Ngày 17/4: Số mắc COVID-19 giảm xuống thấp nhất trong hơn 2 tháng qua, còn 14.660 ca
Bản tin dịch COVID-19 ngày 17/4 của Bộ Y tế cho biết, số ca mắc mới COVID-19 tiếp tục giảm sâu, còn 14.730 ca.
Đây là số mắc mới thấp nhất trong hơn 2 tháng qua. Trong ngày có gần 6.000 ca khỏi và có 10 trường hợp tử vong.
Thông tin các ca mắc COVID-19 mới:
- Tính từ 16h ngày 16/4 đến 16h ngày 17/4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 14.730 ca nhiễm mới đều ghi nhận trong nước (giảm 3.744 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố (có 11.192 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (1.253), Yên Bái (801), Quảng Ninh (778), Phú Thọ (749), Nghệ An (746), Tuyên Quang (582), Thái Bình (547), Bắc Giang (534), Thái Nguyên (509), Đắk Lắk (482), Hải Dương (448), Vĩnh Phúc (441), Lào Cai (440), TP. Hồ Chí Minh (427), Bắc Kạn (398), Quảng Bình (398), Gia Lai (368), Hưng Yên (263), Lạng Sơn (258), Bắc Ninh (233), Cao Bằng (224), Sơn La (220), Hà Tĩnh (213), Quảng Nam (208), Ninh Bình (187), Nam Định (186), Bình Định (183), Hà Giang (181), Lâm Đồng (176), Quảng Trị (143), Bến Tre (142), Vĩnh Long (135), Điện Biên (135), Đà Nẵng (131), Đắk Nông (126), Bình Dương (124), Lai Châu (122), Hà Nam (120), Hòa Bình (115), Tây Ninh (114), Thanh Hóa (107), Phú Yên (103), Quảng Ngãi (99), Cà Mau (83), Bình Phước (69), Thừa Thiên Huế (68), Bà Rịa – Vũng Tàu (62), An Giang (42), Sóc Trăng (39), Long An (38), Bình Thuận (37), Kiên Giang (35), Khánh Hòa (28), Kon Tum (22), Cần Thơ (16), Đồng Nai (14), Bạc Liêu (11), Trà Vinh (7), Đồng Tháp (7), Hậu Giang (3).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Giang (-340), Phú Thọ (-321), Bình Phước (-287).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bến Tre ( 50), Sóc Trăng ( 39), Bình Dương ( 25).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 20.986 ca/ngày.
Biểu đồ số ca mắc COVID-19 đến chiều ngày 17/4 tại Việt Nam
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.432.617 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 105.506 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.424.870 ca, trong đó có 8.934.029 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Video đang HOT
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.533.658), TP. Hồ Chí Minh (606.626), Nghệ An (475.974), Bình Dương (382.676), Bắc Giang (380.351).
Tình hình điều trị COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 5.472 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 8.936.846 ca
2. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 1.070 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 754 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 129 ca
- Thở máy không xâm lấn: 30 ca
- Thở máy xâm lấn: 154 ca
- ECMO: 3 ca
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Từ 17h30 ngày 16/4 đến 17h30 ngày 17/4 ghi nhận 10 ca tử vong tại: Kiên Giang (4), Bến Tre (3), Bình Phước (1), Cần Thơ (1), Đồng Tháp (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 19 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.944 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.401.126 mẫu tương đương 85.684.619 lượt người, tăng 23.825 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Trong ngày 16/4 có 182.326 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 209.483.478 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 192.227.208 liều: Mũi 1 là 71.422.066 liều; Mũi 2 là 68.533.814 liều; Mũi 3 là 1.505.636 liều; Mũi bổ sung là 15.063.168 liều; Mũi nhắc lại là 35.702.524 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.243.856 liều: Mũi 1 là 8.829.764 liều; Mũi 2 là 8.414.092 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 12.414 liều (mũi 1).
Ông Phan Văn Mãi: 'Chỉ có đổi mới sáng tạo mới nhanh chóng phục hồi kinh tế'
Đó là chia sẻ của ông Phan Văn Mãi, chủ tịch UBND TP.HCM, trong lễ trao giải Giải thưởng Sáng tạo TP.HCM lần thứ 2 diễn ra tối 30-12.
Sự kiện còn có sự tham dự của Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân.
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao giải thưởng cho các công trình thuộc lĩnh vực phát triển kinh tế - Ảnh: TRỌNG NHÂN
Giải thưởng Sáng tạo TP.HCM lần thứ 2 được UBND TP.HCM phát động vào cuối tháng 9-2020. Tổng cộng có 195 hồ sơ đăng ký trên 7 lĩnh vực, bao gồm Phát triển kinh tế, Quốc phòng - an ninh, Quản lý nhà nước, Truyền thông, Văn học - nghệ thuật, Khoa học kỹ thuật, Khởi nghiệp sáng tạo.
Phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi cho rằng sự năng động sáng tạo sẽ là chìa khóa để TP đi lên và bứt phá sau dịch bệnh. Ông nhấn mạnh tiềm năng sáng tạo của TP còn rất lớn và TP cần khai thác nhiều hơn, tiếp tục phát huy mạnh mẽ hơn nữa giá trị này.
"Chỉ có đổi mới sáng tạo, chúng ta mới không bị tụt hậu. Chỉ có đổi mới sáng tạo, chúng ta mới nhanh chóng phục hồi kinh tế. TP sẽ tiếp tục nghiên cứu, tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi để đổi mới sáng tạo trở thành xu thế tất yếu của xã hội trong điều kiện bình thường mới và cả trong tương lai", ông Mãi nói.
Ông Mãi cũng yêu cầu các ngành, đơn vị cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế nghiên cứu, các chính sách đột phá về khoa học công nghệ.
Trong đó, cần chú trọng nghiên cứu các đề tài khoa học, giải pháp công nghệ trong các ngành, lĩnh vực then chốt như tài nguyên môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nông nghiệp công nghệ cao, chế biến nông sản, năng lượng sạch, vật liệu mới, đặc biệt là các giải pháp phòng chống COVID-19.
Ông Phan Văn Mãi trao giải nhất lĩnh vực Quốc phòng - an ninh - Ảnh: TRỌNG NHÂN
Giải thưởng Sáng tạo TP.HCM lần thứ 2 có 4 giải nhất, bao gồm:
- Giải nhất lĩnh vực Quốc phòng - an ninh thuộc về công trình "Xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần khu vực phòng thủ TP.HCM". Nghiên cứu đã đề xuất luận cứ khoa học để Thành ủy TP.HCM lãnh đạo, chỉ đạo về xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần phòng thủ TP trong thời kỳ mới.
- Giải nhất lĩnh vực Truyền thông thuộc về công trình "Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành hỗ trợ sàng lọc nguy cơ, tư vấn chăm sóc y tế cho bệnh nhân bị nhiễm COVID-19 tại nhà". Mạng lưới đã ứng dụng công nghệ và điều phối nguồn lực cộng đồng để tư vấn, hướng dẫn và chia sẻ với người mắc COVID-19 với sự tham gia của hơn 10.028 lượt thầy thuốc và tình nguyện viên.
- Giải nhất lĩnh vực Phát triển kinh tế được trao cho " Be Group - Hệ sinh thái mở, khởi nguồn cho phát triển khởi nghiệp sáng tạo make in Viet Nam". Ứng dụng đạt trên 10 triệu lượt tải trên kho ứng dụng Google Play và App Store, tiếp nhận trung bình 350.000 yêu cầu gọi xe mỗi ngày.
- Giải nhất lĩnh vực Văn học - nghệ thuật thuộc về tác phẩm Xiếc Tre "À Ố Show". "À Ố Show" đã có hơn 1.250 suất diễn tại Việt Nam, phục vụ hơn 300.000 khán giả trong nước và ngoài nước.
Phát động Giải thưởng Sáng tạo TP.HCM lần thứ 3 (2022) - Ảnh: TRỌNG NHÂN
Chương trình chào năm mới ở TP.HCM làm nhỏ gọn, không mời khán giả Ngày 30-12, Văn phòng UBND TP.HCM có thông báo kết luận của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức về công tác tổ chức chương trình đếm ngược đón năm mới 2022. Chương trình đếm ngược chào năm mới không mời khán giả, người dân không tụ tập - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG Theo đó, Phó chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức...