Ngày 19/6, ông Đinh La Thăng hầu tòa phiên phúc thẩm vụ góp vốn vào Oceanbank
Ngày 19/6 tới đây, TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa phúc thẩm xét xử bị cáo Đinh La Thăng cùng đồng phạm trong vụ án Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam ( PVN) bị thiệt hại 800 tỷ đồng khi góp vốn vao Ngân hang thương mại cổ phần Đai Dương ( OceanBank).
Trước đó, tại án sơ thẩm, TAND TP Hà Nội quyết định tuyên phạt ông Đinh La Thăng – cựu Chủ tịch HĐQT/HĐTV PVN 18 năm tù về tội “ Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Bị cáo Đinh La Thăng cùng đồng phạm tại phiên xử sơ thẩm.
Bị cáo Ninh Văn Quỳnh (nguyên Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban Tài chính kế toán và Kiểm toán PVN) bị tuyên phạt 7 năm tù về tội “Cố ý làm trái”, 16 năm tù về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”; tổng hình phạt là 23 năm tù.
Các bị cáo bị tuyên phạt về tội “Cố ý làm trái” gồm: bị cáo Vũ Khánh Trường (nguyên thành viên HĐTV PVN): 5 năm tù; Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN): 30 tháng tù; Nguyễn Xuân Thắng (nguyên Thành viên HĐTV PVN): 22 tháng tù; Nguyễn Thanh Liêm (nguyên thành viên HĐTV PVN): 20 tháng cải tạo không giam giữ và Phan Đình Đức (nguyên thành viên HĐTV PVN): 15 tháng cải tạo không giam giữ.
Về trách nhiệm dân sự, HĐXX sơ thẩm tuyên buộc bị cáo Đinh La Thăng phải bồi thường 600 tỷ đồng. Các bị cáo còn lại lần lượt phải bồi thường từ 15 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng.
Sau khi án sơ thẩm được tuyên, các bị cáo trong vụ án có đơn kháng cáo. Bị cáo Đinh La Thăng kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm và đề nghị TAND Cấp cao tại Hà Nội công tâm, khách quan xem xét lại cả về tội danh, hình phạt và trách nhiệm dân sự cho bị cáo. Ông Thăng cho rằng, bản án sơ thẩm đã không xem xét đến bối cảnh PVN quyết định đầu tư vào Oceanbank chỉ là phương án giải quyết hệ lụy của việc không được thành lập Ngân hàng TMCP Hồng Việt.
Theo ông Thăng, việc Ngân hàng Nhà nước mua bắt buộc Oceanbank với giá 0 đồng là nguyên nhân dẫn tới việc PVN bị thiệt hại 800 tỷ đồng nhưng nội dung này đã không được bản án sơ thẩm xem xét đến.
Về trách nhiệm dân sự, cựu Chủ tịch PVN cho rằng, ông đã rời khỏi PVN từ đầu tháng 8/2011 để nhận nhiệm vụ mới nên không thể chịu trách nhiệm về những hậu quả xảy ra đối với PVN ở thời gian sau đó.
Video đang HOT
Kháng cáo về trách nhiệm dân sự, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn mong tòa phúc thẩm xem xét về mặt nhận thức chủ quan, về nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh thực hiện việc góp 100 tỷ đồng vào Oceanbank. Qua đó, bị cáo đề nghị được miễn trách nhiệm dân sự bồi thường 15 tỷ đồng như quyết định của bản án sơ thẩm.
Ngoài ra, bị cáo Sơn còn đề nghị Tòa cấp phúc thẩm xem xét chấp nhận lời khai của bị cáo, buộc bị cáo Ninh Văn Quỳnh phải chịu trách nhiệm về số tiền 180 tỷ đồng mà bị cáo Sơn đã chuyển cho bị cáo Quỳnh để dùng vào việc chăm sóc khách hàng PVN chứ không phải chỉ là 20 tỷ đồng cho cá nhân bị cáo Quỳnh.
Bị cáo Phan Đình Đức kháng cáo toàn bộ các phần liên quan đến mình trong bản án sơ thẩm đã tuyên. Bị cáo Ninh Văn Quỳnh đề nghị TAND Cấp cao tại Hà Nội xem xét lại vụ án theo trình tự phúc thẩm và giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.
Bị cáo Vũ Khánh Trường kháng cáo cho rằng hành vi vi phạm của bị cáo không phải là cố ý. Do đó, bị cáo Trường mong Tòa cấp phúc thẩm xem xét không cách ly bị cáo ra khỏi xã hội và không buộc bị cáo phải chịu trách nhiệm bồi thường cho PVN.
Bị cáo Nguyễn Thanh Liêm xin giảm nhẹ hình phạt và không phải bồi thường về dân sự. Bị cáo Liêm cho rằng hành vi của bị cáo là lỗi vô ý. Bị cáo không tư lợi cá nhân, không tham nhũng hay tham gia lợi ích nhóm. Bị cáo không phải biết vi phạm pháp luật mà vẫn cứ làm. Mặt khác, bị cáo Liêm cho rằng đã thành khẩn nhận lỗi ngay tại cơ quan điều tra và tại phiên tòa sơ thẩm.
Phiên tòa xét xử phúc thẩm bị cáo Đinh La Thăng và đồng phạm dự kiến sẽ diễn ra trong 7 ngày, từ 19 đến 25/6/2018.
Theo Danviet
Tiến Nguyên
PVN mong Thủ tướng xét lại việc Oceanbank bị mua "0" đồng
Luật sư Nguyễn Văn Thái, người bảo vệ quyền lợi cho Tâp đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đề nghị HĐXX kiến nghị Thủ tướng xem xét việc Ngân hàng Nhà nước mua Ngân hàng Oceanbank với giá "0" đồng. Ngoài ra, số tiền 20 tỷ đồng mà Nguyễn Xuân Sơn đưa cho Ninh Văn Quỳnh cũng cần trả về cho PVN.
Oceanbank đòi 20 tỷ đồng "lót tay" kế toán trưởng PVN
Chiều 23/3, phiên tòa xét xử bị cáo Đinh La Thăng và đồng phạm vụ làm thất thoát 800 tỷ đồng PVN góp vốn tại Oceanbank tiếp tục với phần tranh luận.
Ninh Văn Quỳnh, cựu Kế toán trưởng PVN thừa nhận đã nhận của Nguyễn Xuân Sơn số tiền 20 tỉ đồng.
Tại toà, Luật sư Vũ Thị Kim Ngọc, người đại diện cho Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) nêu ý kiến về khoản tiền 20 tỷ đồng mà bị cáo Quỳnh nhận từ bị cáo Sơn (ông Sơn đã xác nhận là tiền mà Hà Văn Thắm đưa cho).
Luật sư lập luận, việc này liên quan đến chuyện chăm sóc khách hàng và được giải quyết trong vụ án khác. Nhưng trong vụ án này cần xác định số tiền là tang vật vụ án, đề nghị HĐXX xem xét, tuyên trả lại cho Oceanbank.
Cũng liên quan đến việc Ninh Văn Quỳnh khai nhận đã được Nguyễn Xuân Sơnđưa cho 20 tỷ đồng, luật sư Nguyễn Văn Thái , người bảo vệ quyền lợi cho Tập đoàn Dầu khí PVN trong vụ án cho rằng, đây là quan hệ cá nhân phát sinh giữa ông Nguyễn Xuân Sơn và bị cáo Quỳnh, chỉ liên quan đến tội danh VKS cáo buộc cho riêng ông Quỳnh.
Ông Thái đề nghị HĐXX căn cứ vào các tình tiết khách quan của vụ án, trên cơ sở hồ sơ đã được thẩm tra công khai tại tòa để ra quyết định xử lý vật chứng phù hợp với quy định pháp luật, nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các đương sự.
Toà Hà Nội từng kiến nghị xem xét lại chủ trương ngân hàng "0" đồng
Theo luật sư Nguyễn Văn Thái, trong phần luận tội đại diện VKSND kết luận rằng, nguyên nhân dẫn đến việc PVN bị mất hoàn toàn 800 tỷ đồng vốn góp vào Oceanbank là do hành vi làm trái quy định cua Nhà nước về quản lý kinh tế của các bị cáo. VKSND đề nghị HĐXX xác định trách nhiệm dân sự các bị cáo phải liên đới bồi thường cho PVN 800 tỷ đồng.
Ông Thái cho biết, về vấn đề này, PVN tiếp tục bảo lưu quan điểm tại văn bản số 451 ngày 16/1/2018 gửi cơ quan tố tụng, tTrong đó nêu rõ: "Đề nghị quý tòa căn cứ vào kết quả điều tra và kết luận của cơ quan tố tụng xem xét phần liên quan đến PVN đúng quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của PVN và nhà nước".
Luật sư Nguyễn Văn Thái, bảo vệ quyền lợi cho PVN.
Luật sư trình bày về bối cảnh, điều kiện, thực tế thời điểm PVN góp vốn vào Oceanbank. Cụ thể, thực hiện Đề án thành lập PVN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 198Quyết định số 199 ký cùng ngày 29/8/2006 về việc thành lập công mẹ tập đoàn Dầu khí, PVN được phép cùng tham gia góp vốn để thành lập mới một ngân hàng thương mại cổ phần với tỷ lệ nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Trên cơ sở đó, PVN đã thực hiện các thủ tục thành lập Ngân hàng TMCP Hồng Việt theo hướng dẫn tại công văn số 12901 ngày 3/12/2007 của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, do khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng tới kinh tế trong nước, Chính phủ có chủ trương kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô nên tháng 7/2008, PVN đã dừng việc thành lập Ngân hàng Hồng Việt và chuyển sang góp vốn vào Oceanbank.
PVN đề nghị HĐXX cân nhắc, xem xét đến bối cảnh chung để có đánh giá khách quan, toàn diện trong quá trình giải quyết vụ án.
Luật sư Thái cũng nêu về vấn đề thay đổi chính sách pháp luật khi bối cảnh PVN góp vốn lần sau cùng (lần 3) vào Oceanbank. Thời điểm này, sự thay đổi của chính sách, pháp luật cũng là vấn đề rất đáng lưu tâm.
"Chúng tôi cho rằng, vào thời điểm Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 có hiệu lực (từ ngày 1/1/2011), nhà nước giới hạn lại mức trần vốn góp của một cổ đông không được vượt quá 15% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, việc thực thi quy định mới cần có hướng dẫn cụ thể của cơ quan có thẩm quyền và có kế hoạch, lộ trình phù hợp, đặc biệt là khi tồn tại sự khác biệt giữa các quy định pháp luật" - luật sư phân tích.
Luật sư cũng đề cập hậu quả từ việc Ngân hàng nhà nước mua lại toàn bộ cổ phần của Oceanbank với giá "0" đồng là quyết định này chấm dứt tư cách cổ đông của PVN tại Oceanbank.
Luật sư lật lại một bản án TAND TP.Hà Nội đã tuyên cuối tháng 9/2017 với nội dung kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét lại chủ trương mua các ngân hàng với giá "0" đồng.
Phát biểu theo quan điểm của PVN, luật sư Thái cũng đề nghị HĐXX của phiên toà này xem xét bối cảnh như đã phân tích, tiếp tục kiến nghị Thủ tướng "xem xét, đánh giá lại việc mua cổ phần của các tổ chức tín dụng với mức giá "0" đồng đã thực hiện thời gian qua, trong đó có Oceanbank".
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Ông Đinh La Thăng xin được hưởng khoan hồng Trong giai đoạn truy tố, ông Đinh La Thăng nhận trách nhiệm trước pháp luật với tư cách người đứng đầu PVN và xin được hưởng lượng khoan hồng. VKSND Tối cao đã tống đạt cáo trạng truy tố 7 bị can trong vụ án làm thiệt hại 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đầu tư vào Ngân...