Ngày 15/7 sẽ thông tuyến đường sắt cầu Ghềnh
Đánh giá thiệt hại kinh tế rất lớn sau khi cầu Ghềnh bị sập, Bộ Giao thông Vận tải ưu tiên chọn phương án khắc phục nhanh nhất: xây mới hai trụ và ba nhịp cầu.
Máy quét 3D được sử dụng để phác thảo đồ họa cho phương án khắc phục sự cố. Ảnh: Phước Tuấn
Chiều 21/3, Bộ GTVT đã có buổi họp bàn với các ban ngành trung ương và tỉnh Đồng Nai về phương án trục vớt và khắc phục tai nạn tàu kéo sà lan đâm sập cầu Ghềnh.
Về phương án trục vớt đoạn cầu bị sập, Cục đường thủy nội địa đề nghị tỉnh Đồng Nai giải tỏa hành lang phía sông Cái (nhánh sông Đồng Nai) để thông tuyến chạy tàu. Hiện có hai công ty trình bày phương án trục vớt, cắt nhỏ từng khối và phương án cắt toàn bộ, cẩu đưa vào bờ.
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết, Bộ GTVT đang khẩn trương cho máy quét dưới lòng sông để lên đồ họa 3D nhằm tìm phương án khắc phục trong thời gian sớm nhất.
“Vụ tai nạn xảy ra đã gây thiệt hại rất lớn về kinh tế, đặc biệt là hai ngành đường sắt và đường thủy. Theo quan điểm của Bộ là chọn phương án hoàn thành sớm nhất, trong đó kiến trúc dạng vòm như cũ sẽ được quan tâm”, ông Đông nói.
Video đang HOT
Về phương án khắc phục sự cố, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam đề xuất 3 phương án. Thứ nhất: cải tạo, sửa chữa 110 m đoạn cầu cũ, cho lưu thông tạm. Phương án này phụ thuộc vào kết quả kiểm định trụ T2 và T3 (mất 20 ngày). Thứ hai, xây mới hai trụ và ba nhịp cầu. Nếu thực hiện phương án này sẽ triển khai ngay sản xuất thép. Phương án 3, khôi phục nguyên hiện trạng, có cải tạo.
Tối cùng ngày, sau khi hội ý, Bộ GTVT đã quyết định chọn phương án xây mới hai trụ và ba nhịp cầu. Ngày 15/7 sẽ thông tuyến đường sắt Bắc – Nam.
Độ an toàn của các mố cầu được quan tâm trong lúc bàn các phương án xây cầu. Ảnh: Phước Tuấn
Theo lãnh đạo Tổng Công ty đường sắt Việt Nam, từ chiều 21/3 sẽ giảm hai đôi tàu Thống Nhất chạy chuyển tải Hà Nội – Sài Gòn và ngược lại. Ngoài ra, đơn vị sẽ dùng tàu chở khách từ ga Sài Gòn lên ga Sóng Thần (Bình Dương) rồi trung chuyển ôtô đến ga Biên Hòa. Đối với tàu hàng sẽ lên xuống ở ga Hố Nai (Đồng Nai). Tuy nhiên, hiện năng lực tại ga này chỉ được 2 đôi tàu, trong khi nhu cầu cần dỡ hàng là 7 đôi tàu.
Trong khi đó, Biên Hòa là ga nhỏ, sức chứa trung bình tiếp đón khoảng 1.000 hành khách mỗi ngày nhưng dự kiến sau sau khi cầu sập sẽ đón tiếp 3.000 khách. “Chúng tôi đang khảo sát và có phương án mở rộng tạm thời ga Biên Hòa và các ga phụ cận. Chúng tôi mong muốn khách hàng cùng đồng cảm với công ty sau tai nạn đáng tiếc vừa qua”, ông Đới Sỹ Hưng – Phó tổng giám đốc Tổng công ty đường sắt Việt Nam nói.
Công an khám nghiệm mố cầu Ghềnh. Ảnh: Phước Tuấn
Trưa 20/3, tàu kéo sà lan chở cát chạy từ TP HCM về Đồng Nai, khi đi qua cầu Ghềnh đã đâm gãy một mố cầu, 2 nhịp sập xuống nước. Nhiều người chạy xe máy trên cầu bị kéo tuột xuống mé nước. Nhiều lực lượng cứu hộ được triển khai để bảo vệ hiện trường, tìm kiếm người gặp nạn, trục vớt xe máy…
Tai nạn khiến tuyến đường sắt Bắc – Nam bị tê liệt. Ngành đường sắt phải dùng xe khách chuyên chở hàng nghìn hành khách từ ga Sài Gòn lên ga Biên Hòa để di chuyển và ngược lại. Tuyến đường sông qua khu vực này cũng được phong tỏa. Bộ GTVT cho biết phải mất từ 3 đến 5 tháng mới khắc phục được sự cố.
Phước Tuấn
Theo VNE
Khách đi tàu giảm hẳn sau sự cố sập cầu Ghềnh
Sự cố sập cầu Ghềnh dẫn đến tình trạng rất nhiều hành khách đường sắt chuyển sang các phương tiện vận chuyển khác.
Cầu Ghềnh sập đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuyến đường sắt Bắc - Nam - Ảnh: Lê Lâm
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, trên chuyến tàu SPT 2 đi từ Phan Thiết về Sài Gòn (đỗ ở ga Biên Hòa lúc 16 giờ 33 phút chiều nay 21.3) xuất phát lúc 13 giờ 10 trưa nay (21.3) ở Phan Thiết chỉ có 125 khách. Trong khi đó, vào hôm qua 20.3, số lượng khách trên chuyến tàu này là 600 người.
Cũng trong sáng nay (21.3), tàu thống nhất SE8 chạy từ ga Biên Hòa đến ga Bình Thuận (Mương Mán) vào lúc 9 giờ 57 phút (chậm so với lịch trình gần một tiếng). Tàu SPT2 (tàu khách du lịch Phan Thiết) chạy từ ga Biên Hòa đến ga Phan Thiết là 11 giờ 20 phút (trễ khoảng 40 phút).
Theo ông Hoàng Thanh Chương, Giám đốc Chi nhánh vận tải hành khách Sài Gòn - Chi nhánh Bình Thuận (phụ trách vận tải hành khách từ ga Biên Hòa đến ga Sông Mao), cho biết sự cố sập cầu Ghềnh đã gây ảnh hưởng dây chuyền đến toàn bộ hoạt động của hệ thống đường sắt.
Theo ông Chương, cái khó nhất hiện nay là khâu vận chuyển hành khách từ ga Sài Gòn đến ga Biên Hòa. Đúng giờ xuất phát tàu ở ga Sài Gòn thì xe chở khách ra ga Biên Hòa, nhưng đặc điểm của vận chuyển bằng xe ô tô là dễ gây ra kẹt xe, đến ga Biên Hòa nhiều lúc chậm giờ, khiến cho nhiều chuyến tàu từ tối qua (20.3) đến trưa nay (21.3) bị chậm giờ theo.
"Hiện nay ngành đường sắt vừa phải vận chuyển hành khách từ ga Sài Gòn ra ga Biên Hòa và ngược lại, đồng thời còn phải vận chuyển lượng hàng hóa rất lớn từ ga Sóng Thần ra ga Hố Nai", ông Hoàng Thanh Chương lo lắng.
"Trong điều kiện khó khăn hiện nay, chúng tôi đang cố gắng thực hiện công tác trung chuyển hành khách nhanh nhất", ông Chương nói.
Quế Hà
Theo Thanhnien
Sập Cầu Ghềnh, ghe chở vật liệu xây dựng kẹt cứng trên sông Đồng Nai Ngày 21.3, ông Nguyễn Ngọc Thạch, Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực 3, cho biết lực lượng chức năng vẫn đang phong tỏa tạm thời tuyến đường thủy qua khu vực Cầu Ghềnh để phục vụ công tác điều tra. Nhiều ghe, sà lan chở cát nằm chờ trên sông Đồng Nai - Ảnh: Xuân Đức Do tuyến đường...