Ngày 20/11: “Nghề giáo cần lắm “thức ăn” cho trái tim mình”
“Thực ra nhiều năm rồi tôi đã không còn cảm thấy ngày này có ý nghĩa với mình nữa. Xin đừng xưng tụng chúng tôi một ngày và gièm pha chê trách chúng tôi 364 ngày còn lại”, chuyên gia giáo dục Tô Thụy Diễm Quyên bày tỏ.
Trước thềm 20/11 – ngày nhà giáo Việt Nam, nhiều thầy cô giáo đã có những tâm tư về nghề, về học trò. Thậm chí, không ít thầy cô đã lên tiếng nói không với quà mà phụ huynh học sinh tặng.
Mới đây, bài viết của chuyên gia giáo dục Tô Thụy Diễm Quyên đã khiến không ít người tâm đắc: “Thực ra nhiều năm rồi tôi đã không còn cảm thấy ngày này có ý nghĩa với mình nữa. Xin đừng xưng tụng chúng tôi một ngày và gièm pha chê trách chúng tôi 364 ngày còn lại. Bạn tôi đã từng có bài báo với tiêu đề rất ấn tượng rằng “Đừng gọi nhà giáo là người lái đò có được không?”.
Mỗi thầy cô giáo là một cá thể khác biệt. Có người tốt và có người chưa tốt nhưng đa số chúng tôi rất yêu trẻ và mong muốn hoàn thiện bản thân mỗi ngày. Chúng tôi không cần vinh danh bằng những buổi lễ hoành tráng tốn kém. Chúng tôi chỉ cần được xã hội nhìn nhận công bằng từ những nỗ lực và trí tuệ của mình. Để những nhà giáo ở nơi xa xôi hay thành phố lớn có những cống hiến tuyệt vời phải được ghi nhận.
Và, tôi cũng chạnh lòng khi thấy có những đồng nghiệp của mình làm một khoe 10. Họ bỗng dưng trở thành diễn viên – giáo dục một cách kệch cỡm và họ lại tự hào về vai diễn của mình.
Xin đừng diễn, ít nhất là khi bạn được gọi là người thầy. Xin hãy tự soi rọi vào chính lòng mình để thử xem liệu nghề giáo có khiến cho bạn hạnh phúc không? Nếu câu trả lời là có, xin chúc mừng bạn nhiều hơn bao giờ hết!
Vâng. Thầy cô giáo chúng tôi cần có hạnh phúc để đủ nghị lực làm thay đổi thế giới này bằng giáo dục.
Thân gởi các bạn đồng nghiệp vài dòng tôi viết từ phương xa…”.
Video đang HOT
Chuyên gia giáo dục Tô Thụy Diễm Quyên.
Những lời chia sẻ của chuyên gia giáo dục Tô Thụy Diễm Quyên nhận được nhiều lời bình luận cũng như ủng hộ của người thân, bạn bè, đồng nghiệp.
Chuyên gia giáo dục Tô Thụy Diễm Quyên chia sẻ thêm: “Năm nào cũng vậy, đến ngày 20/11 tôi lại được nghe nhiều người chào tôi bằng câu nói “Sắp 20/11 rồi, cô sướng nhé!”. Và tôi lại sượng sùng đau đớn giấu mặt đi để tránh phải cười đáp lễ…
Vì sao mọi người lại nghĩ rằng tất cả chúng tôi – những người được xã hội gọi là người thầy – sẽ háo hức mong chờ cái ngày mà rất nhiều người xem như “trả nợ quỷ thần” thế nhỉ?….
Ngày nhà giáo, chúng tôi chỉ hạnh phúc, vâng, hạnh phúc tột cùng khi ngày 20/11 lũ trò cũ kéo nhau về ôm lấy chúng tôi mà khoe rằng môn của tôi dạy thì chúng đang là “top” của lớp. Và tôi sẽ xúc động đến trào nước mắt khi chúng âu yếm vuốt tóc tôi: “Con nhớ cô lắm cô à!” và “Mỗi khi tới giờ Hóa con nhớ lại từng câu cô nói ngày xưa…”.
Không phải chúng tôi không cần “quà”! Có những món quà được tặng với mục đích yêu thương và trân trọng đã khiến chúng tôi nhớ mãi…Đó là những món quà giá trị nhất đời tôi mà chúng tôi cần được nhận hơn bất kỳ món quà nào, bởi vì nghề giáo vốn cần lắm “thức ăn” cho trái tim mình…”.
Mai Thu
Theo nguoiduatin
Thầy giáo gây bất mãn vì không xử phạt học sinh trộm đồ của bạn cùng lớp và cái kết đầy ý nghĩa
"Thầy vẫn sẽ chọn giữ lại bạn ấy ở trong lớp, dạy học cho bạn dù cho tất cả các em có rời bỏ thầy đi".
Nghề giáo là một nghề cao quý và những ai theo nghề này không chỉ dạy học trò các bài học trong sách vở mà còn dạy cả đạo làm người thông qua các hành động và lời nói thường ngày của mình.
Người thầy trong câu chuyện hay ho dưới đây cũng vậy: Ông không xử phạt học sinh cá biệt chuyên trộm đồ của các bạn cùng lớp, thậm chí còn tuyên bố nhất quyết giữ lại trong lớp bất kể các học sinh khác có chọn chuyển đi. Và lý do đằng sau đã khiến mọi người bất ngờ vì chứa đựng bài học hay.
Cụ thể, chuyện kể rằng ở một lớp học nọ, học sinh dạo gần đây thường xuyên bị lâm vào cảnh bị mất đồ. Cuối cùng, sau một thời gian dò xét và cẩn thận quan sát, họ đã phát hiện ra thủ phạm - một người "bạn" được liệt vào danh sách cá biệt trong trường.
Tức giận trước hành động vi phạm đạo đức của bạn, hàng loạt học sinh đã lên tiếng báo thầy giáo chủ nhiệm với hy vọng ông sẽ xử phạt kẻ gian thật nặng. Vậy mà bất ngờ thay, thầy lại không nói gì và cũng không có bất kỳ động thái nào cho thấy ông sẽ ra tay trừng trị.
Thế là như cá gặp nước, cậu học trò cá biệt kia cứ thế trộm đồ của bạn vài lần nữa. Đến lúc này, các học sinh khác dường như đã quá bất mãn trước thái độ thờ ơ của thầy chủ nhiệm nên hội ý nhau gửi bảng kiến nghị đến thầy với nội dung: "Hoặc là thầy chọn đuổi học sinh cá biệt ra khỏi lớp, hoặc là bọn em sẽ chuyển lớp".
Nhận được bản kiến nghị, thầy giáo điềm tĩnh triệu tập cuộc họp với tất cả học sinh trong lớp và bắt đầu ôn tồn nói:
"Các em là những học sinh tốt, giỏi giang lễ phép và biết đúng, biết sai. Nếu các em chuyển đi, các em vẫn sẽ dễ dàng hòa nhập ở lớp mới nhanh thôi, nhưng các em có bao giờ nghĩ rằng, người bạn cá biệt của mình sẽ như thế nào nếu bị đuổi không?
Sẽ không ai có thể chấp nhận bạn, bạn thậm chí còn không biết đúng sai vì cứ duy trì hành động trộm cắp của mình kia mà. Duy chỉ có thầy là chấp nhận bạn, do đó thầy vẫn sẽ chọn giữ lại bạn ấy ở trong lớp, dạy học cho bạn dù cho tất cả các em có rời bỏ thầy đi".
Nghe đến đây, tất cả đều nín lặng, nhưng đặc biệt là có một đứa trẻ đã bật khóc - chính là học sinh cá biệt mà thầy đề cập. Cậu bé xúc động trước lời nói của thầy và kể từ đó không bao giờ lặp lại hành động xấu một lần nào nữa. Không lâu sau đó, cậu ta thậm chí còn trở thành một người tài giỏi và nổi tiếng về sự chính trực khi ra trường...
Mọi người thấy đấy, câu chuyện bên trên không chỉ cho chúng ta biết cách mà những người làm nghề giáo dạy học trò các bài học giản dị, sâu sắc đan xen trong những tình huống học đường hàng ngày, mà còn nhắc nhở tất cả rằng:
Đối mặt với những hành vi xấu, nếu chúng ta cứ chăm chăm giải quyết nó bằng các cách thông thường dựa vào lý luận đúng sai trong quan niệm cá nhân như chỉ trích, mắng chửi, cáu gắt, phẫn nộ,... thì có đôi lúc mọi thứ chỉ tạm lắng xuống, phần gốc rễ của vấn đề vẫn luôn còn nằm đó.
Còn nếu chúng ta dùng trái tim, dùng tình người để thấu hiểu và khoan dung thì không chỉ giải quyết được vấn đề mà còn có thể cảm hóa được cả những tâm hồn lầm lạc nhất. Khoan dung không phải là bao che cho cái xấu, khoan dung là cách hữu hiệu nhất để giúp người sai đối diện với điểm xấu của chính mình.
Theo helino
Nguyễn Hữu Lam từ thầy giáo công nghệ thông tin trở thành chuyên gia Marketing online Anh Nguyễn Hữu Lam sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống nghề giáo tại thành phố Cảng - Hải Phòng. Khi bố là hiệu trưởng một trường tiểu học tại địa phương, chị gái cũng là một nhà giáo lâu năm. Chính vì vậy mà ngay từ khi còn nhỏ, anh Lam đã nuôi giấc mơ nối nghiệp...