Ngày 22/4: Có 11.160 ca COVID-19 mới; Đã tiêm 232.567 liều vaccine cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 22/4 của Bộ Y tế cho biết có 11.160 ca mắc COVID-19 tại 59 tỉnh, thành; giảm gần 1.000 ca so với hôm qua.
Đến nay, Việt Nam đã tiêm 232.567 mũi 1 vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi.
Thông tin các ca mắc COVID-19 mới:
- Tính từ 16h ngày 21/4 đến 16h ngày 22/4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.160 ca nhiễm mới, trong đó 0 ca nhập cảnh và 11.160 ca ghi nhận trong nước (giảm 869 ca so với ngày trước đó) tại 59 tỉnh, thành phố (có 8.015 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (980), Phú Thọ (761), Bắc Giang (539), Quảng Ninh (510), Nghệ An (489), Vĩnh Phúc (458), Yên Bái (452), Lào Cai (389), Hải Dương (373), Bắc Kạn (357), Tuyên Quang (352), Đắk Lắk (346), Thái Nguyên (309), Gia Lai (304), Sơn La (273), Thái Bình (255), Nam Định (225), Quảng Bình (222), Hưng Yên (220), Cao Bằng (210), Bà Rịa – Vũng Tàu (197), Lâm Đồng (194), Lạng Sơn (189), Bắc Ninh (176), Ninh Bình (169), Hà Giang (169), Hòa Bình (160), Hà Tĩnh (147), Hà Nam (137), Điện Biên (130), Đà Nẵng (126), Lai Châu (108), Bình Định (102), Tây Ninh (99), Bình Phước (97), TP. Hồ Chí Minh (93), Vĩnh Long (90), Phú Yên (81), Quảng Trị (80), Bến Tre (75), Quảng Nam (70), Đắk Nông (69), Cà Mau (64), Quảng Ngãi (63), Thanh Hóa (57), Bình Dương (33), Khánh Hòa (32), Bình Thuận (29), Long An (27), Thừa Thiên Huế (23), Bạc Liêu (13), An Giang (9), Trà Vinh (6), Kiên Giang (5), Cần Thơ (5), Kon Tum (4), Đồng Nai (4), Đồng Tháp (2), Hậu Giang (2).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đắk Nông (-208), Hải Dương (-111), Gia Lai (-89).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Sơn La ( 273), Vĩnh Phúc ( 44), Điện Biên ( 33).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 13.586 ca/ngày.
Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam đến chiều ngày 22/4.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.544.324 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 106.600 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.536.576 ca, trong đó có 9.076.448 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.537.814), TP. Hồ Chí Minh (607.793), Nghệ An (478.198), Bình Dương (383.101), Bắc Giang (382.069).
Video đang HOT
Tình hình điều trị COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 2.338 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 9.079.265 ca
2. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 822 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 533 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 173 ca
- Thở máy không xâm lấn: 30 ca
- Thở máy xâm lấn: 84 ca
- ECMO: 2 ca
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Từ 17h30 ngày 21/4 đến 17h30 ngày 22/4 ghi nhận 7 ca tử vong tại: Đồng Nai (2), Phú Thọ (2), Bến Tre (1), Hà Tĩnh (1), Kon Tum (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 11 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.998 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.478.512 mẫu tương đương 85.776.230 lượt người, tăng 2.525 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
1,3 triệu người Việt Nam đã có hộ chiếu vaccine; Cách nào để kiểm tra?
Bộ Y tế: Người đứng đầu cơ sở tiêm chủng chịu trách nhiệm nếu ảnh hưởng đến việc cấp hộ chiếu vaccine của người dân
Bộ Y tế “nhắc” các địa phương quyết liệt tăng cường tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3 cho người trên 18 tuổi
Trong ngày 21/4 có 723.940 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 211.284.125 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 193.736.289 liều: Mũi 1 là 71.426.692 liều; Mũi 2 là 68.588.396 liều; Mũi 3 là 1.505.741 liều; Mũi bổ sung là 15.127.284 liều; Mũi nhắc lại là 37.088.176 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.315.269 liều: Mũi 1 là 8.867.879 liều; Mũi 2 là 8.447.390 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 232.567 liều (mũi 1).
Hoạt động của ngành y tế trong ngày
- Trên cơ sở Kế hoạch đáp ứng và phòng chống nhằm kết thúc tình trạng khẩn cấp của đại dịch COVID-19 trong năm 2022 được Tổ chức Y tế Thế giới ban hành ngày 31/3/2022, tham khảo kế hoạch đáp ứng của một số quốc gia và thực tiễn tình hình dịch bệnh tại Việt Nam; Bộ Y tế tiến hành xây dựng dự phòng dự thảo Phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch COVID-19 năm 2022-2023.
- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19″ và tạo điều kiện cho người nhập cảnh Việt Nam, Bộ Y tế tiến hành đề nghị các đơn vị, địa phương cho ý kiến về phương án điều chỉnh việc khai báo y tế tại cửa khẩu.
- Tiếp tục chỉ đạo các địa phương tiêm mũi 2 cho trẻ em từ 12-18 tuổi trong tháng 4; hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi trong quý 2 và xây dựng kế hoạch tiêm mũi 4 cho đối tượng cần.
Số ca mắc COVID-19 trên thế giới
- Cả thế giới có 507.934.419 ca nhiễm, trong đó 460.333.502 ca khỏi bệnh; 6.236.930 ca tử vong và 41.363.987 ca đang điều trị (41.785 ca diễn biến nặng).
- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 823.887 ca, tử vong tăng 4.286 ca.
- Châu Âu tăng 437.050 ca; Bắc Mỹ tăng 88.859 ca; Nam Mỹ tăng 23.398 ca; châu Á tăng 210.172 ca; châu Phi tăng 5.469 ca; châu Đại Dương tăng 58.939 ca.
- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 32.623 ca, trong đó: Indonesia tăng 585 ca, Malaysia tăng 5.899 ca, Thái Lan tăng 21.808 ca, Philippines tăng 133 ca, Singapore tăng 3.420 ca, Myanmar tăng 20 ca, Lào tăng 729 ca, Campuchia tăng 26 ca, Đông Timor tăng 3 ca.
TP HCM tính xây 20 dự án nhà cho công nhân
Giai đoạn 2021-2025, chính quyền thành phố dự kiến xây dựng hơn 18.000 căn hộ, tổng vốn hơn 37.600 tỷ đồng, ở các quận huyện đáp ứng nhu cầu công nhân.
Thông tin nêu trong tờ trình Sở Xây dựng gửi UBND TP HCM về kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025 và năm 2021, 2022. Theo kế hoạch này, Sở Xây dựng chia thành phố thành bốn khu vực để phát triển nhà ở xã hội.
Khu nội thành hiện hữu gồm quận 4, 5, 6, 8, 10, 11, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú sẽ đầu tư phát triển 2 dự án nhà ở xã hội phục vụ công nhân, tổng diện tích sàn xây dựng gần 30.000 m2 với 370 căn hộ.
Nhà lưu trú công nhân Thiên Phát ở trong Khu chế xuất Linh Trung II (TP Thủ Đức). Ảnh: Lê Tuyết
Khu nội thành phát triển gồm quận 7, 12, Bình Tân và TP Thủ Đức. Trong đó ba quận 7, 12, Bình Tân sẽ kêu gọi làm 5 dự án nhà cho công nhân diện tích 290.000 m2 với gần 4.000 căn hộ. Riêng TP Thủ Đức sẽ làm 5 dự án nhà ở xã hội diện tích sàn 220.000 m2, với hơn 4.300 căn hộ
Khu ngoại thành gồm Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, Củ Chi và Cần Giờ sẽ phát triển 8 dự án nhà ở với diện tích 546.000 m2 cho khoảng 9.500 căn.
Tổng vốn cho các dự án trên hơn 37.600 tỷ đồng, riêng năm 2021 thành phố cần 200 tỷ đồng, năm 2022 gần 700 tỷ đồng. Nguồn vốn phát triển còn được xã hội hóa từ doanh nghiệp, các hộ gia đình và cá nhân, ngân sách.
Giai đoạn 2016 -2020, TP HCM phát triển gần 15.000 căn hộ trên tổng diện tích hơn 1,2 triệu m2 nhà ở xã hội cho công nhân. Mới đây, thành phố có chủ trương xây một triệu nhà giá rẻ thay thế chung cư cũ, nhà trên kênh rạch, nhà trọ... để công nhân, người thu nhập thấp dễ tiếp cận.
Khảo sát của Liên đoàn lao động TP HCM, khoảng 1,3 triệu lao động, công nhân làm việc ở thành phố có nhu cầu về nhà ở. Hầu hết lao động sống ở phòng trọ diện tích trung bình 14 m2, mức thuê bình quân 1,6 triệu đồng mỗi tháng và khoảng 4 người cùng ở. Công nhân dành 10-15% thu nhập để chi trả chỗ ở.
Hồi cuối tháng 10, TP Thủ Đức khởi công dự án nhà ở xã hội cho công nhân quy mô 1.000 căn hộ, tổng vốn đầu tư khoảng 1.200 tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu sinh sống cho 3.000 người, ở phường Thạnh Mỹ Lợi. Đây là một trong dự án đáp ứng chủ trương TP HCM xây một triệu căn nhà giá rẻ cho công nhân
ĐBQH TP.HCM: Lô hàng cứu trợ về gần 1 tháng chưa lấy ra được, lỗi do ai? Đại biểu Tô Thị Bích Châu (Đoàn ĐBQH TP.HCM) thắc mắc, TP có lô hàng hơn 22.000 lon sữa do kiều bào Australia ủng hộ cho trẻ em nhưng 1 tháng chưa lấy ra được. Sáng 9/11, kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XV tiếp tục phiên thảo luận về kinh tế - xã hội. Phát biểu từ điểm cầu TP.HCM, đại...