Ngày 16/11 xét xử vụ sập giàn giáo ở Formosa làm 13 người chết
TAND tỉnh Hà Tĩnh sẽ mở phiên xét xử 2 người Hàn Quốc và 2 người Việt Nam trong vụ án Vi phạm quy định về an toàn lao động khiến 13 công nhân tử vong, 29 nạn nhân bị thương vào sáng 16/11.
Sáng nay, ông Nguyễn Văn Thắng (Chánh án TAND tỉnh Hà Tĩnh) cho biết cả 4 nghi can cùng bị truy tố về tội Vi phạm quy định về an toàn lao động, trong số này có Kim Jong Wook (43 tuổi), Lee Jae Myeong (62 tuổi, cùng quốc tịch Hàn Quốc).
Nghi can Kim Jong Wook và Lee Jae Myeong thời điểm bị bắt. Ảnh: Văn Hùng
Theo điều tra của Công an Hà Tĩnh, ông Lee Jea Myeong là giám đốc đơn vị quản lý công nhân làm việc tại hai giàn giáo (Lane 1 và Lane 2). Ông Kim Jong Wook là chỉ huy trưởng công trường sản xuất lắp đặt giếng chìm bến cảng Sơn Dương, thuộc công trường Formosa (Khu kinh tế Vũng Áng).
Tối 25/3, trước khi giàn giáo đổ sập đã có 3 lần rung lắc. Lần thứ nhất, một số công nhân đã cảnh báo nhưng đốc công không cho dừng làm việc. Sau đó khoảng 10 phút giàn giáo tiếp tục rung chuyển mạnh hơn, cần bơm thủy lục sụt nghiêng khiến một số người bỏ chạy, ông Lee và Kim lên giàn giáo Lane 2 kiểm tra, nhưng không chỉ đạo dừng thi công. Đến lần thứ ba, giàn giáo đã đổ sập, chôn vùi 13 sinh mạng.
Video đang HOT
Sau tai nạn, sắt thép đổ ngổn ngang, ước tính lên đến hàng nghìn tấn. Ảnh: Đức Hùng
Ngoài bị can Lee Jea Myeong và Kim Jong Wook, hai người Việt Nam khác làm việc tại các giàn giáo thuộc công trường Formosa cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đoàn điều tra tai nạn lao động tỉnh Hà Tĩnh xác định, giàn giáo sập do 4 nguyên nhân. Đầu tiên, giàn giáo sập do tuột phanh, tuột kích, gây mất ổn định của thanh cột ray, tạo rung lắc. Thứ hai, kết cấu của giàn giáo được thiết kế với độ an toàn thấp. Với tác động của khí hậu khắc nghiệt ở miền Trung, độ an toàn này thực tế còn thấp hơn do sự ăn mòn kết cấu thép, khi gặp trục trặc hay các vấn đề vận hành vượt quá giới hạn thì sụp đổ.
Trước khi giàn giáo sập, sai lệch cao độ các kích (do tuột phanh, tuột kích) lớn hơn giới hạn cho phép theo quy định của nhà sản xuất là 3 mm. Giàn giáo không có hệ thống cảnh báo sớm về nguy hiểm khi vận hành và chưa có quy trình xử lý sự cố. Nguyên nhân cuối cùng được đưa ra là do bề mặt của một số má phanh bị rỉ sét vì không được bảo dưỡng. Qua thử nghiệm cho thấy, một số má phanh bị tụt khi gia tải tới 420 kN, một số cụm không đủ khả năng chịu tải theo thiết kế, độ tin cậy không cao. Nhà sản xuất chưa xem xét đến yếu tố thời tiết khắc nghiệt của miền Trung để đưa ra quy trình bảo dưỡng nghiêm ngặt phù hợp.
Đức Hùng
Theo VNE
Phát hiện hàng loạt sai phạm tại Khu kinh tế Vũng Áng
Qua quá trình thanh tra một số dự án trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, Thanh tra Chính phủ đã phát hiện hàng loạt sai phạm tại Khu kinh tế Vũng Áng.
Thanh tra Chính phủ phát hiện hàng loạt sai phạm ở khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh)
Ngày 14/4, Thanh tra Chính phủ (TTCP) công bố kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý, sử dụng đất đai đối với một số dự án trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2004-2011 với khá nhiều sai phạm tại tỉnh này, nhất là tại Khu kinh tế (KKT) Vũng Áng.
Kết thúc thanh tra việc chấp hành pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý, sử dụng đất đai đối với một số dự án trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, Thanh tra Chính phủ đã phát hiện sai phạm kinh tế hơn 493 tỉ đồng và hàng loạt sai phạm nghiêm trọng khác.
Cụ thể, kết luận thanh tra cho thấy, qua tiến hành kiểm tra 1.120 gói thầu xây lắp tại 402 dự án cấp huyện, Sở được UBND tỉnh Hà Tĩnh giao làm chủ đầu tư, đã phát hiện có tới 664 gói thầu được UBND tỉnh Hà Tĩnh cho phép thực hiện đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu sai với quy định Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng.
Theo tin tức từ SGGP, tỉnh Hà Tĩnh cũng bộc lộ hạn chế trong việc tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu nhiều, dẫn đến thiếu tính cạnh tranh và thiếu tính minh bạch. Tình trạng chậm tiến độ các gói thầu quá lớn, có tới 557/1.120 gói thầu chậm tiến độ (chiếm 50%), rơi nhiều vào các gói do chỉ định thầu hoặc thực hiện đấu thầu
hạn chế. Không chọn được nhà thầu có đủ năng lực tài chính, năng lực thực tiễn, là một trong nguyên nhân chính làm chậm tiến độ, làm tăng giá trị quyết toán, lãng phí ngân sách Nhà nước.
Ngoài ra, theo Thanh tra Chính phủ, việc Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng cấp Giấy chứng nhận đầu tư với thời hạn 70 năm cho nhà đầu tư Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa khi chưa được Chính phủ đồng ý là vi phạm Luật Đầu tư 2005. Trách nhiệm trong việc này thuộc về thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế Vũng Áng.
Trắng đêm cứu hộ nạn nhân vụ sập giàn giáo ở Formosa, Hà Tĩnh
Cũng tại dự án của Công ty Formosa, Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư, ký cam kết cấp giấy chứng nhận đầu tư, ký hợp đồng thuê đất có nội dung miễn tiền thuê đất 15 năm cho Công ty Formosa và để Công ty này thuê hơn 33 triệu m2 đất, mặt nước với giá tiền thuê đất 80 triệu đồng/m2/năm và tiền thuê mặt nước 10 triệu đồng/km2/năm là không đúng so với quy định hiện
hành. Mặc dù đã có báo cáo của UBND tỉnh Hà Tĩnh, song theo Thanh tra Chính phủ thì Formosa phải nộp thêm tiền thuê đất ít nhất là 46 tỉ đồng nữa mới đúng với quy định.
Theo Người Đưa Tin
Xây nhà sai phép mòn mỏi chờ cấp giấy Các địa phương cho hay có nhiều thắc mắc trong việc xác định số tiền nộp cho phần vi phạm chưa được tháo gỡ. Ảnh minh họa. Bà Nguyễn Thị Ngọc Tuyền có căn nhà 501/2D Kha Vạn Cân, phường Linh Đông, quận Thủ Đức (TP.HCM) được cấp phép xây dựng vào năm 2009. Trong quá trình thi công, bà có xây thêm...