần truy tố đối với bị cáo Quảng.
Bên cạnh đó, một điều dư luận thắc mắc rằng, kết quả điều tra của Cơ quan CSĐT Công an huyện Ea Súp xác định ông Quảng cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, với số tiền hơn 190 triệu đồng. Đến khi chuyển hồ sơ qua VKSND huyện Ea Súp truy tố, thì cơ quan này không hiểu vì lý do gì lại đưa thêm số tiền 141 triệu đồng chi trong năm 2012 vào, nâng tổng số tiền gây thiệt hại lên hơn 333 triệu đồng.
Qua nhiều lần giữ quan điểm truy tố thì trong phiên tòa chiều 16/7, VKSND huyện Ea Súp bất ngờ rút một phần truy tố đối với số tiền 141 triệu đồng nói trên, còn lại số tiền hơn 192 triệu đồng vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố đối với bị cáo Nguyễn Hữu Quảng.
Đồng thời, đại diện VKS cũng đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Quảng với mức án 2 - 2,5 năm tù.
Phiên toà dự kiến kết thúc vào ngày 17/7.
Theo cáo trạng, năm 2012, Nguyễn Hữu Quảng giữ chức Chủ tịch UBND xã Ya Tờ Mốt, đã duyệt ký chi số tiền 141.175.000 đồng nhưng trong đó không có nội dung chi, chi trùng, chi sai quy định.
Năm 2014, chỉ đạo kế toán lập chứng từ khống, quyết toán chi số tiền 57.180.000 đồng cho việc chi hỗ trợ nhà trường 8/3, chi hỗ trợ xăng xe cho đội thu thuế của xã, chi kinh phí rà soát hộ nghèo, kinh phí giải phóng mặt bằng.
Tháng 6/2014, ký hợp đồng với ông Nguyễn Trọng Tài (TP Đà Nẵng) về việc sáng tác tên ca khúc Ya Tờ Mốt yêu thương với kinh phí 35.000.000 đồng, tuy nhiên các chứng từ thanh toán cho việc sáng tác bài hát không được kho bạc nhà nước chấp nhận. Vì thế, ông Quảng đã chỉ đạo lập khống chứng từ để thanh toán số tiền này vào kinh phí chi tuần tra kiểm soát bảo vệ rừng năm 2015 với số tiền 35.060.000 đồng.
Năm 2014, 2015, ký duyệt, lập khống các chứng từ, đề nghị thanh toán tiền chế độ làm thêm ngoài giờ năm 2014 với số tiền 21.052.000 đồng, tiền thanh toán chế độ làm thêm ngoài giờ năm 2015 là 40.590.000 đồng; chỉ đạo lập khống chứng từ chi cho việc tổ chức "đêm hội trăng rằm 2015 với số tiền 10 triệu đồng.
Năm 2014, UBND xã không tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết nhưng Quảng chỉ đạo kế toán lập khống chứng từ chi kinh phí với số tiền 25.100.000 đồng.
Ngoài ra, Quảng còn lập khống chứng từ chi thanh toán ngày công tiêu hủy đàn gia cầm bị H5N1.
Như vậy, năm 2012, 2014 và 2015, ông Quảng đã lập khống, duyệt, ký chi thanh toán các chứng từ không đúng quy định, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước hơn 333 triệu đồng.
Video: Cựu chủ tịch xã bị xét xử vì làm thất thoát ngân sách nhà nước hơn 300 triệu đồng
Xét xử vụ hỗn chiến giành đất rừng: Nhiều bị cáo bật khóc vì được mẹ bị hại xin giảm án Trong vụ hỗn chiến giành đất rừng ở Ea Súp, con bà Độ đã bị thương tật đến 77% nhưng người mẹ này vẫn xin giảm án cho các bị cáo. Những lời gan ruột của bà khiến các bị cáo bật khóc. Ngày 27/5, tại trụ sở TAND tỉnh Đắk Lắk, TAND Cấp cao tại Đà Nẵng đã mở phiên tòa phúc...