Ngày 14/12: Có 15.220 ca COVID-19, Cà Mau có số mắc nhiều nhất cả nước
Bản tin dịch COVID-19 của Bộ Y tế ngày 14/12 cho biết có 15.220 ca mắc COVID-19 tại 62 tỉnh, thành phố; trong đó Cà Mau có số mắc nhiều nhất cả nước.
Trong ngày có hơn 4.500 ca khỏi; 252 trường hợp tử vong.
Thông tin các ca mắc COVID-19 mới:
- Tính từ 16h ngày 13/12 đến 16h ngày 14/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 15.220 ca nhiễm mới, trong đó 17 ca nhập cảnh và 15.203 ca ghi nhận trong nước (giảm 146 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 9.351 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Cà Mau (1.011), TP. Hồ Chí Minh (991), Tây Ninh (931), Bình Phước (907), Hà Nội (837), Đồng Tháp (734), Cần Thơ (692), Khánh Hòa (597), Vĩnh Long (596), Bến Tre (573), Bạc Liêu (475), Bình Định (468), Trà Vinh (465), Sóc Trăng (436), Tiền Giang (402), Thừa Thiên Huế (394), Hải Phòng (382), Bình Dương (352), Đồng Nai (336), An Giang (300), Kiên Giang (296), Hậu Giang (295), Bà Rịa – Vũng Tàu (258), Bắc Ninh (225), Bình Thuận (211), Lâm Đồng (193), Đắk Lắk (178), Đà Nẵng (177), Quảng Ngãi (150), Gia Lai (141), Thanh Hóa (121), Hưng Yên (96), Đắk Nông (83), Long An (80), Quảng Nam (80), Nghệ An (67), Phú Yên (64), Quảng Ninh (62), Hà Giang (55), Ninh Thuận (45), Thái Bình (45), Hải Dương (45), Nam Định (44), Quảng Trị (35), Thái Nguyên (34), Ninh Bình (32), Vĩnh Phúc (29), Phú Thọ (28), Lạng Sơn (25), Sơn La (23), Hà Tĩnh (14), Hà Nam (14), Hòa Bình (13), Cao Bằng (12), Kon Tum (12), Bắc Giang (11), Quảng Bình (9), Lào Cai (8 ), Điện Biên (8 ), Tuyên Quang (3), Yên Bái (2), Lai Châu (1).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bến Tre (-294), Hà Nội (-163), An Giang (-122).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Cà Mau ( 218), Hải Phòng ( 199), Bạc Liêu ( 141).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 15.142 ca/ngày.
Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam đến chiều ngày 14/12
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.443.648 ca nhiễm, đứng thứ 32/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 148/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 14.641 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.438.207 ca, trong đó có 1.057.619 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.
Video đang HOT
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (489.165), Bình Dương (287.908), Đồng Nai (92.911), Tây Ninh (40.546), Long An (39.392).
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 4.524 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.060.436 ca
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.779 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 5.364 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.292 ca
- Thở máy không xâm lấn: 169 ca
- Thở máy xâm lấn: 935 ca
- ECMO: 19 ca
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Từ 17h30 ngày 13/12 đến 17h30 ngày 14/12 ghi nhận 252 ca tử vong tại:
Tại TP. Hồ Chí Minh (64) trong đó có 5 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Long An (1), Bình Phước (1), Đồng Nai (1), Tiền Giang (1), Sóc Trăng (1).
Tại các tỉnh, thành phố khác: An Giang (28), Đồng Nai (27), Bình Dương (18), Tây Ninh (16), Bạc Liêu (12), Đồng Tháp (10), Tiền Giang (10), Kiên Giang (9), Long An (8 ), Sóc Trăng (7), Bình Thuận (6), Hà Nội (6), Trà Vinh (5), Vĩnh Long (4), Cà Mau (4), Vĩnh Phúc (3), Khánh Hòa (3), Bà Rịa – Vũng Tàu (3), Bến Tre (3), Bình Phước (2), Bình Định (1), Gia Lai (1), Ninh Thuận (1), Hậu Giang (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 233 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 28.333 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 32/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 132/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 9/49 (xếp thứ 4 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm
- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 119.247 mẫu xét nghiệm cho 139.945 lượt người.
- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 28.115.361 mẫu cho 71.472.525 lượt người.
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Trong ngày 13/12 có 748.830 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 133.631.226 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 75.018.674 liều, tiêm mũi 2 là 58.612.552 liều.
Những hoạt động của ngành y tế trong ngày
Bộ Y tế: 3 trường hợp nghi mắc biến thể mới tại Hồng Kông (Trung Quốc) bay từ Việt Nam là do chủng Delta
Mới nhất: Có thể tiêm mũi 2 vaccine COVID-19 Moderna cho người đã tiêm mũi 1 Pfizer hoặc AstraZeneca
Khẩn: Có tình trạng người dân tự xét nghiệm nhanh, dương tính với COVID-19 nhưng không thông báo, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương rà soát
- Bộ Y tế tiếp tục xây dựng hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 để kịp thời theo dõi sức khỏe, điều trị sớm nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ tử vong là rất cấp thiết và để tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 vừa an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch vừa phục hồi phát triển kinh tế.
- Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố rà soát, phối hợp tổ chức liên quan để thông báo trên phương tiên thông tin đại chúng, trên website của Sở Y tế số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận và xử lý thông tin kết quả tự xét nghiệm test nhanh kháng nguyên dương tính của cơ quan, đơn vị và người dân trên địa bàn; tư vấn và hỗ trợ cơ quan, đơn vị và người dân trên địa bàn các biện pháp phòng chống dịch theo quy định, tránh việc tự điều trị tại nhà không theo hướng dẫn y tế hoặc di chuyển đến bệnh viện, nơi đông người.
- Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương khẩn trương đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân trong độ tuổi chỉ định; đảm bảo tiêm chủng an toàn theo các quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế, đặc biệt lưu ý và ưu tiên tiêm chủng cho đối tượng là người từ 50 tuổi trở lên, người mắc bệnh nền.
- TP. Hà Nội: Xây dựng kịch bản, phương án ứng phó khi số ca F0 tăng lên 2.000 ca và 3.000 ca/ngày; chuẩn bị sẵn sàng các phương án phòng chống dịch bệnh ở mức độ cao hơn, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống, nhất là dịp lễ Noel và Tết Dương lịch sắp tới.
- Tỉnh Quảng Ninh: Từ ngày 18/12, tỉnh Quảng Ninh sẽ triển khai tiêm mũi 3 tăng cường vaccine phòng COVID-19 trên phạm vi toàn tỉnh; người có chỉ định tiêm nhưng từ chối tiêm chủng nếu trở thành F0 sẽ thu phí điều trị.
Số ca mắc COVID-19 trên thế giới
- Cả thế giới có 271.186.553 ca nhiễm, trong đó 243.883.251 khỏi bệnh; 5.331.308 tử vong và 21.971.994 đang điều trị (88.881 ca diễn biến nặng).
- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 107.371 ca, tử vong tăng 2.881 ca.
- Châu Âu tăng 88.039 ca; Bắc Mỹ tăng 785 ca; Nam Mỹ tăng 1.933 ca; châu Á tăng 14.022 ca; châu Phi tăng 515 ca; châu Đại Dương tăng 2.077 ca.
- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 3.109 ca, trong đó: Thái Lan tăng 2.862 ca, Philippines tăng 235 ca, Campuchia tăng 12 ca.
Đề phòng tác hại của tia cực tím tại TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Cà Mau
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, vào lúc 12 giờ ngày 13/12, TP Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ và thành phố Cà Mau (Cà Mau) có chỉ số tia cực tím (UV) cực đại cao nhất cả nước, ở mức 7.9 và 8.0 - ngưỡng có nguy cơ gây hại rất cao.
Từ 11-13 giờ ngày 13/12, các thành phố có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao gồm: Hạ Long (Quảng Ninh) với chỉ số 5.5, thành phố Hải Phòng - 5.9, thành phố Đà Nẵng - 6.3, thành phố Hội An (Quảng Nam) - 6.9; riêng Thủ đô Hà Nội, thành phố Huế (Thừa Thiên-Huế) có chỉ số UV duy trì ở mức nguy cơ gây hại trung bình.
Dự báo, từ ngày 14-16/12, chỉ số UV cực đại ở miền Bắc tiếp tục duy trì ở mức nguy cơ gây hại trung bình đến cao, mức nguy cơ gây hại thấp ở miền Trung, khu vực miền Nam duy trì ở ngưỡng gây hại cao đến rất cao.
Thang bảng đo chỉ số tia cực tím quy định, từ mức 3-5 là trung bình, từ 6-7 là cao, từ 8-10 là rất cao. Ở mức rất cao, tia UV có thể gây bỏng da nếu tiếp cơ thể người xúc trực tiếp liên tục trong 25 phút. Chỉ số từ 11 trở lên là cực kỳ cao, rất nguy hiểm, gây nguy cơ làm tổn thương da, bỏng mắt nếu chúng ta tiếp xúc ánh nắng mặt trời trong khoảng 15 phút mà không được bảo vệ.
Các chuyên gia cảnh báo: Việc tiếp xúc quá lâu với tia UV sẽ gây tổn thương và có nguy cơ dẫn đến ung thư da. Tia UV gây đứt gãy các liên kết giữa các phân tử, góp phần làm đột biến cấu trúc DNA và RNA trong nhân tế bào, đây là nguyên nhân chính gây ung thư các dạng như u hắc tố, ung thư liên bào đáy, u tế bào vảy, u tuyến bã... Tiếp xúc với bức xạ cực tím còn gây ra ức chế hệ thống miễn dịch. Các nhà khoa học cho rằng việc cháy nắng có thể làm thay đổi sự phân bố và chức năng của các tế bào bạch cầu trong vòng 24 giờ sau khi tiếp xúc với ánh nắng. Nếu tình trạng này lặp đi lặp lại lâu dài sẽ gây hại nhiều hơn đến hệ thống miễn dịch của con người.
Người dân cần áp dụng các cách phòng tránh UV như sau: Mặc quần áo bảo hộ, bao gồm các loại áo có khả năng chống nắng, như áo dài tay, áo khoác có cổ, quần dài, tối màu, mũ rộng vành để che mặt, cổ và tai. Nếu có thể, nên lựa chọn chất liệu vải chống nắng đặc biệt. Đeo kính râm bảo vệ mắt - lựa chọn chất liệu tròng kính có khả năng chống nắng, độ hấp thụ tia UV từ 99 - 100% sẽ bảo vệ tốt nhất cho mắt và vùng da xung quanh. Bổ sung hoa quả tươi giàu vitamin C, giúp hạn chế tác động có hại từ tia cực tím. Sử dụng kem chống nắng đều đặn mỗi khi ra ngoài, ngay cả khi trời nhiều mây.
Mọi người cần nhớ rằng tia cực tím có thể xuyên qua mây và các loại cửa kính.
Cục Hàng không Việt Nam nêu điều kiện để sân bay Đồng Hới là sân bay quốc tế Cục Hàng không Việt Nam vừa báo cáo Bộ Giao thông Vận tải về đề nghị của UBND tỉnh Quảng Bình trong việc điều chỉnh quy hoạch cảng hàng không Đồng Hới thành cảng hàng không quốc tế. Cảng hàng không Đồng Hới được xây dựng ngày càng hiện đại. Ảnh tư liệu: baoquangbinh.vn Văn bản do Phó Cục trưởng Cục Hàng không...