Ngày 19.4, dự báo tia UV ở TP.HCM đạt cực đại, đặc biệt nguy hiểm cho da và mắt
Chỉ số tia UV ở TP.HCM ngày 19.4 dự báo đạt đỉnh cực đại; báo động đặc biệt gây nguy hiểm cho da và mắt.
Chỉ số tia UV tại TP.HCM đạt đỉnh cực đại 12, đặc biệt gây nguy hiểm cho da và mắt – ẢNH: ĐỘC LẬP
Bảng đo chỉ số tia UV của trang thời tiết quốc tế Weather Online cho thấy chỉ số tia UV ở TP.HCM ngày 18.4 là 10, dự báo ngày 19.4 đạt đỉnh cực đại với chỉ số 12 và hai ngày tiếp theo (20 và 21.4) là 11. Đây là những chỉ số tia UV báo động, đặc biệt gây nguy hiểm cho da và mắt.
Theo bảng đánh giá về mức độ tổn hại của tia UV lên da, mắt của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đối với người sống ở vùng nhiệt đới thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (da vàng, nâu) thì tia UV ở mức 6 có nguy cơ gây hại cho da ở mức trung bình; tia UV ở mức 10 đã có nguy cơ gây tổn hại cao cho da.
Khi chỉ số tia UV ở mức 6, ánh nắng mặt trời không nguy hiểm, nhưng bạn nên tránh ở dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp trong hơn 1 – 2 giờ, WHO khuyến cáo. Nếu phơi da trực tiếp ra nắng lúc này sau 1 – 2 giờ, da sẽ đỏ rát. Trong trường hợp ra ngoài trời, theo WHO người dân nên thoa kem chống nắng SPF 15. Tất cả mọi người nên đeo kính râm UV-A B
Khi tia UV ở mức 10 (nguy cơ cao gây tổn hại da, mắt), bạn có thể bị bỏng sau 30 – 60 phút nếu để da trực tiếp dưới nắng mặt trời. Trong trường hợp này, mọi người nên cố gắng tránh ánh nắng trực tiếp, che hoặc thoa kem chống nắng SPF 15 . Sử dụng quần áo chống nắng khi ra ngoài trời và đeo kính râm bảo vệ mắt.
Bảng đo chỉ số tia UV tại TP.HCM của Weather Online – CHỤP MÀN HÌNH
Tia UV ở mức 11, 12 có “nguy cơ rất cao” gây tổn thương da, mắt, theo WHO.
Video đang HOT
Ở mức UV 11, 12, WHO đánh giá, bạn có thể bị bỏng nặng sau 20 – 30 phút khi da tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng gay gắt này. Vì vậy, người dân cần tránh ánh nắng trực tiếp, che chắn và sử dụng kem dưỡng da chống nắng SPF 15 .
Đặc biệt, da trẻ em, trẻ sơ sinh lại càng dễ tổn thương dưới nắng có tia UV cao như thế này.
Theo thạc sĩ – bác sĩ Lê Thái Vân Thanh, Phòng khám Chăm sóc da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM: Tiếp xúc với tia UV là yếu tố quan trọng gây ra các vấn đề trên da, đặc biệt là rối loạn tăng sắc tố da và lão hóa da, sốc nhiệt, bỏng da.
“Việc bảo vệ da, chống nắng đúng cách rất quan trọng. Nên bôi kem chống nắng phổ rộng (SPF trên 30).
Ngoài ra, khi ra ngoài trời, cần mặc quần áo dài che tay, chân, đội nón, đeo khẩu trang che da mặt và đeo kính râm bảo vệ mắt. Quần áo sậm màu sẽ giúp chống lại tia UV tốt hơn sáng màu.
Nên hạn chế ra nắng từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều – là thời điểm chỉ số tia UV đạt mức cao nhất trong ngày”, bác sĩ Vân khuyên.
Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Hoàng Văn Minh, Trưởng phòng khám Da liễu, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM: Cường độ ánh sáng mặt trời càng cao thì cường độ tia cực tím (tia UV) trong ánh sáng mặt trời cũng cao tương ứng.
Tia UV được chia thành 3 loại và có những tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người.
Tia UVA (có bước sóng 315 nm380 nm), có thể xuyên qua mây mù, không khí, gây lão hóa da.
Tia UVB (có bước sóng 280 nm315 nm), gây say nắng, tổn thương làm đen da.
Tia UVC (có bước sóng 100 nm280nm), gây ung thư da nhưng đã có tầng Ozone chặn lại.
Con người thường tiếp xúc với tia UVA (90%) và UVB (10%).
Theo Thanh Niên
Ngộ độc ánh nắng mặt trời - tình trạng nguy hiểm cần được nhận biết ngay
Ngộ độc ánh nắng mặt trời rất dễ xảy ra nên cần phải được phát hiện sớm, xử lý kịp thời để không gây nguy hại nghiêm trọng cho sức khỏe.
Ánh nắng mặt trời quá gay gắt không chỉ gây cháy sạm hay lão hóa da mà đôi khi còn dẫn đến những hậu quả bất ngờ khó lường trước được. Đặc biệt, thời tiết Việt Nam hiện nay đang vào mùa nắng nóng đỉnh điểm nên bất cứ ai cũng cần lưu ý các dấu hiệu ngộ độc ánh nắng mặt trời sau để biết cách xử lý phù hợp và kịp thời.
Có triệu chứng giống như bị cúm
Mùa hè không phải là thời điểm dịch mùa cúm hoành hành, vì vậy nếu bạn cảm thấy đau mỏi các cơ hoặc có các triệu chứng giống cúm khác sau một ngày dài đi dưới ánh mặt trời thì có khả năng bạn đã bị ngộ độc ánh nắng mặt trời. Khi da bị tổn thương bởi tia UV, nó sẽ giải phóng các hóa chất khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động kém và làm bạn cảm thấy mệt mỏi như sắp bị cúm.
Da có cảm giác như bị châm chích
Một vết cháy nắng bình thường đã không hề dễ chịu chút nào, thế nhưng ngộ độc ánh nắng mặt trời còn khó chịu hơn thế gấp nhiều lần. Các triệu chứng da bị ngộ độc ánh nắng mặt trời thường là bị bao phủ bởi một cảm giác châm chích trên diện rộng, có cảm giác đau rát mỗi khi chạm vào vùng da đó. Nếu gặp tình trạng này thì trước tiên bạn cần dội nước mát lên vùng da bị cháy nắng để làm dịu ngay.
Bạn cảm thấy chóng mặt hoặc lâng lâng
Triệu chứng ngộ độc ánh nắng mặt trời này có thể do sự kết hợp của việc tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời và sự mất nước của cơ thể. Nếu đầu của bạn cảm thấy khó chịu, bạn cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa thì hãy uống nhiều nước để bù nước cho cơ thể nhanh chóng. Đồng thời bạn cũng cần tìm chỗ nằm xuống và nghỉ ngơi ngay. Lưu ý, trong trường hợp này thì bạn không nên tự điều khiển xe mà cần tìm nơi nào đó ngồi nghỉ vì có khả năng bạn sẽ bị ngất bất cứ lúc nào nên vô cùng nguy hiểm nếu vẫn đang chạy ngoài đường.
Bạn bị sốt
Sốt là một dấu hiệu có gì đó bất ổn với cơ thể bạn. Nếu nhiệt độ của bạn tăng đột ngột khi đang hoặc vừa tiếp xúc lâu với nắng nóng gay gắt thì nên lưu ý đến tình trạng ngộ độc ánh nắng mặt trời và cần được đi bác sĩ gấp. Để không gặp tình trạng này thì khi đi ra ngoài trời nắng, bạn nên lưu ý thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài 30 phút và cứ cách khoảng 2 giờ phải thoa lại một lần để bảo vệ cơ thể tốt hơn dưới ánh nắng mùa hè quá nóng bức.
Da xuất hiện vết phồng rộp
Vết phồng rộp hay mụn nước cũng là triệu chứng ngộ độc ánh nắng mặt trời. Những vết phồng rộp này không chỉ gây đau mà đôi khi còn gây nhiễm trùng nếu vết thương bị hở. Do đó, nếu xuất hiện các vết phồng rộp thì bạn nên bảo vệ cẩn thận không để vỡ ra, rất dễ bị vi khuẩn tấn công và lâu lành. Ngoài ra, khi đi ngoài nắng thì bạn cũng cần che chắn cẩn thận vùng da bị rộp này cho đến khi chúng lành hoàn toàn.
Source (Nguồn): RD
Đừng tắm khi vừa đi ra ngoài nắng Tắm ngay sau khi vừa đi ngoài trời nắng là sai lầm nguy hiểm mà nhiều người thường làm để giải nhiệt mùa nóng. Theo bác sĩ Nguyễn Viết Hậu, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cơ thể con người có khả năng thích nghi tốt nhất trong khoảng từ 20 độ C đến 30 độ C....